Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm theo lời mời của Thủ tướng Dato Seri Anwar Ibrahim phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia |
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. (Ảnh: QT) |
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ vốn đã rất tốt đẹp giữa Malaysia và Việt Nam. Malaysia và Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2015, gần một thập niên trước. Năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, đánh dấu bằng chuyến thăm chính thức thành công của Thủ tướng Dato Seri Anwar Ibrahim tới Hà Nội vào tháng 7.
Năm nay, chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm theo lời mời của Thủ tướng Dato Seri Anwar Ibrahim phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ của chúng ta. Việt Nam là đối tác quan trọng của Malaysia và hy vọng chuyến thăm sẽ tạo ra chất xúc tác cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn hơn nữa cũng như thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ xanh, công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa và kinh tế số, du lịch, trao đổi văn hóa và giáo dục.
"Nhìn về phía trước, triển vọng tương lai cho quan hệ Malaysia-Việt Nam vô cùng hứa hẹn, chúng tôi cam kết phát huy đà phát triển này trong tương lai". |
Chuyến thăm cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước trong ASEAN, đặc biệt là khi Malaysia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2025. Chúng tôi sẽ dựa vào mối quan hệ chặt chẽ này để đạt được một khu vực ASEAN gắn kết và kiên cường hơn.
Nhìn về phía trước, triển vọng tương lai cho quan hệ Malaysia-Việt Nam vô cùng hứa hẹn, chúng tôi cam kết phát huy đà phát triển này trong tương lai.
Một trong những thách thức toàn cầu cấp bách nhất hiện nay là biến đổi khí hậu, cả Malaysia và Việt Nam đều nhận ra nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững, ít carbon. Với Malaysia, chúng tôi cam kết đạt được mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050, đạt 31% công suất năng lượng tái tạo vào năm 2025 và trở thành quốc gia có trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu mặc dù chỉ đóng góp chưa đến 1% lượng khí thải toàn cầu.
Về mặt kinh tế số, Malaysia đã triển khai MyDIGITAL từ năm 2021. Kế hoạch kinh tế số MyDIGITAL của Malaysia là chiến lược tầm quốc gia nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của đất nước trong thập niên tới. Kế hoạch này nhằm mục đích tạo ra một nền kinh tế số bền vững vào năm 2030, tập trung vào các lĩnh vực chính như cơ sở hạ tầng số, chính phủ số, doanh nghiệp số, kỹ năng số đổi mới sáng tạo, cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D).
Do đó, chúng tôi kỳ vọng rằng chuyến thăm Malaysia lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, số hóa, nền kinh tế kỹ thuật số bền vững và có khả năng phục hồi.
Malaysia và Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số và kinh tế xanh, đặc biệt khi chúng ta đang đối mặt với những thách thức chung liên quan đến tính bền vững của môi trường, biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, cũng như đảm bảo hòa nhập kỹ thuật số trong cộng đồng và xây dựng khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hỗ trợ thay vì cản trở sự phát triển của nền kinh tế số, kinh tế xanh.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia |
Malaysia và Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số và kinh tế xanh. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Cả hai nước đều đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về việc giảm phát thải carbon và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu thêm về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm độ tin cậy và tính bền vững của các hệ thống năng lượng tái tạo.
Hơn nữa, Malaysia và Việt Nam chia sẻ chung khát vọng khai thác tiềm năng và sự phát triển của nền kinh tế số để thúc đẩy tăng trưởng, mang lại sự thịnh vượng cho người dân. Hai nước có thể tận dụng các cơ hội hợp tác để cùng xây dựng nền kinh tế số mạnh mẽ và bền vững, bao gồm tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng số, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, quản trị số, công nghệ tài chính, giáo dục và an ninh mạng.
Bằng cách tập hợp nguồn lực và chuyên môn trong các lĩnh vực này, Malaysia và Việt Nam có thể đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á cũng như củng cố vị thế của chúng ta trong bối cảnh số hóa đang phát triển nhanh chóng.
Năm 2025 là năm quan trọng đối với ASEAN. Chúng ta sẽ kỷ niệm 10 năm thành lập chính thức Cộng đồng ASEAN. Dựa trên những thành quả có được, ASEAN có kế hoạch thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, vạch ra định hướng chiến lược của chúng ta trong 20 năm tới.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2025, các ưu tiên của Malaysia sẽ tập trung vào một số lĩnh vực chính, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng đang thay đổi của khu vực. Các lĩnh vực bao gồm tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường thương mại và đầu tư nội khối, thúc đẩy năng lực của ASEAN trong việc tận dụng những tiến bộ trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời khai thác lợi ích của chuyển đổi số và công nghệ mới.
Malaysia sẽ bảo đảm các yếu tố “bao trùm và bền vững” - chủ đề của năm 2025. Đây cũng vẫn là trọng tâm trong các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Năm 2025 cũng là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong mối quan hệ với ASEAN, đánh dấu 30 năm Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội. Trong năm ASEAN 2025, Malaysia hy vọng, với vị thế chiến lược và vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng cùng các nước thành viên giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và an ninh khu vực.
Tôi tin rằng Malaysia và Việt Nam, với tư cách là đối tác thân thiết, có thể tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của ASEAN và đảm bảo an ninh, thịnh vượng và gắn kết của khu vực.
Ngày 29-10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên án hành động mà ông gọi là hợp tác quân sự 'bất hợp pháp' giữa Nga và Triều Tiên.
Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau. Đằng sau đó là gì? Xung đột đến bao giờ và kết thúc như thế nào? Ai thực sự muốn đàm phán? Rất nhiều vấn đề, câu hỏi quan trọng cần giải đáp.
Ngày 19/11, quân đội Ukraine tuyên bố đẩy lùi lực lượng Nga “từ 3 đến 8 km” ở bờ trái sông Dnipro, bước tiến đầu tiên có thể đo lường được của lực lượng nước này sau nhiều tháng tiến hành một cuộc phản công gây thất vọng.
Giới chức quận Hyogo, Kobe trao bằng khen cho 5 người Việt phối hợp dập lửa kịp thời, ngăn hỏa hoạn bùng phát trong khu đông dân cư.
Quân đội Syria tuyên bố đánh chặn phần lớn tên lửa Israel phóng nhằm vào các khu vực ngoại vi thủ đô Damascus trong đêm.
Cuộc tấn công tên lửa ngày 17/11 của Nga vào một tòa nhà chín tầng tại thành phố Sumy, miền Bắc Ukraine, đã khiến hơn 400 người phải sơ tán khẩn cấp khỏi khu vực này.
Tàu Hải quân Ấn Độ (INS) Mumbai cập cảng Colombo vào hôm nay, 26/8, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên kéo dài ba ngày tới Sri Lanka.
Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết, các lực lượng nước này đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược tại Quân khu miền Nam.
Một giáo viên đã bị thương trong vụ tấn công bằng dao tại trường học ở thị trấn Chemille-en-Anjou miền Tây nước Pháp vào sáng 27/5, theo đó một học sinh 18 tuổi đã bị tạm giữ.