Chuỗi chiến dịch Con rồng Mekong do các lực lượng Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đồng sáng kiến, khởi động từ năm 2018.
Hải quan Việt Nam và các thành viên tham dự khai mạc triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong 6, tháng 4/2024 tại TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: T.H) |
Hải quan Việt Nam và các thành viên tham dự Hội nghị khai mạc triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong 6, tháng 4/2024 tại TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: T.H) |
Ngày 12/6, Tổng cục Hải quan cho biết, Chiến dịch Con rồng Mekong 6 năm 2024 (OMD 6) sẽ tiếp tục được triển khai theo hướng nâng tầm, mở rộng quy mô triển khai chiến dịch, tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin, hợp tác điều tra sau bắt giữ để phát hiện sớm các đường dây xuyên quốc gia buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy và động thực vật hoang dã.
Tính đến thời điểm hiện tại, OMD 6 nhận được sự đồng thuận tham gia của 25 cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức quốc tế; trong đó có 20 cơ quan hải quan và 5 tổ chức quốc tế.
Trước đó, ngày 16-18/4, Tổng cục Hải quan phối hợp với Cơ quan Phòng chống ma túy Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức thành công Hội nghị khai mạc triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong giai đoạn 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của 64 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện đánh dấu việc chính thức triển khai Chiến dịch tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị bao gồm các nội dung: Thông báo triển khai các hoạt động thuộc khuôn khổ Chiến dịch OMD 6; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong công tác thực thi chống buôn bán, vận chuyển trái phép các loài động thực vật hoang dã (CITES) và ma tuý; tập huấn các kỹ năng thu thập, quản lý, trao đổi, phân tích thông tin, điều tra phục vụ triển khai Đội trọng điểm (Red Team) trong phạm vi Chiến dịch.
Song song với đó, Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với C04 và C05, tổ chức triển khai Chiến dịch OMD 6 trên phạm vi toàn ngành.
Các hoạt động trong khuôn khổ Chiến dịch dự kiến được Tổng cục Hải quan triển khai bao gồm: Tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên đề, tham gia và phối hợp điều phối các hoạt động họp nhóm, điều tra chung, các hoạt động của đội trọng điểm nhằm phân tích, thu thập thông tin và điều tra…
Con rồng Mekong là chuỗi chiến dịch hành động chung giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã thuộc danh mục CITES trên toàn bộ các tuyến.
Chuỗi chiến dịch do các lực lượng Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đồng sáng kiến, khởi động từ năm 2018 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan phòng chống ma túy Liên hợp quốc (UNODC), Văn phòng liên lạc tình báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương (RILO AP –WCO).
Đến nay, Chiến dịch đã hoàn thành triển khai 5 giai đoạn (từ năm 2018-2023), đạt được những kết quả đáng kể. Chiến dịch được RILO AP và các tổ chức thực thi pháp luật quốc tế đánh giá là một trong những Chiến dịch kiểm soát thành công nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về số lượng thành viên tham gia và số lượng vụ việc được cập nhật lên hệ thống thông tin chung của Chiến dịch.
Qua cơ chế của Chiến dịch, đã có nhiều thông tin tình báo được cảnh báo, trao đổi giữa các nước để góp phần thực hiện bắt giữ thành công nhiều vụ việc buôn lậu và vận chuyển trái phép ma tuý, động vật, thực vật hoang dã lớn.
Từ năm 2022, Chiến dịch Con rồng Mekong chính thức được đưa vào Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc. Năm 2023, Chiến dịch tiếp tục được đưa vào tuyên bố chung giữa hai nước (Điểm (3), Mục 4.3) với nội dung: “tiếp tục làm sâu sắc hợp tác về thực thi pháp luật chống buôn lậu, thúc đẩy hành động phối hợp thực thi pháp luật quốc tế “Con rồng Mekong” đạt được nhiều thành quả hơn nữa”.
Sau nhiều giờ đồng hồ tiến hành sửa chữa, sự cố nứt nẻ, bong tróc mặt đường băng sân bay Vinh đã được khắc phục xong. Hiện sân bay Vinh đã sẵn sàng phục vụ các chuyến bay cất và hạ cánh.
Sự trở lại của ông Donald Tusk trên cương vị Thủ tướng Ba Lan được kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định trong mối quan hệ với Ukraine, nhưng những thách thức về kinh tế vẫn đang tồn tại và khó có thể tìm thấy hồi kết cho các xung đột về lợi ích, ít nhất là trong ngắn hạn.
Các hồ thuỷ điện phải xả lũ gồm: Sơn La 879 m3/s; Hòa Bình 2.207 m3/s; Lai Châu 1.167 m3/s; Tuyên Quang 634 m3/s; Trung Sơn (Thanh Hoá) 90 m3/s; Sê San 4 (Gia Lai) 100 m3/s; Srêpốk 3 (Đắk Lắk) 692 m3/s; Buôn Kuốp (Đắk Lắk) 563 m3/s; Buôn Tua Srah (Đắk Lắk) 276 m3/s; Hàm Thuận (Bình Thuận) 171 m3/s; Trị An (Đồng Nai) 1.345 m3/s; Thác Mơ (Bình Phước) 294 m3/s... Các hồ thủy điện có lưu lượng về nhiều, dao động nhẹ so với hôm qua gồm: Hồ Sơn La...
Thanh tra Chính phủ vừa có phản hồi chính thức với kiến nghị xem xét tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu nhà...
Làm việc trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn các địa phương hiến kế cho các cơ quan Trung ương hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc, bởi chính địa phương mới biết thế nào là đúng.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương này lần đầu tiên đạt được kết quả đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP).
Nhiều trường hợp người dân nhận được điện thoại giả mạo điện lực TP.HCM thông báo sẽ thoái hoàn 10%-15% tiền điện.
Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa có văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu lô đất A2 đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) liên quan đến phạm nhân Phan Văn Anh Vũ đã được bán đấu giá thành công.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La các sở, ngành của tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, Nhân dân các dân tộc trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu trong 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực.