Số lượng tội phạm mạng lợi dụng Telegram làm nền tảng để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng gia tăng.
Theo công bố ngày 5-9 của hãng bảo mật Kaspersky, tội phạm mạng đang tạo ra ngày càng nhiều kênh và nhóm chuyên biệt trên Telegram để thảo luận về các chiêu trò lừa đảo, chia sẻ cơ sở dữ liệu bị đánh cắp và cung cấp nhiều dịch vụ phi pháp khác như rút tiền bất hợp pháp, làm giả giấy tờ, tấn công DDoS…
Cụ thể, trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, số lượng bài đăng liên quan đến các hoạt động này đã tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Alexey Bannikov, chuyên gia phân tích tại Kaspersky, cho biết một số yếu tố chính khiến cộng đồng tội phạm mạng ngày càng hoạt động tích cực trên Telegram.
Thứ nhất, đây là ứng dụng nhắn tin rất phổ biến với 900 triệu người dùng hàng tháng, theo thống kê của Pavel Durov - nhà đồng sáng lập Telegram.
Thứ hai, Telegram tự quảng bá là ứng dụng nhắn tin an toàn và độc lập nhất, không thu thập dữ liệu người dùng. Điều này khiến các đối tượng tấn công cảm giác an tâm hơn, khi có thể tự do hành động mà không sợ bị phát hiện.
Ngoài ra, việc tìm kiếm hoặc tạo lập một cộng đồng trên Telegram cũng khá dễ dàng. Sự kết hợp của các yếu tố trên đã khiến các kênh Telegram, trong đó có các kênh của tội phạm mạng, nhanh chóng thu hút một lượng lớn người dùng.
Theo Kaspersky, tội phạm mạng hoạt động trên Telegram thường có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thấp hơn so với những kẻ hoạt động trên các diễn đàn dark web (web tối) vốn có tính hạn chế, chuyên biệt hơn.
Nguyên nhân là do việc gia nhập cộng đồng ngầm trên Telegram khá dễ dàng, những kẻ có ý đồ xấu chỉ cần tạo tài khoản và tham gia vào bất kỳ kênh, nhóm nào có liên quan đến hoạt động tội phạm mà chúng tìm thấy trên Telegram.
Hơn nữa, Telegram thiếu hệ thống đánh giá uy tín như trên các diễn đàn dark web khác. Do đó, tình trạng lừa đảo diễn ra phổ biến trên Telegram, gây ảnh hưởng đến nhiều thành viên sử dụng nền tảng này.
Ông Alexey Bannikov tiết lộ gần đây, Telegram có xu hướng trở thành nền tảng tập trung các hacktivist (tin tặc có động cơ chính trị) thể hiện quan điểm và lập trường chính trị.
“Lợi dụng lượng người dùng đông đảo và khả năng phát tán nội dung nhanh chóng của Telegram, hacktivist sử dụng nền tảng này như một công cụ đắc lực để kích động các cuộc tấn công DDoS và phương thức phá hoại khác nhắm vào cơ sở hạ tầng mục tiêu.
Đồng thời, tội phạm cũng có thể công khai dữ liệu đánh cắp từ các tổ chức mà chúng tấn công thông qua kênh bí mật trên Telegram", vị chuyên gia thông tin.
Ghi nhận các bị cáo nhân thân tốt, đều có ý thức khắc phục, tìm cách hỗ trợ bị hại, kêu gọi từ thiện giảm bớt thiệt hại vật chất, tinh thần, tòa phúc thẩm quyết định giảm án.
Long An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 1, 2 người đi xe máy bất ngờ thắng gấp khi trời đổ mưa khiến 2 người té xuống đường bị...
Sau vài giờ tiếp nhận trình báo từ người dân bị giật vé số, Công an xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, Bình Thuận truy xét nhanh chóng và bắt giữ được người phụ nữ gây ra vụ việc.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã bắt được thủ phạm phóng hoả một cửa hàng xe máy, khiến tổng cộng 6 ngôi nhà thiệt hại.
Cơ quan Hải quan xác định 450 chiếc đồng hồ đeo tay là hàng giả nhãn hiệu Rolex. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm ước tính khoảng 45 tỉ đồng.
Chiều nay (24/6), chị Phạm Thị Thắm (trú tại xã Vân Du, huyện Ân Thi, Hưng Yên) cho biết, em trai chị là anh Phạm Văn Đ. (SN 1990) cùng một công nhân tại địa phương là Nguyễn Đăng H. (SN 1994) bị tử vong do bị điện giật. Theo chị Thắm, sáng 23/6, Đ. và H. cùng thi công các hạng mục trong gói thầu “Sửa chữa lưới điện trung thế (bổ sung) 2025”, đoạn chạy qua địa bàn huyện Văn Lâm. Khoảng 10h, Đ. và H. xuống khu vực ruộng để gỡ rối đường dây điện...
Sau khi nhận hàng chục tỷ đồng từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, ông Đặng Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) khai ngoài chi cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Khoa và cựu Phó chủ tịch tỉnh Lê Viết Chữ, ông còn chia cho “một chủ tịch tỉnh khác” và cựu Giám đốc Ban quản lý dự án tỉnh Võ Trọng Phương, mỗi người 1,5 tỷ.
Sáng 25/6, với 429/439 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025. Một trong những sửa đổi đáng lưu ý trong luật này là việc bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án. 8 tội danh sẽ được bỏ án tử hình gồm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nhà nước; Tội...
Sự cố thoáng qua xảy ra trên đường dây truyền tải điện 500kV Vĩnh Tân (Bình Thuận) - Tân Uyên (Bình Dương) đã gây dao động lưới điện gây quá điện áp một số khu vực.