Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres kêu gọi Hamas thả con tin và Israel cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza, cảnh báo Trung Đông đang "bên bờ vực thẳm".
"Gaza đang cạn kiệt nước, điện và các nguồn cung cấp thiết yếu khác", ông Antonio Guterres ngày 15/10 cho biết trong một tuyên bố.
Theo ông, các kho dự trữ thực phẩm, nước, vật tư y tế và nhiên liệu của Liên Hợp Quốc ở Ai Cập, Jordan, Bờ Tây và Israel "có thể được gửi đi trong vòng vài giờ", song cần đảm bảo rằng các nhân viên cứu trợ "phải đưa được chúng vào khắp Dải Gaza một cách an toàn và không bị cản trở".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi Hamas thả các con tin "ngay lập tức" và "không đi kèm bất kỳ điều kiện nào".
"Cả hai mục tiêu trên đều có cơ sở. Chúng không nên trở thành con bài mặc cả và chúng phải được thực hiện vì đó là điều đúng đắn phải làm", Guterres nhấn mạnh, lưu ý rằng ông có trách nhiệm đưa ra lời kêu gọi "khi chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm ở Trung Đông".
Tel Aviv tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hamas hôm 8/10, một ngày sau cuộc đột kích của lực lượng này vào Israel. Theo thống kê đến nay, số người thiệt mạng vì cuộc tấn công đã lên tới 1.400, chủ yếu là dân thường.
Hàng loạt cuộc không kích sau đó của Israel đã san phẳng nhiều khu dân cư ở Dải Gaza, nơi Hamas nắm quyền kiểm soát, và khiến gần 2.700 người thiệt mạng, đa số là dân thường Palestine.
Israel cũng cắt toàn bộ nguồn cung cấp nước, điện và thực phẩm cho khu vực trước khi nối lại nguồn nước cho miền nam Gaza ngày 15/10.
Quân đội Israel đã yêu cầu người dân ở phía bắc Dải Gaza di chuyển về phía nam để đảm bảo an toàn, trước khi họ phát động một cuộc tấn công trên bộ vào khu vực.
Các nhóm viện trợ cảnh báo về một thảm họa nhân đạo tại đây, với khoảng một triệu dân thường người phải di dời và người Palestine liên tục phàn nàn về tình trạng cạn nước.
Quân đội Israel cho biết họ đã xác định được 155 người đang bị Hamas bắt làm con tin sau khi nhóm này tiến hành cuộc tấn công chết người vào tuần trước.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Chánh văn phòng Nhà Trắng Jeff Zients đã tổ chức một cuộc họp toàn thể nhân viên trong ngày 3/7 sau màn tranh luận ảm đạm của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đối thủ phe đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 28/6.
Từng đòi cấm TikTok, ông Trump giờ đây phải tham gia mạng xã hội này để thu hút thêm cử tri trẻ, khi đối thủ đối thủ của ông đã làm như vậy.
Trả lời báo giới khi được hỏi về các lệnh trừng phạt mới, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định tất cả những biện pháp này đều rất “vô lý.”
Ngày 6/7, Ai Cập nhấn mạnh lập trường cho rằng cuộc xung đột ở Sudan hiện nay về cơ bản là vấn đề của Sudan và kêu gọi một giải pháp chính trị toàn diện để chấm dứt khủng hoảng.
Phản ánh cam kết duy trì hợp tác với các nước Đông Nam Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có thể sẽ thăm Singapore và Brunei vào tuần đầu tiên của tháng 9.
Xung đột Nga-Ukraine tròn 1 năm, giải pháp chính trị 12 điểm của Trung Quốc, Triều Tiên phóng tên lửa... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục gây sức ép lên Quốc hội Mỹ về gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 60 tỷ USD vẫn chưa được cơ quan lập pháp này thông qua.
Ngày 14/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong-kyun có cuộc điện đàm khẩn cấp với người đồng cấp Mỹ Kurt Campbell bàn về chuyến thăm có thể sắp diễn ra của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên.
Lầu Năm Góc nói lực lượng Mỹ đã bắn hạ 12 UAV, ba tên lửa chống hạm và hai tên lửa đối đất của Houthi ở Biển Đỏ.