Ngày 31/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev không muốn Trung Quốc hành động với tư cách là một nhà trung gian hòa giải trong cuộc xung đột kéo dài 29 tháng qua với Nga.
Tổng thống Ukraine không muốn Trung Quốc làm trung gian hòa giải với Nga, úp mở việc từ bỏ điều kiện tiên quyết với Moscow? |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (RBC Ukraine) |
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Zelensky phát biểu trước truyền thông Pháp nói rõ: “Nếu Trung Quốc muốn, họ có thể buộc Nga chấm dứt cuộc chiến này. Tôi không muốn Bắc Kinh hành động với tư cách là một nhà trung gian hòa giải. Tôi muốn họ gây sức ép với Nga để chấm dứt xung đột”.
Tin liên quan |
Tin thế giới 30/7: Thành viên EU ra Tin thế giới 30/7: Thành viên EU ra 'tối hậu thư' cho Ukraine, Mỹ 'chơi lớn' ở Ba Lan, Israel kiện lên NATO đòi khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ |
Theo quan điểm của ông, giống như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang gây sức ép đối với Nga, "một quốc gia càng có nhiều ảnh hưởng, quốc gia đó càng nên gây sức ép lớn hơn với Moscow”.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết, trong khi nỗ lực khôi phục các đường biên giới thời hậu Xô Viết năm 1991, Kiev sẽ cân nhắc mở các cuộc đối thoại với Moscow trước cả khi Nga rút toàn bộ quân đội khỏi quốc gia Đông Âu nếu điều kiện phù hợp.
Hãng tin RBC Ukraine dẫn lời ông lưu ý: "Điều này không có nghĩa là vào thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán với Nga, chúng tôi sẽ khôi phục biên giới năm 1991, nhưng tôi tin rằng nền hòa bình công bằng cho Ukraine nằm ở việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”.
Trước đây, ông Zelensky tuyên bố rằng, nếu muốn Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga, Kiev phải rút toàn bộ quân đội khỏi biên giới năm 1991.
Ngoài ra, thừa nhận Ukraine có thể không thể giành lại các vùng đất đã rơi vào tay Nga bằng biện pháp quân sự, theo Tổng thống Zelensky, Kiev cùng "hầu hết các nước trên thế giới" tính toán chuẩn bị một kế hoạch hòa bình và con đường ngoại giao sẽ giải quyết các vấn đề như vậy.
Ukraine cũng sẽ "không thể phản đối" Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 về Ukraine vì "hiện nay, hầu hết thế giới đều muốn Moscow phải có đại diện, nếu không sẽ không đạt được kết quả bền vững".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng khẳng định, Nga sẵn sàng đón nhận mọi sáng kiến nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng hiện tại ông không thấy Kiev có cùng mong muốn này.
Ngày mai 1/7, Hội thảo 'Du lịch Iran - Roadshow du lịch Iran, khu vực Đông Nam Á 2024' sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.
Chủ tịch Johnson nói phe Cộng hòa tại Hạ viện sẽ 'dùng mọi thứ trong kho vũ khí' để đáp trả phán quyết nhằm vào cựu tổng thống Trump.
Bộ Quốc phòng Israel thông báo 10 quân nhân thiệt mạng trong một ngày, mức cao nhất kể từ cuối tháng 10, do cuộc phục kích của Hamas.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Mohammad-Reza Farzin ngày 6/7 thông báo nước này và Nga đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của đồng ruble và đồng rial trong các giao dịch thương mại.
Oman đã phân bổ một khu vực cụ thể cho Ấn Độ tại cảng Duqm có vị trí chiến lược. Động thái này diễn ra chưa đầy 2 tháng sau chuyến thăm của Quốc vương Haitham bin Tariq tới New Delhi.
Lãnh đạo Lào, Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Nga, Triều Tiên, Ấn Độ và Mông Cổ gửi điện và thư mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam.
Thủ tướng Hà Lan ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, cam kết góp 150 triệu euro vào sáng kiến mua 800.000 quả đạn pháo viện trợ cho Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 12/12 để gặp người đồng cấp Joe Biden.
Một tòa án ở Nga đã tuyên án 11 thành viên của phong trào “Công dân Xô Viết” với tội danh cực đoan, sau phiên tòa kéo dài gần hai năm.