Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Putin khẳng định chỉ có Nga và Triều Tiên mới có quyền quyết định nội dung và phạm vi hỗ trợ quân sự giữa hai nước.
Theo Hãng thông tấn RIA Novosti, ngày 25-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều chia sẻ về việc hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Nga Russia 1, ông Putin khẳng định việc cung cấp hỗ trợ quân sự chung là vấn đề của riêng Matxcơva và Bình Nhưỡng.
Tổng thống Nga nhấn mạnh chỉ có lãnh đạo hai nước này mới có quyền quyết định giới hạn việc hợp tác trong khuôn khổ hiệp ước an ninh được ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký kết hồi tháng 6, hay "cho nội dung nào khác".
Ông Putin cho biết: "Tôi muốn nói rằng đây là quyền tự quyết của chúng tôi. Việc chúng tôi có muốn hỗ trợ quân sự cho việc gì, chuyện chúng tôi có cần hỗ trợ quân sự cho nhau không và hỗ trợ khi nào, như thế nào là chuyện của chúng tôi. Chuyện chúng tôi có thực hiện tập trận, huấn luyện hay chia sẻ kinh nghiệm quân sự cũng thế.
Nó giống việc chúng tôi liên tục được (phương Tây) nói rằng việc Ukraine đảm bảo an ninh của họ như thế nào là chuyện của họ, dù có hay không Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".
Theo Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện được Nga và Triều Tiên ký kết hồi tháng 6, nếu một trong hai nước bị một hoặc nhiều nước khác tấn công và rơi vào tình trạng chiến tranh, nước còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Nga và Triều Tiên khẳng định điều khoản trên tuân thủ Điều 51 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền tự vệ của các nước.
Trong nhiều ngày qua, vấn đề hợp tác quân sự giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng trở thành tâm điểm bàn luận trên trường quốc tế.
Ukraine và Hàn Quốc cùng tố ít nhất 10.000 binh lính Triều Tiên đã đặt chân đến đất Nga để hỗ trợ nước này đánh Kiev.
Thậm chí, ngày 25-10, cơ quan tình báo Ukraine còn khẳng định những đơn vị lính Triều Tiên đầu tiên đã bắt đầu được điều ra chiến trường vùng Kursk (lãnh thổ của Nga).
Ngày 23-10, Mỹ cũng tuyên bố có bằng chứng binh lính Triều Tiên đã được gửi đến Nga. Trong khi đó, lãnh đạo cả Nga và Triều Tiên đến nay đều chưa xác nhận hay phủ nhận vấn đề trên.
Bộ trưởng cao cấp Singapore Teo Chee Hean sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 17-22/3, với các điểm đến là Tứ Xuyên, Chiết Giang và Bắc Kinh.
Để tiết kiệm ngân sách, Tổng thống Gambia Adama Barrow đã ký sắc lệnh đình chỉ tất cả các chuyến công du nước ngoài của các quan chức, kể cả các chuyến công du của chính ông.
Nga công bố video tên lửa Iskander mang đầu đạn chùm tập kích địa điểm huấn luyện của lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine tại tỉnh Kharkov.
Đại sứ Việt Nam tại Pakistan Nguyễn Tiên Phong cùng Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN tại Islamabad tham dự Đối thoại “Xây dựng quan hệ đối tác, khám phá triển vọng tương lai quan hệ ASEAN-Pakistan” và khai trương “Góc ASEAN tại Pakistan”.
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa Mỹ chọn ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đồn đoán về tương lai Ukraine nếu ông Donald Trump thành ông chủ Nhà Trắng, Hội nghị các nhà lãnh đạo quần đảo Thái Bình Dương tại Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Attal và chính phủ, nhưng yêu cầu họ giữ chức vụ đến khi nội các mới được thành lập.
Iran bác bỏ tuyên bố của G7 về kêu gọi Tehran ngừng hỗ trợ lực lượng Hamas và không tiến hành các hành động 'gây bất ổn' ở Trung Đông.
Lực lượng Hezbollah đăng video phóng tên lửa bắn hạ UAV Hermes 450 trị giá 2 triệu USD của Israel trên vùng trời Lebanon.
Khí cầu Baryer của Nga có khả năng giăng tấm lưới cao 250 m để tạo thành hàng rào phòng thủ trên không, chuyên chặn bắt UAV Ukraine.