Hiệp định Geneva năm 1954 cho thấy rõ đường lối đấu tranh ngoại giao sáng suốt, linh hoạt, tinh thần dám hy sinh và sự đoàn kết trong ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
70 năm Hiệp định Geneva: Thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam |
Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào (KPL) Khampheuy Philapha trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Lào nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva. (Nguồn: TTXVN) |
Hiệp định Geneva năm 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam là thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào (KPL) Khampheuy Philapha khi chia sẻ với báo chí nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024) về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định, cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong sự kiện quan trọng này.
Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha khẳng định, Hiệp định Geneva năm 1954 là có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Việt Nam, cũng như ba nước Đông Dương, là hiệp định buộc chế độ thực dân kiểu cũ phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh Việt Nam-Lào-Campuchia; là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương giành lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Thắng lợi của Hiệp định Geneva là thắng lợi vĩ đại của tinh thần yêu nước, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Theo Tổng giám đốc KPL, Hiệp định Geneva năm 1954 cho thấy rõ đường lối đấu tranh ngoại giao sáng suốt, linh hoạt, tinh thần dám hy sinh và sự đoàn kết trong và ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Kể từ lúc Hội nghị Geneva khai mạc, Đoàn đại biểu Việt Nam đã tiến hành các hoạt động ngoại giao quốc tế, song song với việc đấu tranh trên bàn đàm phán. Việt Nam đã phối hợp tích cực với các nước, tổ chức họp báo và gặp gỡ hàng trăm tổ chức xã hội và cộng đồng chính trị của các nước để thể hiện tinh thần hữu nghị và quyết tâm của Việt Nam trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
Lập trường của Việt Nam nhận được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, buộc chính phủ thực dân phải thông qua kế hoạch giải quyết toàn diện đối với Việt Nam và Đông Dương. Trong lời kêu gọi sau Hội nghị Geneva ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”.
Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha nhấn mạnh Hội nghị Geneva đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, các cường quốc thế giới phải công nhận các quyền cơ bản của người dân Việt Nam cũng như ba nước Đông Dương, trong đó có chủ quyền quốc gia, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; buộc quân đội thực dân phải rút khỏi Việt Nam.
76 nhân viên mới của một công ty ở Hà Bắc không ngờ việc đầu tiên sau khi vào làm là phải tham gia khóa huấn luyện thể lực khắc nghiệt.
Bộ Quốc phòng Belarus ngày 6/7 thông báo nước này và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung chống khủng bố từ 8-19/7 tại quốc gia Đông Âu.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Yury Solomonov, nhà thiết kế trưởng của Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow, cho biết rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava đã chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.
Thất bại trước ông Trump, bà Harris đã không phá nổi 'trần kính' đã tồn tại gần 250 năm trong lịch sử Mỹ, đó là việc một phụ nữ lên làm tổng thống.
Ngày 27/8, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez bắt đầu chuyến công du tới 3 nước Tây Phi gồm Mauritania, Gambia và Senegal trong bối cảnh quốc gia Tây Nam Âu đang phải chật vật đối phó với làn sóng di cư.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đến thăm Vương quốc Anh từ ngày 11-15/11, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Anh nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mikhail Podolyak ngày 10/11 cho rằng, quân đội nước này cần xem xét lại chiến thuật và chiến lược, đồng thời ông thừa nhận cuộc phản công kéo dài 5 tháng qua chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Bộ Quốc phòng Armenia đã chính thức khởi động đàm phán với công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ về việc mua máy bay chiến đấu Su-30MKI cùng các loại vũ khí đặc biệt.
Ngày 30/5, một nguồn tin từ NATO cho biết, Tổng thư ký Jens Stoltenberg sẽ yêu cầu các quốc gia đồng minh cam kết tối thiểu 40 tỷ euro hàng năm để cung cấp tài chính viện trợ quân sự cho Ukraine.