Ngày 24/12, một người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết, một tên lửa phóng từ tàu chiến Mỹ nhắm vào lực lượng hải quân Yemen ở Biển Đỏ, đã phát nổ gần một tàu thuộc sở hữu của Gabon.
Tố ngược Mỹ 'động tay' ở Biển Đỏ, Houthi đe dọa về 'chiến trường rực lửa' |
Các tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công lớn. (Nguồn: X) |
Theo THX, thông tin trên được đưa ra khi trước đó, Mỹ cáo buộc Houthi tấn công MV Saibaba, một tàu chở dầu thô thuộc sở hữu của Gabon khởi hành từ Nga đi về phía Nam, bằng một máy bay không người lái.
Người phát ngôn của Houthi Mohammed Abdul-Salam phủ nhận cáo buộc, đồng thời tố ngược lại rằng, tàu khu trục hải quân Mỹ đứng sau cuộc tấn công này, nêu rõ: "Trong khi một máy bay thuộc hải quân của chúng tôi đang trinh sát trên Biển Đỏ, tàu chiến Mỹ đã nổ súng điên cuồng".
Theo ông Abdul-Salam, một trong những tên lửa của Mỹ khi đó đã phát nổ gần MV Saibaba, lưu ý rằng, Biển Đỏ sẽ trở thành một chiến trường rực lửa nếu Mỹ và các đồng minh tiếp tục chính sách chèn ép.
Tin liên quan |
Câu trả lời kiên quyết của Mỹ trên Biển Đỏ Câu trả lời kiên quyết của Mỹ trên Biển Đỏ |
Reuters dẫn lời quan chức này cảnh báo, các nước ven Biển Đỏ phải nhận thức thực tế về những mối nguy hiểm đang đe dọa an ninh quốc gia của mình.
Hiện phía Mỹ chưa đưa ra bình luận gì về thông tin nêu trên.
Trước đó, hôm 20/12, thủ lĩnh của lực lượng Houthi Abdel-Malek al-Houthi cảnh báo, nhóm này sẽ không ngần ngại tấn công các tàu chiến Mỹ nếu Washington can dự nhiều hơn vào các công việc của lực lượng này hoặc nhắm vào Yemen.
Từ hồi tháng 10, Houthi công khai ủng hộ người Palestine trong xung đột Israel-Hamas khi tuyên bố, lực lượng này sẽ tấn công các tàu có liên quan Nhà nước Do Thái đi qua Biển Đỏ cho đến khi nào Dải Gaza tìm lại bình yên.
Những vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa đã buộc các chủ tàu hàng phải thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường dài hơn qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, thay vì qua Kênh đào Suez của Ai Cập.
Để ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ đã phối hợp với các đồng minh lập ra liên minh gồm hơn 20 nước để bảo vệ các tàu thuyền đi qua Biển Đỏ, một trong những tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 2/9, quân đội Gabon tuyên bố sẽ mở trở lại các cửa khẩu biên giới, vốn bị đóng sau cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Ali Bongo.
Loạt tiêm kích F-15J Nhật Bản được sơ tán lên tuyến đường dân sự cạnh căn cứ Naha, đề phòng nguy cơ sóng thần sau động đất ở Đài Loan.
Chiều 26-9 giờ Cuba, ngay sau Lễ đón cấp Nhà nước trọng thể tại Cung Cách mạng ở La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.
Lãnh đạo Nhật-Hàn sớm gặp, EU quan ngại về bạo loạn ở Pháp, MERCOSUR không ra được tuyên bố chung… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tổng thống Nga bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo Việt Nam về sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách.
Ngày 24/6, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho biết Liên minh châu Âu (EU) nên tập trung vào việc chính thức kết nạp các nước Tây Balkan vào khối trước năm 2030 và sau đó chuyển sang đàm phán với Ukraine và Moldova.
Israel tuyên bố hạ Fuad Shukr, 'cánh tay phải' của thủ lĩnh Hezbollah, trong đòn tập kích vào thủ đô Lebanon, sự việc có thể làm bùng phát chiến tranh.
Tại thời điểm xung đột lâm vào thế bế tắc, con đường trung gian hòa giải có thể tạo cơ hội đàm phán để giải quyết xung đột, kiến tạo hòa bình.
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jean-Pierre Lacroix cho biết tổ chức này mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác với Việt Nam.