Các nhà khoa học phát hiện tinh tinh sống ở Bờ Biển Ngà tiến hành giám sát lẫn nhau để tránh xa hoặc kích động xung đột, tương tự con người.
Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS Biology. Các nhà nghiên cứu phát hiện hai đàn tinh tinh miền tây (Pan troglodytes verus) ở châu Phi leo lên đồi để giám sát lẫn nhau, tương tự nhiệm vụ trinh sát trong quân đội. Sau đó, chúng sử dụng hiểu biết thu được để quyết định có nên tiến vào lãnh địa tranh chấp hay không, Live Science hôm 10/11 đưa tin.
Nhiều động vật đề phòng nguy hiểm trong môi trường sống, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát một loài không phải con người tỉ mỉ tận dụng địa thế cao để đánh giá nguy cơ trong một cuộc xung đột lãnh thổ. "Điều này thể hiện khả năng nhận thức và hành động dựa trên những gì chưa biết để thu được nhiều thông tin hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Sylvain Lemoine, phó giáo sư nhân chủng học sinh học ở Đại học Cambridge, nhận xét.
Tận dụng địa thế cao là một trong những chiến thuật quân sự cổ xưa nhất của con người trong chiến tranh, theo nhóm nghiên cứu ở Đại học Cambridge. Tinh tinh sống theo bầy đàn cạnh tranh đất đai và tài nguyên. Hành vi thông thường của chúng bao gồm phối hợp tấn công, đôi khi gây mất mạng. Lãnh thổ giữa các đàn tinh tinh không được đánh dấu bằng đá và sự hiện diện hàng ngày của chúng ở một khu vực rất quan trọng.
Nghiên cứu mới theo dõi hai đàn tinh tinh sống cạnh nhau trong dự án tinh tinh Taï, một dự án bảo tồn ở vườn quốc gia Taï tại Bờ Biển Ngà. Nhóm nghiên cứu cùng với sinh viên và trợ lý người địa phương đi theo những con tinh tinh 8 - 12 giờ/ngày từ năm 2013 đến 2016, thu thập dữ liệu hành vi và GPS.
Dữ liệu cho thấy tinh tinh nhiều khả năng trèo lên đồi cao hơn khi di chuyển tới ranh giới lãnh thổ của chúng. Khi ở trên đồi, chúng lặng lẽ ngồi yên thay vì tích cực làm các hoạt động có thể cản trở khả năng nghe ngóng. Những con tinh tinh trong nghiên cứu dễ di chuyển từ vùng đất cao tới lãnh thổ tranh chấp khi đối thủ ở xa, chứng tỏ chúng sử dụng ngọn đồi để tránh xung đột. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tận dụng địa thế cao để tìm cơ hội tấn công. Lemoine để ý khi thành viên của hai đàn gặp nhau, sự cân bằng quyền lực (tức số lượng ở mỗi bên) là một yếu tố quan trọng xác định bạo lực có leo thang ở một bên hay không.
Nghiên cứu của Lemoine và cộng sự chỉ xem xét tinh tinh ở vườn quốc gia Taï, nhưng họ cho rằng những con tinh tinh khác cũng sử dụng chiến thuật tương tự, tùy theo địa hình. Khả năng nhận thức phức tạp giúp tinh tinh mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy bởi chọn lọc tự nhiên, chứng tỏ chiến thuật chiến đấu trên có nguồn gốc từ tiến hóa.
An Khang (Theo Live Science)
Ngày 5.9, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã tổ chức trao tặng 20 bộ máy vi tính, hơn 17 nghìn quyển vở cho các nhà trường, học sinh tại...
Tính đến ngày 26/2, đã có 65 người, bao gồm 19 trẻ em, thiệt mạng trong đợt lũ lụt và lở đất hồi tuần trước ở khu vực duyên hải Đông Nam Brazil.
Trường Đại học Luật Hà Nội thông báo hạ điểm chuẩn xét học bạ ngành Luật kinh tế của tổ hợp xét tuyển A01 xuống 30 điểm.
'Lão trôm' được người dân trong vùng tôn kính như một vị thần cây, không ai dám xúc phạm, không dám lấy mủ sử dụng. Ngày 30-12-2016, đại thụ này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Bộ Ngoại giao cho biết cộng đồng người Việt Nam và khách du lịch tại Israel vẫn an toàn, khi xung đột tại khu vực leo thang căng thẳng.
Đặng Quốc Vinh, thủ khoa ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, luôn đạt điểm 10 Toán suốt ba năm THPT.
Chiều 22.8, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố điểm chuẩn năm 2023 vào các ngành của trường.
Ông Hồ Mỹ (60 tuổi, trú xã Hương Thọ, TP Huế) bất ngờ tử vong khi đang tham gia buổi hòa giải tranh chấp đất đai tại trụ sở UBND xã Hương Thọ (TP Huế)
Xét xử nhóm giang hồ Phú Quốc nổ súng làm chết 2 người và làm 6 người bị thương, tòa chỉ tuyên 3 mức án chung thân, không có án tử hình.