Là một người ủng hộ nhiệt thành giải trừ vũ khí hạt nhân, Tổng thư ký Guterres chia sẻ việc ông có mặt tại Hiroshima là điều "xúc động" và "chạm đến tận cùng niềm tin sâu sắc."
Ngày 20/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng việc thực hiện chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về một thế giới không có vũ khí hạt nhân là "khả thi."
Nhận định này được ông Guterres đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo bên lề cuộc họp của lãnh đạo G7 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Là một người ủng hộ nhiệt thành giải trừ vũ khí hạt nhân và đã nhiều lần đến thăm Hiroshima, thành phố hứng chịu vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1945, Tổng thư ký Guterres chia sẻ việc ông có mặt tại đây là điều "xúc động" và "chạm đến tận cùng niềm tin sâu sắc."
Tổng thư ký Liên hợp quốc đã ca ngợi những nhân chứng sống của vụ ném bom nguyên tử tại Nhật Bản, cho biết các chuyến thăm trước của ông tới Hiroshima đã giúp ông “cảm thấy được thúc đẩy sâu sắc bởi lòng dũng cảm, sự bền bỉ và tiếng nói của họ.”
Ông nhấn mạnh: “Họ cần được mọi người trên thế giới xem là lý do cơ bản để cân nhắc coi giải trừ hạt nhân là một ưu tiên.”
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Trong sổ lưu bút của Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima, nơi lưu lại những vết tích hậu quả của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này hồi năm 1945, ông Biden viết: “Hy vọng những câu chuyện mà bảo tàng lưu giữ nhắc nhở tất cả chúng ta về nghĩa vụ xây dựng một tương lai hòa bình... Cùng nhau, chúng ta hãy tiếp tục đạt được tiến bộ hướng tới ngày mà chúng ta có thể cuối cùng và mãi mãi thoát khỏi thế giới vũ khí hạt nhân.”
Là người thúc đẩy quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Hiroshima, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida coi việc “thực hiện một thế giới không có vũ khí hạt nhân” là chủ đề chính của hội nghị G7.
Ông và các nhà lãnh đạo G7 đã có chuyến thăm lịch sử tới Viện bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima và gặp gỡ nhân chứng sống của vụ ném bom hạt nhân tại thành phố này.
Ông Kishida nhấn mạnh sự cần thiết để các nhà lãnh đạo G7 chứng kiến tận mắt hậu quả của việc sử dụng bom nguyên tử trong bối cảnh động lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân còn chưa thật mạnh mẽ.
Trước Hội nghị thượng đỉnh G7, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã cam kết sẽ thúc đẩy mục tiêu về một thế giới không vũ khí hạt nhân tại hội nghị lần này./.
Trung Quốc phát hiện gần 1 triệu tấn quặng lithium, kim loại quan trọng trong các loại pin và xe điện, ở Nhã Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Nga bàn giao uranium cho nhà máy hạt nhân đầu tiên của Bangladesh được Nga giúp xây dựng.
Tuyên bố của Ủy ban Liên lạc cấp bộ trưởng của AL cho biết trong cuộc đàm phán với Liban, Chính phủ Syria đã từ chối tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria đang tị nạn ở nước láng giềng.
Nga và Ấn Độ đã nhất trí đào tạo đội ngũ thủy thủ Ấn Độ về khả năng hoạt động ở các vùng biển thuộc Bắc Cực tại Viện Đào tạo Hàng hải Nga - nơi được trang bị các cơ sở mô phỏng.
Phường Đông Xuyên và Mỹ Xuyên là 2 đơn vị hành chính cấp xã ở TP Long Xuyên ( An Giang ) dự kiến sáp nhập theo đề án sắp...
Trúng tuyển vào 15 trường đại học của Mỹ, trong đó có những trường thuộc top 50 thế giới với các suất học bổng lên tới hàng trăm nghìn USD, thậm chí đã “ đặt cọc ” một trường , nhưng ở “phút 89”, Dương Bảo Tiên lại quyết định đầu quân cho Đại học VinUni. Sau 4 năm, thực tế đã chứng minh quyết định đó của Bảo Tiên là hoàn toàn đúng đắn.
UBND TP Pleiku đã ra quyết định yêu cầu tháo dỡ biệt phủ của một cá nhân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, sau khi chủ của công trình này rút đơn khởi kiện chủ tịch UBND thành phố.
Đây được xem là phán quyết mang tính bước ngoặt, làm gia tăng áp lực quốc tế lên Israel sau hơn 7 tháng bùng nổ xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza.
Khoảng 65 nước trên thế giới đã tập trung tại Malta để tham dự cuộc họp cuối tuần do Ukraine tổ chức để thảo luận về công thức hòa bình nhằm chấm dứt xung đột với Nga.