Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, không nên dừng việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ vì những tuyên bố về hạt nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thư ký NATO xem nhẹ cảnh báo hạt nhân của Nga, Ukraine thừa nhận 'rất rất khó khăn' ở tiền tuyến |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Reuters) |
Hồi tuần trước, ông Putin cảnh báo, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng tên lửa, đồng thời, Moscow sẽ xem bất kỳ cuộc tấn công nào, do một cường quốc hạt nhân hỗ trợ, là một cuộc tấn công chung của họ vào xứ bạch dương.
Tin liên quan |
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO |
Lời cảnh báo của ông Putin được đưa ra khi Mỹ và các đồng minh đang cân nhắc về việc có nên để Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga hay không.
Ngày 30/9, hãng tin Reuters dẫn lời ông Stoltenberg nói: “Mỗi lần chúng ta tăng cường hỗ trợ với các loại vũ khí mới - xe tăng, hỏa lực tầm xa hoặc máy bay chiến đấu F-16 - Nga đều cố gắng ngăn cản chúng ta".
Theo Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO, nỗ lực này của Moscow sẽ "không ngăn cản các đồng minh của liên minh quân sự hỗ trợ Kiev”.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng nhấn mạnh quan điểm rằng, vũ khí tầm xa đóng vai trò quan trọng với Ukraine, đặc biệt là để "vượt qua vành đai mìn ở miền Đông”.
Khi được hỏi liệu Berlin có nên thực hiện hành động khác biệt nào đó trong tương lai hay không, Ngoại trưởng Baerbock cho biết, bà đã nêu rõ quan điểm cá nhân, song Thủ tướng Đức Olaf Scholz lại có quan điểm khác.
Do không thể thống nhất ý kiến nên chính phủ Đức không ủng hộ đề xuất cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, một bước đi mà Mỹ, Anh và Pháp có thể sẽ thực hiện.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, tình hình ở tuyến đầu của cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm rưỡi với Nga hiện đang rất khó khăn và lực lượng vũ trang quốc gia Đông Âu này đang phải nỗ lực hết sức trong mùa Thu năm nay.
Phát biểu qua video sau cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng với các chỉ huy cấp cao, ông Zelensky nói: "Dựa trên các báo cáo về từng khu vực tiền tuyến, năng lực hiện tại và tương lai cùng nhiệm vụ cụ thể, tình hình rất, rất khó khăn".
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: "Mọi thứ có thể làm được vào mùa Thu này, mọi thứ chúng ta có thể đạt được đều phải đạt được".
Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange sẽ được trở về nhà sau cuộc chiến pháp lý nhiều khó khăn kéo dài hơn một thập kỷ với chính phủ Mỹ.
Ngày 10/10, Washington tuyên bố cắt hơn 500 triệu USD viện trợ cho Niger, sau khi nhận định việc chính quyền quân sự nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum là đảo chính.
Đại sứ quán Nga tại Washington khẳng định Moscow và Minsk có quyền đảm bảo an ninh của mình thông qua hợp tác trong lĩnh vực quân sự-hạt nhân. Moscow cũng đặt điều kiện cho tiến trình hòa bình với Ukraine.
Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đối nội và đối ngoại.
Đối thoại an ninh Shangri-la năm nay chứng kiến cảnh báo cứng rắn của Trung Quốc về Đài Loan và sự xuất hiện bất ngờ của Tổng thống Zelensky.
Video do Ukraine công bố cho thấy binh sĩ Nga làm theo hướng dẫn của drone để đến vị trí đầu hàng, sau khi lâm vào tình thế hiểm nghèo.
Nhiều hoài nghi đang được đặt ra sau cái chết liên tiếp gần đây của hai người từng lên tiếng tố giác sai phạm liên quan đến hãng chế tạo máy bay Boeing.
Lực lượng cứu hộ đang đẩy nhanh vá đê tại hồ Động Đình, hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam, sau khi đê hồ này vỡ hôm 5-7.
Lực lượng Houthi dọa nhắm mục tiêu tất cả tàu hướng tới Israel và yêu cầu các công ty vận tải quốc tế không giao dịch với nước này.