Hiện nay, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 300 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và hơn 1.000 cơ sở bán lẻ thuốc; các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành thanh, kiểm tra và xử lý hàng loạt cơ sở vi phạm.
Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc, trên địa bàn, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, thực hiện kỹ thuật trong khám, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động hoặc vượt quá phạm vi cho phép.
Các cơ sở này chủ yếu là phòng khám răng hàm mặt, phòng khám nha khoa, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, cơ sở chăm sóc da, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, beauty spa, clinic spa, kính thuốc...
Qua phản ánh của cơ quan truyền thông, các cơ sở cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh về răng, dịch vụ thẩm mỹ thường quảng cáo tràn lan trên nền tảng mạng xã hội, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh “chui” như sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người bằng phẫu thuật, thủ thuật, tiêm, bơm, đốt... gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, thiệt hại về kinh tế của người sử dụng dịch vụ.
Hằng năm, các sở, ngành của Vĩnh Phúc theo chức năng nhiệm vụ, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã thực hiện nhiều đợt thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều cơ sở vi phạm.
Tuy nhiên, do lợi nhuận cao, trong khi mức xử phạt vi phạm hành chính thấp, nhiều cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, cơ sở khám chữa bệnh răng hàm mặt không phép hoạt động rất tinh vi, thường xuyên thay đổi địa điểm nhằm lẩn tránh thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, cố tình cung cấp dịch vụ vượt quá phạm vi cho phép...
Vì vậy, tình trạng hành nghề khám, chữa bệnh không phép, quá phạm vi cho phép vẫn diễn ra tại nhiều địa phương chưa được xử lý triệt để.
Để chấm dứt các vi phạm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi cấp phép hoạt động; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Đặc biệt, Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho tổ chức, cá nhân hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành quán triệt, quản lý chặt chẽ cán bộ, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm quy định khi làm việc, khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian quy định tại đơn vị và khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh không để cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động trên địa bàn quản lý. Các địa phương chỉ đạo ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân, cơ sở vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định…
Hiện nay, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 300 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và hơn 1.000 cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc, quầy thuốc). Sở Y tế chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn trên địa bàn. Qua đó, hàng loạt cơ sở đã bị xử lý.
Mới đây, Sở Y tế tỉnh ban hành Quyết định số 04/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn tiêm chủng vaccine Blue Kids Việt Nam với số tiền 30 triệu đồng. Doanh nghiệp này có địa chỉ tại thành phố Phúc Yên đã thực hiện hành vi tiêm chủng khi chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng…/.
Vụ hỏa hoạn tại xưởng sản xuất bông lau không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi khoảng 300m2 nhà xưởng và toàn bộ tài sản bên trong; ước tính thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng
Ngày 19.10, nhận được tin báo từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã cử kiểm sát...
Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ cho biết sẽ sửa đổi quy chế họp báo có nội dung quy định 'nhà báo hỏi phải đúng tôn chỉ của tờ báo'.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm cấp Nhà nước Ireland từ ngày 1-3/10/2024 được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Ireland.
Kiểm tra mô hình nhà trọ “sleep box” (hộp ngủ) tại căn nhà 1 trệt, 4 lầu ở quận Bình Thạnh (TPHCM), lực lượng chức năng phát hiện nơi đây vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC, không đảm bảo lối thoát nạn khi có sự cố.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev vừa cảnh báo rằng sự đối đầu giữa Mátxcơva với phương Tây sẽ kéo dài hàng thập kỷ, còn cuộc xung đột với Ukraine có thể trở thành vĩnh viễn.
Nhóm khoảng 20 người thuê một chiếc thuyền ra biển câu mực, bất ngờ thuyền chìm khiến 1 người tử vong, nhiều người khác may mắn thoát nạn.
Kiểm soát phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi được các nhà khoa học chỉ ra từ lâu. Nhiều nước đang trong quá trình khuyến khích và từng bước sẽ bắt buộc người chăn nuôi đưa vào nội dung kiểm soát. Các yếu tố ảnh hưởng đến khí phát thải trong chăn nuôi gồm việc sử dụng điện và năng lượng trong các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; sử dụng điện và năng lượng trong khâu chăn nuôi, ấp nở...; quá trình hô hấp, tiêu hóa và chất thải của vật nuôi....
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS.TS Đào Xuân Học – nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: Nguyên tắc lớn nhất khi thực hiện quy hoạch liên quan đến một con sông là phải đảm bảo tiêu chí thoát lũ, bởi nó phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; phải đảm bảo an toàn tính mạng của người dân trước hết, trên hết, sau đó mới tính tới các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội.