Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới thủ đô Rabat của Morocco trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày nhằm hàn gắn mối quan hệ với quốc gia Bắc Phi sau nhiều năm căng thẳng.
Tổng thống Pháp thăm Morocco, tìm cách hàn gắn quan hệ |
Quốc vương Morocco Mohammed VI (phải) lắng nghe Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi lễ ký kết thỏa thuận tại Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Rabat ngày 28/10. (Nguồn: AFP) |
Theo kênh truyền hình France 24, chuyến thăm của Tổng thống Macron diễn ra theo lời mời hồi cuối tháng 9 của Quốc vương Mohammed VI. Ông Mohammed VI gọi sự kiện này là cơ hội cho “một tầm nhìn mới và đầy tham vọng bao gồm nhiều lĩnh vực chiến lược”.
Tin liên quan |
Morocco - Cầu nối tiềm năng để Việt Nam tiếp cận thị trường châu Phi Morocco - Cầu nối tiềm năng để Việt Nam tiếp cận thị trường châu Phi |
Pháp và Morocco chuẩn bị ký một số thỏa thuận có liên quan các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, giáo dục và an ninh quốc gia.
Chuyến thăm diễn ra sau nhiều năm căng thẳng trong quan hệ giữa Paris và Rabat về một loạt vấn đề, trong đó có bất đồng sau khi Pháp giảm một nửa số thị thực cấp cho người Morocco vào năm 2021.
Lập trường mơ hồ trước đây của Pháp về vấn đề lãnh thổ Tây Sahara đang tranh chấp giữa Morocco và Mặt trận Politsario thân Algeria, cũng như nỗ lực của ông Macron nhằm xích lại gần Algeria cũng là nguyên nhân gây căng thẳng.
Tây Sahara - thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, phần lớn do Morocco kiểm soát nhưng được Mặt trận Polisario do tuyên bố chủ quyền. Năm 2020, Mặt trận Polisario đã tuyên bố “chiến tranh tự vệ” và tìm cách giành độc lập cho vùng lãnh thổ này.
Liên hợp quốc coi đây là “vùng lãnh thổ không tự trị”. Hồi tháng 7, nhà lãnh đạo Pháp tìm cách xoa dịu căng thẳng với Morocco khi tuyến bố kế hoạch tự trị của Rabat dành cho Tây Sahara là “cơ sở duy nhất” để giải quyết cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.
Sự thay đổi trong lập trường ngoại giao của Pháp đã được Morocco mong đợi, khi mà trước đó việc sáp nhập Tây Sahara đã được Mỹ công nhận để đổi lấy việc quốc gia Bắc Phi bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020.
Chuyến thăm này cũng diễn ra sau khi những nỗ lực xích lại gần nhau của Pháp với Algeria dường như đã đi vào ngõ cụt.
Vua Eswatini Mswati III có 16 thê thiếp nhưng không phải lúc nào cũng có quyền tự lựa chọn.
Từng quyết liệt phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, ông Johnson đảo ngược quan điểm khi tin rằng giúp Kiev là vì lợi ích của chính Washington.
Chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol bổ nhiệm một nhân vật cứng rắn về vấn đề Triều Tiên làm lãnh đạo Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Moskva liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này ra thị trường toàn cầu được đáp ứng.
Trong số 4 người xếp hàng tại văn phòng tuyển quân ở thủ đô Kiev ở Ukraine vào tháng này, chỉ một người tự nguyện đến đó.
Chuyến “về nguồn” góp phần tăng cường công tác giáo dục lịch sử - truyền thống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng của Cục Quản trị Tài vụ.
Chính quyền Singapore đang nỗ lực dọn dẹp bờ biển trên đảo Sentosa sau sự cố tràn dầu nghiêm trọng khiến nước biển đen kịt.
Italy phát hiện mạng lưới chuyên vẽ nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lừa khách hàng, gây thiệt hại khoảng 212 triệu USD cho thị trường nghệ thuật.
Mỹ hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine do Arab Saudi dẫn đầu, cho biết quan chức nước này đã gặp riêng phái viên của Bắc Kinh.