Sáng 29-7, tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM diễn ra chương trình Đối thoại cùng chính quyền thành phố với chủ đề 'Đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và khai thác các công trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn'.
Chương trình do Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM phối hợp cùng đài thực hiện.
Tham dự có Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM Huỳnh Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Du lịch TP Bùi Thị Ngọc Hiếu, Trưởng phòng Khoa giáo - Văn xã Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Lê Như Hải Long và Phó trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Trương Kim Quân.
Vấn đề đặt ra trong tọa đàm là hiện nay đa phần các di tích ở thành phố có tuổi đời hàng trăm năm nên nhiều công trình bị xuống cấp, ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích và sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
Trong khi, việc phát huy giá trị di tích lịch sử là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay, mai sau noi theo và phát huy.
Ông Huỳnh Thanh Hùng nhấn mạnh các cấp lãnh đạo thành phố luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị. Và xác định đây là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong 5 năm qua, thành phố, các quận huyện, các tổ chức xã hội và người dân đã tu bổ hơn 50 di tích.
Ông Trương Kim Quân cho biết tháng 3-2021, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND quận huyện và thành phố Thủ Đức đã khảo sát các di tích và ban hành kế hoạch về tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021- 2025, có 113 di tích cần tu bổ, tôn tạo.
Đến nay, HĐND TP đã phê duyệt và bố trí vốn 328 tỉ đồng cho các dự án đang triển khai thi công và bố trí thêm khoảng 1.054 tỉ đồng cho các dự án đang lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên công tác này đang gặp nhiều khó khăn. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh, áp lực về kinh tế, sự thay đổi về mật độ dân cư... khiến các khu vực bảo vệ di tích bị xâm phạm dẫn đến việc thi công các di tích nhất là các di tích khảo cổ còn trở ngại bởi phụ thuộc nhiều vào công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu thợ lành nghề làm chủ được những công nghệ, kỹ thuật chuyên sâu về tu bổ di tích.
Vì các di tích không giống nhau nên muốn tu bổ, sửa chữa phải có sự am hiểu, phải có chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, kỹ thuật…
Nhà nước có quan tâm đến công tác này tuy nhiên nguồn kinh phí thì có hạn. Vì vậy trong bài kết luận cuối buổi đối thoại, ông Hùng đề xuất thành phố đầu tư ngân sách nhiều hơn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để hoạt động bảo tồn di tích hoạt động hiệu quả hơn.
Theo nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, ông đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm rà soát tham mưu UBND xây dựng danh mục dự án, công trình văn hóa của thành phố dự kiến kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực xã hội trong công tác đầu tư tu bổ các di tích.
Trong buổi đối thoại, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết có 233 tài nguyên văn hoá, 185 di tích văn hóa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có thể khai thác phục vụ du lịch.
TP.HCM hiện có khoảng 15 di tích trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước như Dinh Thống Nhất, Địa đạo Củ Chi, Căn cứ Chiến khu Rừng Sác, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, chợ Bình Tây, Hội quán Ôn Lăng… và gần đây nhất là chương trình tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trụ sở HĐND - UBND TP đã được triển khai.
Hiện có khoảng 30 chương trình du lịch tổ chức gắn với các di sản, di tích văn hóa lịch sử. Trong đó, có nhiều chương trình đang được khai thác hiệu quả như tham quan các di tích của Biệt động Sài Gòn, chương trình"Trăm năm tìm lại dấu xưa"…
Các sở ban ngành từng bước biến các địa điểm di tích thành những không gian văn hóa sinh động. Cụ thể như di tích Ngã Ba Giồng ngoài việc cung cấp các thông tin lịch sử còn cho du khách trải nghiệm cách trồng trầu và hiểu thêm về văn hóa trầu cau.
Học sinh khi tham quan di tích được tham gia các cuộc thi tìm hiểu về di tích.
Lễ hội Khai hạ - Cầu an ở Lăng Ông trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về đời sống tinh thần, đời sống tâm linh.
Lễ hội Nguyên Tiêu của Người Hoa ở khu vực Quận 5 cũng là một nền văn hóa mang nét đặc sắc của của người Hoa. Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ gắn liền với di tích Lăng Ông Thủy Tướng…
Ông Quân bày tỏ Sở Văn hóa và Thể thao cần sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đồng thời đơn vị này đang tiến hành số hóa các di tích; đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động để di tích trở thành điểm đến thường xuyên của cộng đồng, đẩy mạnh liên kết với các điểm di tích với nhau; ứng dụng rộng rãi công nghệ để giới thiệu di tích.
Việc tuyên truyền trên các phương tiên truyền thông cũng là một trong các phương án để người dân tiếp cận và hiểu biết nhiều hơn về di tích trên địa bàn thành phố.
Theo khảo sát của Tổ chức du lịch thế giới, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu.
Tại TP.HCM, theo kết quả khảo sát gần nhất, du khách dành 25% thời lượng để tìm hiểu các giá trị văn hóa và di sản tại điểm đến, 56% khách quốc tế muốn tìm hiểu về văn hóa khi đến TP.HCM và sản phẩm du lịch văn hóa đóng góp 41% GDP du lịch.
Em Võ Tấn Đệ vinh dự được nhận huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' của Trung ương Đoàn vì đã có hành động dũng cảm cứu 2 người bị đuối nước tại bãi biển Hóc Mó.
Với bảng thành tích đáng nể về Tin học, chàng trai gốc Huế Hồ Ngọc Vĩnh Phát (sinh viên năm 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia - HCM) tin rằng, bản thân sẽ trở thành một trong những 'hạt nhân' góp phần thực hiện thành tố 'Kiến tạo tương lai' như khẩu hiệu hành động Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI sắp tới.
HHT - Trong buổi giao lưu trực tuyến mới đây, Nguyễn Tuấn Phong - một trong Top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023 (lĩnh vực Học tập) đã có những chia sẻ về cách cậu theo đuổi đam mê, giành giải cao trong các kỳ thi Vật lí trong nước, quốc tế.
Hiện TP.HCM có 3 bệnh viện chuyên về nhi khoa là Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhi Đồng TP. Trong đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 được giao nhiệm vụ sẽ phát triển chuyên sâu về lĩnh vực ghép tạng.
Ngày 1/4, cơ quan BHXH cùng các bệnh viện kiểm thử gửi nhận dữ liệu điện tử giấy chuyển tuyến BHYT và giấy tái khám, tiến tới triển khai chính thức cả nước từ 1/7.
Chị Nga, 35 tuổi, quyết định triệt sản sau khi sinh mổ con thứ hai để tránh 'vỡ kế hoạch'.
Thủ tướng Hun Manet khẳng định luôn dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ và ủng hộ các hoạt động giao lưu hợp tác thanh niên Việt Nam - Campuchia.
Người hiến máu được đeo một chiếc kính thực tế ảo tích hợp trong suốt giúp thư giãn vui vẻ, tạo ra sự phân tâm cho những người còn e dè hoặc chưa bao giờ hiến máu.
Tối 17.11, tại sân cộng đồng bản Lác, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở...