Tại TP.HCM, số ca mắc bệnh tay chân miệng đang tăng rất nhanh. Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng từ các tỉnh chuyển lên TP nhiều.
Sở Y tế TP.HCM đã lập ba kịch bản ứng phó và gửi công văn đề nghị Cục Quản lý dược tìm thêm nhà cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.
Sáng 19-6, tại phòng cấp cứu 1 khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) có 10 giường cấp cứu thì cả 10 giường đều là trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nằm điều trị.
Chị Bùi Thị Hồng Thủy, 22 tuổi, ngụ ở An Giang, kể con gái chị 2 tuổi, mắc bệnh tay chân miệng nặng đang được điều trị trong phòng cấp cứu.
Trước đó bốn ngày, chị phát hiện cháu bị nổi đẹn trong miệng, chị có đưa đến một phòng khám gần nhà thì bác sĩ nói theo dõi bệnh tay chân miệng. Đến buổi tối ngày thứ ba, cháu ngủ nhưng hay giật mình. Lúc này gia đình mới lo sợ, đưa cháu lên Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tại đây bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh tay chân miệng nặng, nhập phòng cấp cứu 1 của khoa nhiễm - thần kinh. Bác sĩ có nói thêm là gia đình đã đưa trẻ đi điều trị trễ.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trong ngày 19-6 khoa nhiễm - thần kinh có 48 ca tay chân miệng đang nằm điều trị, trong đó có 20 ca nặng. Trong 20 ca này có 9 ca độ 2b, 11 ca độ 3.
Trong số những ca nhập viện, có đến 70% số ca từ tỉnh chuyển lên, số ca nặng từ tỉnh chuyển lên cũng chiếm tới hơn 70%.
Những tỉnh có số ca nặng chuyển lên nhiều là An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, những năm trước chỉ có khoảng 10 - 20% trẻ mắc bệnh tay chân miệng từ các tỉnh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP, nhưng hiện số trẻ ở các tỉnh mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú là 40 - 50% trẻ nhập viện.
Ngày 19-6, tại Bệnh viện Nhi đồng TP đang có 14 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nằm điều trị tại các khoa hồi sức, cấp cứu, nhiễm thì chỉ có 1 trẻ ở TP.HCM, còn lại đều ở các tỉnh chuyển lên.
Các tỉnh có nhiều ca bệnh tay chân miệng nặng chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, tính đến hết tuần 23 vừa qua, toàn khu vực phía Nam ghi nhận 9.028 ca mắc tay chân miệng, trong đó đã có 4 ca tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4 và có xét nghiệm Enterovirus 71 (EV71) dương tính.
Tương tự, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP bắt đầu tăng từ tuần thứ 19 và tăng nhanh từ tuần thứ 21 đến nay.
Còn theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến nay, TP có 936 ca tay chân miệng điều trị nội trú tại các bệnh viện của TP.HCM.
Trước diễn biến số ca mắc tăng nhanh cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch và điều trị hiệu quả.
Để chủ động nguồn lực, sẵn sàng cho hệ thống điều trị đáp ứng tình huống số ca mắc tăng cao, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch điều trị bệnh tay chân miệng theo ba kịch bản ứng phó với các trường hợp nặng (từ độ 2a trở lên), tùy thuộc vào tình hình có dưới 50 ca nhập viện mới/ngày, từ 50 - 100 ca và 100 - 200 ca, từ đó lên phương án về tổng số giường điều trị cần chuẩn bị phù hợp.
Mới đây, Sở Y tế cũng đã có công văn đề nghị Cục Quản lý dược hỗ trợ tìm thêm nhà cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital). Sở nhận định tiến độ nhập khẩu thuốc của các đơn vị có thể không đáp ứng kịp thời với dự báo tình hình dịch bệnh.
Sở kiến nghị Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm sinh phẩm y tế liên quan cần thiết cho điều trị tay chân miệng để kịp thời cho lưu hành thuốc nhập, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh trong tình hình dịch bệnh diễn tiến nhanh hiện nay.
Trước số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nhập viện gia tăng, trong đó đã có ca tử vong, bác sĩ Dư Tuấn Quy khuyến cáo các bậc cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, ở mông, gối hoặc chỉ bị sốt, chảy dãi, chảy nước miếng…
Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để xem trẻ có bị tay chân miệng không.
Với những trẻ được điều trị tại nhà, cần phải tuân thủ lịch tái khám. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nặng như sốt cao không hạ, giật mình chới với, đi đứng loạng choạng, run tay, run chân, nôn ói nhiều, thở nhanh, li bì… cần đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay dù trong đêm vì nếu chờ đến ban ngày thì sẽ mất đi thời gian vàng để điều trị bệnh.
Bác sĩ Quy khuyên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Phòng khám đa khoa Đinh Tiên Hoàng quận 1 vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt hơn 100 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 3 tháng do có nhiều sai phạm.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, mới đây đã tiếp nhận và cấp cứu cho một bệnh nhân nam 60 tuổi có tiền sử bệnh viêm gan...
Sáng 15/3, tại Hội nghị tổng kết chủ trương đưa cán bộ công an chính quy tham gia vào Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, cũng như tiến hành bầu cử chức vụ Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên tại cấp xã, phường, thị trấn từ tháng 1/2022 đến nay, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy đã đánh giá, lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm vai trò Phó Bí thư Đoàn Thanh niên tại cấp xã chiếm tỉ lệ cao nhất, bao gồm cả cấp cơ sở và cấp huyện.
Hội nghị đã tiến hành biểu quyết, kiện toàn 11 đồng chí tham gia Ban Chấp hành, 2 đồng chí tham gia Ban Thư ký, 2 đồng chí tham gia Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI.
Người đàn ông này có một thói quen không tốt khi đun nước và sau đó phát hiện ung thư gan trái.
Trong 2 ngày 14 - 15/3, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng), T.Ư Đoàn tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm thanh niên xung phong tham gia xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ. Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn đánh giá, nhờ sự đóng góp quan trọng của lực lượng thanh niên xung phong, huyện đảo Bạch Long Vĩ đã trở thành một điểm sáng của tổ chức Đoàn trong phát huy thanh niên xung kích tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5 phút sau khi bị kiến đốt vào sườn bên phải, người phụ nữ 46 tuổi sùi bọt mép, tím tái toàn thân, ngất, được đưa vào bệnh viện.
Loạt lễ hội, sự kiện diễn ra trong mùa hè 2024 tại TP.HCM hứa hẹn góp phần định vị điểm đến TP.HCM là thành phố của sự kiện khu vực.
Trong hai ngày (6 và 7/11), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Hội nghị Tập huấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia xây dựng nông thôn mới năm 2024.