Tổng thống Philippines cùng lúc tiếp ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

14:00 30/07/2024

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh rằng những cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa Manila và Washington là cần thiết, để đảm bảo khả năng phản ứng linh hoạt trước căng thẳng ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (giữa) chào đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Điện Malacanang ở Manila, ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Điện Malacanang vào sáng 30-7.

Duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Quan hệ giữa Manila và Washington đã cải thiện đáng kể từ khi ông Marcos thay thế người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.

Ông Duterte có thái độ thù địch công khai với Mỹ và cố gắng đưa đất nước gần hơn với Trung Quốc.

"Tôi rất vui mừng vì các đường dây liên lạc luôn mở để tất cả những gì chúng ta đang làm cùng nhau, trong bối cảnh liên minh của chúng ta, trong bối cảnh cụ thể của tình hình tại Biển Tây Philippines và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đều được xem xét để chúng ta có thể linh hoạt trong phản ứng", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Marcos.

Biển Tây Philippines là cách Manila gọi Biển Đông. Thời gian qua Philipines đã có những căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực này.

Căng thẳng ở vùng biển tranh chấp đã bùng phát thành bạo lực trong năm qua, với việc một thủy thủ Philippines mất một ngón tay trong một cuộc đụng độ vào ngày 17-6.

Trong tháng này, Philippines đạt được một "thỏa thuận tạm thời" với Trung Quốc để giảm căng thẳng, nhưng hai bên dường như còn bất đồng về chi tiết của thỏa thuận, dù điều này không được công khai.

  • Trung Quốc giục Philippines rút tàu khỏi bãi cạn Sa Bin ở Biển Đông

  • Philippines tố Trung Quốc đưa tàu hải cảnh lớn nhất vào vùng đặc quyền kinh tế của Manila

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Matthew Miller, cho biết ông Blinken và ông Austin đã thảo luận với ông Marcos về "cam kết chung trong việc duy trì luật pháp quốc tế tại Biển Đông".

"Hai bộ trưởng đã nhấn mạnh các cam kết vững chắc của Mỹ đối với Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ tương hỗ", ông Miller nói.

Mỹ và Philippines ký Hiệp ước Phòng thủ tương hỗ (MDT) từ năm 1951, nhằm bảo vệ lẫn nhau trước các cuộc tấn công vũ trang của kẻ thù trên Thái Bình Dương.

Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc

Cuộc họp tại Manila diễn ra sau các cuộc thảo luận giữa ông Blinken và ông Austin tại Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á.

Hai bên đã công bố nâng cấp Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Nhật Bản và gọi Trung Quốc là "thách thức chiến lược lớn nhất" đối với khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gặp các ngoại trưởng của Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong ngày 29-7, một nhóm được gọi là Bộ tứ kim cương (QUAD), và chỉ trích hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản bác Washington và Tokyo, cáo buộc họ tấn công cái mà họ gọi là "sự phát triển quân sự bình thường và chính sách quốc phòng quốc gia" của Trung Quốc, đồng thời cáo buộc QUAD "tạo ra căng thẳng, kích động đối đầu và kiềm chế sự phát triển của các nước khác".

Lầu Năm Góc cho biết các quan chức Mỹ sẽ công bố khoản tài trợ quân sự nước ngoài trị giá 500 triệu USD cho Philippines trong chuyến thăm lần này, là một phần của khoản viện trợ trị giá 2 tỉ USD cho các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Quốc hội Mỹ coi là để đối phó với Trung Quốc.

Lầu Năm Góc cũng đã đề xuất chi 128 triệu USD để cải thiện cơ sở hạ tầng tại các căn cứ của Philippines mà lực lượng Mỹ có thể tiếp cận theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA).

Hiện nay có chín địa điểm thuộc EDCA, sau khi Manila đồng ý thêm bốn địa điểm mới vào năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm
Tên lửa ATACMS phá hủy bệ phóng S-400 Nga

Tên lửa ATACMS phá hủy bệ phóng S-400 Nga

12:30 24/05/2024

Quân đội Ukraine tuyên bố tập kích trận địa S-400 của Nga tại tỉnh Donetsk bằng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy radar và hai bệ phóng.

Nga tuyên bố phá hủy 4 pháo HIMARS Ukraine

Nga tuyên bố phá hủy 4 pháo HIMARS Ukraine

17:40 10/07/2024

Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy 4 tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Ukraine đang chuẩn bị tập kích bán đảo Crimea trong một ngày.

Tình hình Ukraine: Kiev điều tra hình sự tài phiệt, quan chức Đức ủng hộ đàm phán?

Tình hình Ukraine: Kiev điều tra hình sự tài phiệt, quan chức Đức ủng hộ đàm phán?

06:20 03/09/2023

Nga hạ UAV tấn công Belgorod, Kiev điều tra doanh nhân liên quan rửa tiền… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Ông Trump bắt đầu bị xét xử tại New York

Ông Trump bắt đầu bị xét xử tại New York

07:30 16/04/2024

Cựu tổng thống Mỹ Trump trình diện tòa án tại New York trong vụ xét xử cáo buộc ông chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels.

Mỹ-Hàn Quốc siết chặt hợp tác tình báo ngoại giao, tập trận chung tăng cường năng lực hậu cần

Mỹ-Hàn Quốc siết chặt hợp tác tình báo ngoại giao, tập trận chung tăng cường năng lực hậu cần

18:20 25/06/2024

Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quân sự và ngoại giao.

Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

18:10 07/12/2023

Ngày 6/12, quân đội Mỹ cho biết đã tạm thời ngừng hoạt động toàn bộ phi đội Osprey trên toàn thế giới sau vụ tai nạn vào tuần trước ngoài khơi Tây Nam Nhật Bản.

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan ở Israel kiềm chế

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan ở Israel kiềm chế

15:20 08/10/2023

Việt Nam quan tâm theo dõi và quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực leo thang giữa lực lượng Hamas và Israel , gây nhiều thương vong cho...

Quan hệ Trung-Hàn: Tạo dựng lòng tin

Quan hệ Trung-Hàn: Tạo dựng lòng tin

15:20 16/05/2024

Là hai nước láng giềng nhưng phải sáu năm rưỡi kể từ sau chuyến thăm vào năm 2017 của cựu Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa, Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae Yul mới có cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh.

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

20:10 15/08/2023

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum.

Co loi xay ra
Co loi xay ra