Tôn trọng kết quả lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở

22:10 12/01/2024

Thông tư 27/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định quyền lựa chọn sách giáo khoa thuộc giáo viên và cơ sở giáo dục. Nhân dịp này, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh - đã có trao đổi về việc triển khai lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương.

Kết quả lựa chọn SGK của cơ sở được tôn trọng

Thưa ông, vừa qua Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 27/2023/ quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư 27 có những điểm gì mới so với các văn bản trước đó?

- Điểm mới của Thông tư 27 so với Thông tư 01 ở nhiều nội dung, trong đó đã bổ sung và quy định rõ thêm về: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc lựa chọn SGK; số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng; người không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK; quy trình lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục; trách nhiệm của Sở GDĐT; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục…Tinh thần chung của Thông tư 27 là để cơ sở thuận lợi hơn trong lựa chọn SGK, vì sự nghiệp đổi mới giáo dục, vì học sinh.

Có dư luận cho rằng việc lựa chọn SGK khó tránh khỏi bất cập, “lách” luật, trên ép dưới, “đi đêm” mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy đã cảnh báo. Vậy Hà Tĩnh tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 27/2023 như thế nào để không diễn ra hiện tượng này?

- Tại Hà Tĩnh, việc lựa chọn SGK được triển khai đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch. Kết quả lựa chọn SGK của cơ sở được tôn trọng và không có bất cứ động thái nào tác động đến kết quả đó. Mấy năm qua, kết quả lựa chọn của cơ sở chủ yếu tập trung ở hai bộ sách: Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống. Chúng tôi tin vào kết quả lựa chọn của cơ sở. Bởi vì, ngoài lương tâm, đạo đức, vì quyền lợi học sinh, muốn lựa chọn được những đầu sách chất lượng còn phụ thuộc vào trình độ của các thành viên lựa chọn SGK ở cơ sở. Mà những điều này chúng tôi có đủ cơ sở để đặt niềm tin vào đội ngũ nhà giáo.

Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

Một giờ học môn Vật lý tại trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh). Ảnh: Văn Lê

Vai trò các thành viên ở các cơ sở giáo dục trong việc lựa chọn SGK vô cùng quan trọng, nhưng với những cơ sở dưới 10 lớp ít nhất có 5 thành viên trong hội đồng và trên 10 lớp có ít nhất 11 thành viên, lấy đâu ra chất lượng của các thành viên để lựa chọn?

- Từ lâu ngành giáo dục Hà Tĩnh đã xây dựng đội ngũ nhà giáo cốt các các cấp. Các thành viên này được lựa chọn trong các hội thi giáo viên giỏi các cấp. Họ được bồi dưỡng, giao nhiệm vụ, ra đề, phản biện đề thi học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên, học sinh, chấm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, trong giai đoạn dạy học ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đã tham gia dạy trực tuyến trên sóng truyền hình Hà Tĩnh... Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, họ là những thành viên nòng cốt, tin cậy, tích cực tham gia vào lựa chọn SGK cơ sở, phối kết hợp với nhà xuất bản tham gia dạy thực nghiệm ở cơ sở, tham gia các hoạt động chuyên môn liên trường... Vừa qua, các trường Tiểu học THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh đã phối hợp với các tác giả SGK dạy thực nghiệm một số tiết theo quy định của Bộ GDĐT được đông đảo giáo viên đánh giá cao... Sau thực nghiệm cơ sở rút ra được nhiều bài học bổ ích. Chúng tôi đã rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình này ra khắp các trường trong tỉnh.

- HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 67/2022 “Quy định về mức chi lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông: mức chi tập huấn, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, SGK mới trên địa bàn Hà Tĩnh”. Vậy việc chi trả kinh phí này đã thực hiện như thế nào?

- Tại khoản 1, Điều 2, Nghị quyết 67/2022 đã quy định nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh hỗ trợ các nội dung chi cho hoạt động của hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh; ngân sách huyện xem xét hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ. Các cơ sở giáo dục cân đối trong dự toán chi thường xuyên được giao và nguồn thu hợp pháp khác để chi nghiên cứu, đánh giá và đề xuất lựa chọn SGK của giáo viên.

Trên cơ sở mức chi quy định tại Nghị quyết là mức chi tối đa, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ khả năng nguồn kinh phí và tình hình thực tế để quyết định mức chi cụ thể.

Thông tư 27/2023 của Bộ GDĐT cũng đã quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục: Xây dựng dự toán và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí tổ chức lựa chọn SGK theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Vì vậy, trên cơ sở quy định của Thông tư và Nghị quyết, các cơ sở giáo dục tích cực, chủ động tham mưu để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc lựa chọn SGK; các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát, báo cáo và cân đối ngân sách để đảm bảo cho việc chi trả kinh phí lựa chọn SGK.

Được biết hiện các thành viên hội đồng chủ yếu đọc SGK qua bản mềm, để có được tất cả các bản SGK giấy rất khó khăn. Hiếm có cơ sở mua hết được tất cả bộ sách và trang bị cho tất cả thành viên hội đồng. Có cơ sở kêu gọi nhà xuất bản hỗ trợ. Vậy cần xử lý vấn đề này như thế nào?

- Về việc này, chúng tôi sẽ xem xét. Những gì làm tốt, chúng tôi phát huy. Những gì chưa tốt, chúng tôi sẽ cố gắng điều chỉnh. Tuy nhiên, để bỏ ra kinh phí mua tất cả SGK cho giáo viên lựa chọn thì phải bỏ ra kinh phí rất lớn, hơn nữa, trong quy định của Luật giáo dục và các quy định hiện hành, bên cạnh sử dụng SGK bản giấy thì sách điện tử đều được sử dụng và khai thác có hiệu quả. Điều quan trọng là đảm bảo thời gian cho các cơ sở giáo dục tổ chức nghiên cứu lựa chọn.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm
Ấn Độ: Số ca mắc COVID-19 tăng gấp 9 lần trong vòng 5 tuần

Ấn Độ: Số ca mắc COVID-19 tăng gấp 9 lần trong vòng 5 tuần

09:30 24/03/2023

Theo quan chức y tế Ấn Độ, trong tuần thứ 2 của tháng 2, trung bình hằng ngày nước này ghi nhận 108 ca mắc COVID-19, tuy nhiên con số này hiện đã tăng lên 966 ca.

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học

21:20 19/10/2023

Đà Nẵng - Chiều 19.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Chương trình Hội thảo khoa học xin ý kiến dự thảo Đề án đẩy mạnh tự...

Người thầy cõng gạch xây trường trên đỉnh Ngọc Linh

Người thầy cõng gạch xây trường trên đỉnh Ngọc Linh

16:10 05/09/2023

Là một người thầy đã là điều chẳng dễ, thế nhưng với những thầy giáo, cô giáo ở miền núi, họ lại dành trọn trái tim cho học trò như...

Bộ Công an dự kiến thi đánh giá năng lực sau thi tốt nghiệp 10 ngày

Bộ Công an dự kiến thi đánh giá năng lực sau thi tốt nghiệp 10 ngày

11:10 17/03/2024

Kỳ thi đánh giá năng lực vào các trường công an dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp 10 ngày, cấu trúc và công thức tính điểm xét tuyển tương tự năm ngoái.

Lũ quét ở Ấn Độ: Số nạn nhân thiệt mạng tăng gần gấp đôi

Lũ quét ở Ấn Độ: Số nạn nhân thiệt mạng tăng gần gấp đôi

19:10 08/10/2023

Theo số liệu mới nhất, thảm họa lũ lụt xảy ra ở miền Đông Bắc Ấn Độ đã khiến ít nhất 77 người thiệt mạng, hơn 100 người mất tích và 3.000 người mắc kẹt tại một số trung tâm lánh nạn ở phía Bắc.

Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả

Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả

08:30 22/03/2023

Ngày Nước thế giới 22/3/2023 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề là “Accelerating Change” - “Thúc đẩy sự thay đổi” nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Học trò khổ sở vì bàn ghế

Học trò khổ sở vì bàn ghế

10:10 09/10/2023

Trường học dùng bàn ghế dính liền hoặc cho lớp 4 ngồi bàn ghế cùng kích cỡ với lớp 1, gây nhiều phiền hà cho học sinh.

Đề xuất hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh hộ cận nghèo

Đề xuất hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh hộ cận nghèo

16:30 24/10/2023

Hà Nội đề xuất hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh thuộc hộ cận nghèo từ ngày 1.1.2024.

114 trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ

114 trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ

06:50 14/07/2023

Đến thời điểm hiện tại, đã có 114 trường đại học, học viện trên cả nước công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới