Ngày 1-8, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr thiết lập mức trần giá gạo, kiểm soát chi phí của mặt hàng chủ lực quốc gia.
Theo văn phòng tổng thống Philippines, ông Marcos đưa ra quyết định trên còn nhằm đối phó với "sự gia tăng đáng báo động" của giá gạo bán lẻ.
Theo Hãng tin Reuters, giá trần đối với gạo xay xát thông thường tại Philippines được đặt ở mức 41 peso (0,72 USD)/kg, trong khi giá gạo xay xát kỹ được đặt ở mức 45 peso (0,79 USD)/kg. Mức trần này bắt buộc có hiệu lực cho đến khi được tổng thống Philippiens dỡ bỏ.
Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết gạo xay xát kỹ trong nước và nhập khẩu hiện được bán ở mức từ 47 đến 56 peso ở khu vực thủ đô, trong khi gạo xay xát thông thường trong nước và nhập khẩu có giá 42 đến 55 peso tính đến ngày 30-8.
Văn phòng tổng thống Philippines cũng cho hay rằng mặc dù nguồn cung gạo ổn định, các nhà chức trách vẫn ghi nhận "hành vi thao túng giá bất hợp pháp đang lan rộng, chẳng hạn như tích trữ của các thương nhân cơ hội và thông đồng giữa các tập đoàn trong ngành trong mùa vụ".
Ông Marcos đầu tuần này đã yêu cầu chính quyền nỗ lực truy tìm những người tích trữ gạo và thực hiện các bước nhằm kiềm chế lạm phát giá gạo.
Giá gạo tại Philippines vốn đạt 4,2% trong tháng 7, cao nhất kể từ năm 2019.
Philippines là một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Giá gạo bán lẻ của nước này đã tăng đáng kể trong tháng 8. Một số loại gạo tăng tới 25% tại một số thị trường trong và xung quanh thủ đô nước này.
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đối với mặt hàng gạo.
Hôm 27-8, Bộ Thương mại Ấn Độ thông báo chính phủ nước này sẽ ấn định giá sàn 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati (loại gạo thơm hạt thon dài phổ biến ở Ấn Độ) xuất khẩu.
Trước đó hai ngày, Bộ Tài chính Ấn Độ cũng thông qua quyết định áp mức thuế 20% đối với gạo xuất khẩu, nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng trong khi đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường trong nước.
Quyết định của Ấn Độ đã đẩy thị trường gạo toàn cầu vào hỗn loạn, đồng thời gây ra tình trạng khan hiếm ở nhiều quốc gia nhập khẩu.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương năm 2023. Theo đó, 38 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải có tổng vốn kế hoạch năm...
Tết Nguyên đán, hàng trăm triệu người dân Trung Quốc về quê đoàn tụ với gia đình bằng đường hàng không, tàu hỏa hoặc đường bộ.
Đồng Nai - Ngày 11.5, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã làm việc với các sở, ngành, TP Biên Hòa và các huyện Long Thành...
Tối 14-2, đường hoa Nguyễn Huệ 2024 bắt đầu được dọn dẹp. Riêng hai linh vật rồng sẽ được lưu lại đến hết tháng Giêng.
Trong các phiên họp của NPC và CPPCC, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập nhiều lần đến việc thúc đẩy 'lực lượng sản xuất chất lượng mới'.
Nhiều ngày qua, người dân Miền Tây vui mừng vì làm lúa hè thu thắng lớn khi giá lúa cao hơn cùng kỳ.
Khu dịch vụ đô thị, văn hóa - thể thao và sân golf Ao Châu, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) có diện tích quy hoạch khoảng gần 500ha, quy mô dân số là khoảng 12.000 người.
Nhà máy chế biến có quy mô đầu tư 6,5 triệu USD, trên diện tích 20.000 m2 với công suất 400.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025.
Ngày 22/9, Cục Thi hành án dân sự (Cục THADS) tỉnh Quảng Nam phát đi thông cáo báo chí về việc thi hành án đối với Công ty CP Bách Đạt An (địa chỉ: Lô A7-21-22 Khu đô thị Sentosa Riverside, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Theo Cục THADS Quảng Nam, trong năm 2020, TAND các cấp buộc Công ty CP Bách Đạt An phải tiếp tục thực hiện 'Hợp đồng đặt cọc và phân phối đất nền' số 107/2017/HĐĐCPP/BĐ-HNN ngày 10/7/2017; 'Hợp đồng môi giới đất nền' số...