Tình thương yêu của cha mẹ đã kéo con trở về từ cõi chết

05:50 18/03/2024

Đây là câu chuyện của 10 năm trước sau tai nạn thảm khốc với cậu bé 17 tuổi. Nạn nhân được bệnh viện thông báo sẽ không qua khỏi.

Ân giờ đã có thể chạy xe máy, xe điện ra chợ mua thức ăn giúp mẹ

Một đêm cuối năm 2014, trên đường đi học về, Lê Ngọc Ân (lúc đó 17 tuổi, quê Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) bị một chiếc xe khách chạy hướng Bình Định - TP.HCM tông trúng. Tai nạn đã suýt cướp đi mạng sống của cậu bé nhưng tình thương yêu của cha mẹ đã giữ được con ở lại.

Những ngày cùng chồng trong bệnh viện, tôi chỉ biết khóc và cầu nguyện. Toàn bộ việc chăm sóc, chạy chữa cho con một tay ổng lo. Hơn năm trời đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác mà không một lời than vãn.
Bà Nguyễn Thị Thiếp xúc động

24 giờ bên cửa tử

"Sau tiếng va chạm lạnh người, chiếc xe máy và con tôi bị xe khách kéo lê một đoạn dài. Người ta kể khó khăn lắm mới đưa được Ân ra ngoài. Lúc đó thân thể nó giập nát khắp nơi, máu đầm đìa từ đầu đến chân", ông Lê Ngọc Minh (50 tuổi, cha Ân) kể lại.

Ân được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương nặng.

Cách hơn chục cây số, vợ chồng ông Minh chết điếng nhận được hung tin từ người bà con. Trước đó, tài xế tìm được số điện thoại của người này từ chiếc điện thoại của Ân.

  • Bệnh nhân ngưng tim được cứu sống: Hành trình trở về từ cõi chếtĐỌC NGAY

Đến khoa cấp cứu, ông nhìn thấy con được đưa lên xe cứu thương, toàn thân băng bó đỏ máu. Ông không kịp lên xe cùng. Vị bác sĩ trực thông báo "cháu bị nặng quá, chuyển vô Nha Trang may ra...".

Vợ ông ngã khuỵu, khóc không thành tiếng. Ông kéo vợ lên xe lao đi trong đêm.

"Suốt đoạn gần 30 cây số từ Ninh Hòa vô Nha Trang, ổng vừa chạy vừa khóc gọi tên con. Người đi đường không biết chuyện gì ái ngại nhìn theo" - bà Nguyễn Thị Thiếp, vợ ông Minh, nhớ lại.

Tại bệnh viện, vợ chồng ông thắc thỏm dõi mắt vào cửa phòng cấp cứu. Họ không thể nhìn thấy con trai đang trải qua những ca phẫu thuật phức tạp do chấn thương sọ não, cắt bỏ chân phải và nhiều vết thương khắp cơ thể.

Đến gần sáng Ân suy hô hấp nặng, tim yếu dần. Các thiết bị hỗ trợ được huy động tối đa để duy trì sự sống cho Ân.

Trưa hôm sau, bác sĩ gọi ông Minh vào thông báo Ân rất nguy kịch, sự sống chỉ tính từng phút. Bác sĩ khuyên ông chuẩn bị tinh thần đưa về lo hậu sự vì con đã rơi vào hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở.

"Tôi giấu vợ gọi điện cho người thân chuẩn bị các thứ. Tôi nghĩ con mình ngắn số mà bỏ mình đi...", ông xúc động kể.

Sau khi được cứu sống, Ân vẫn phải nhiều lần nhập viện - Ảnh: YẾN TRINH

Trở về từ cõi chết

Ở quê, rạp dựng sẵn, ngày giờ đưa tang đã được viết trên tờ cáo phó. Đội kèn trống, xe đưa quan tài chỉ chờ xuất phát.

"Trong lúc ruột gan đang đứt từng khúc, bất ngờ tôi nhận ra hai đứa em cùng quê trực ở viện. Một đứa điều dưỡng, đứa kia phụ trách khâu thiết bị khoa cấp cứu. Nhận ra tôi, tụi nó gật đầu chào và tiếp tục làm phần việc của mình.

Tôi nắm tay đứa em ngăn lại, mếu máo em ơi còn nước còn tát, kéo dài được chút nào hay chút đó", ông nhớ lại thời khắc khủng khiếp mình trải qua.

Sau thoáng lưỡng lự, anh hộ lý tìm bác sĩ trao đổi gì đó. Anh quay lại cùng các đồng nghiệp tiếp tục các bước hồi sức tích cực. Máy sốc tim liên tục ép xuống, nhưng lồng ngực trơ trơ bất động.

Chứng kiến con bước một chân vào cửa tử, vợ chồng ông Minh vừa khóc vừa cầu xin phép màu xảy ra.

Và rồi điều kỳ diệu xảy ra! Chập tối, người hộ lý đẩy cửa thông báo nhịp tim Ân có dấu hiệu đập trở lại. Vài ngày sau, em dần hồi tỉnh. Vợ chồng ông Minh mừng rơi nước mắt. Ngoài quê nghe tin liền xé cáo phó.

Điều trị đến ngày thứ 18, Ân mở mắt. Một tháng sau, Ân tỉnh hẳn, nhận biết mọi thứ xung quanh. Cùng lúc đó xuất hiện tình trạng co giật dữ dội do di chứng chấn thương sọ não.

Mỗi lần em bị hành phải hai, ba người giữ hoặc cột chặt tay vào thành giường. Thương con, ông Minh xin chuyển con vào TP.HCM điều trị. Hơn một tháng qua lại hai, ba bệnh viện chuyên ngoại thần kinh, chứng co giật mới chữa dứt.

Về Nha Trang, Ân chuyển sang bệnh viện phục hồi chức năng. Thời gian này, vấn đề nan giải là khi rút ống thông nội khí quản Ân không thở được do đường thở bị tắc. Còn nếu duy trì đường thở bằng ống nhân tạo, Ân sẽ không nói được.

"Nghe con buộc phải thở ống vĩnh viễn, vợ chồng tôi buồn lắm. Tôi tự an ủi thôi được vậy là phúc đức rồi", bà Thiếp giãi bày.

Số Ân quá may mắn. Người bạn cùng quê khuyên ông đưa con vào một bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM với hy vọng Ân sẽ thở được, nói được bình thường.

Ân nhập viện hôm trước, hôm sau đoàn bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của nước ngoài sang trao đổi kinh nghiệm với bệnh viện. Trường hợp Ân được chọn làm "đề tài" thực tế.

Bốn bệnh viện khác tham gia hội chẩn. Ca phẫu thuật kéo dài hàng giờ thành công ngoài mong đợi. Sau những lần nhập viện "cân chỉnh" đường thở, Ân có thể... lấy hơi hát karaoke không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào.

Ông Lê Ngọc Minh bắt ốc bươu ở ruộng trước nhà cho con trai luộc ăn

Tấm lòng của cha

Gần 10 năm sau cái đêm kinh hoàng, giờ đây Lê Ngọc Ân có cuộc sống bình thường bên cha mẹ và em trai. Ngày mới của Ân bắt đầu từ tờ mờ đất. Ân chuẩn bị nước sôi cho cha uống trà trước khi đi làm, phụ mẹ bữa sáng xong quay qua quét sân, cho gà ăn...

Nhìn Ân nhanh nhẹn không ai nghĩ em từng trải qua thời khắc chết đi sống lại.

Sau thời gian làm quen chân giả, bước đi Ân vững chãi hơn. Những cơn đau nhức thi thoảng ùa về. Não trạng Ân dần phục hồi, tuy lúc nhớ lúc quên.

Khi có người ái ngại về sức khỏe của mình, Ân cười hiền: "Con còn sống là quá may rồi, mấy cái lẻ tẻ kia con chịu được".

Xong việc nhà, chàng trai 27 tuổi ngồi xe đạp điện chạy loanh quanh xóm, ghé nhà này nhà nọ chơi. Bữa nào rủng rỉnh do bán được buồng chuối, mớ rau tập tàng, Ân đạp xe ra chợ uống nước với bạn.

Mọi người cho rằng Ân sống do có phép màu, là trời thương. Ông Minh nghe không cãi mà bổ sung thêm: con tôi quá may mắn khi gặp những người tốt tận tâm cứu chữa. Còn bà Thiếp cho rằng chính tình thương yêu đánh thức trái tim tưởng chừng ngủ quên của con.

Ông Minh nói rằng đến tận bây giờ nỗi ám ảnh những ngày cùng con chiến đấu với thần chết vẫn còn trong ông.

Ông kể nhiều hôm đi làm thấy trong lòng bần thần, thấp thỏm liền chạy về. Thấy con ngủ say trong giấc bình yên, ông thở phào nhẹ nhõm và cười thầm về nỗi sợ hãi "tào lao" của mình.

Chiều quê Hòa Thiện bình yên, hiền hòa như chính cái tên thôn này. Bên hiên nhà, ông Minh loay hoay lắp đoạn chân giả cho con. Ông khoe mới đi Quy Nhơn mua cái mới êm hơn, nhẹ hơn.

Nghe Ân nói "con thèm ốc", ông liền lội ra đám ruộng trước nhà bắt một bịch ốc bươu bự chảng. Ân đem ốc ngâm nước vo gạo, tiện tay ngắt mớ lá chanh để sẵn. Nhìn con ngồi lể ốc ăn ngon lành, ông nở nụ cười hạnh phúc như ngày nào đón con chào đời.

Trước khi bị nạn, Lê Ngọc Ân đang học nghề điện dân dụng. Ông Minh dự định mở tiệm điện cho con, nhưng giờ đây tất cả dang dở. Ông đang tìm nghề phù hợp gửi Ân vào học. Ông luôn đau đáu cho tương lai đứa con đáng thương.

"Biết đó là chuyện khó nhưng không gì là không thể...", ông bỏ lửng câu nói chất chứa nỗi lòng.

Ông Nguyễn Văn Bi, người bạn cùng quê từng khuyên ông Minh đưa con vào TP.HCM điều trị lúc trước, cũng chia sẻ rằng trường hợp Ân quá hy hữu. Ông kể: "Ngày Ân khỏe lại, tôi mừng lắm vì coi như con cháu trong nhà".

Có thể bạn quan tâm
Nhiều mô hình chuyển đổi số vì cộng đồng trong Chiến dịch Tình nguyện hè Đà Nẵng

Nhiều mô hình chuyển đổi số vì cộng đồng trong Chiến dịch Tình nguyện hè Đà Nẵng

20:00 11/10/2023

Nhiều mô hình, hoạt động chuyển đổi số được tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai trong chiến dịch Tình nguyện hè năm 2023 góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đóng góp nhiều giá trị thiết thực cho xã hội.

Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa của tuổi trẻ Lạng Sơn

Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa của tuổi trẻ Lạng Sơn

19:00 05/04/2024

Chiều 5/4, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn tổ chức hội nghị sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024. Dự hội nghị có đại diện các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc trên địa bàn.

Khó tuyển lao động phổ thông vì mức sống thành phố ngày càng cao

Khó tuyển lao động phổ thông vì mức sống thành phố ngày càng cao

06:20 23/02/2024

'Mấy năm trước, người tìm việc đến xếp hàng nộp hồ sơ sau Tết, người này giới thiệu người kia. Nhưng giờ tuyển lao động phổ thông khó quá. Năm đầu tiên tôi đi phát tờ rơi tuyển công nhân may ở bến xe'.

Nhiều hoạt động ý nghĩa ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi

Nhiều hoạt động ý nghĩa ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi

17:10 01/06/2024

Tuổi trẻ Hà Tĩnh đã đồng loạt ra quân thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhà vệ sinh bệnh viện TP.HCM vì sao tăng lượt 'không hài lòng'?

Nhà vệ sinh bệnh viện TP.HCM vì sao tăng lượt 'không hài lòng'?

14:20 17/01/2024

Nhà vệ sinh tại khoa khám bệnh của bệnh viện công lập TP.HCM bị nhiều người dân phàn nàn khi được khảo sát. Ghi nhận một số nhà vệ sinh bệnh viện còn bốc mùi hôi khó chịu, ô uế, đầy rác thải, nước không thoát...

Tổ chức triển lãm ảnh đầu tiên về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Ngãi

Tổ chức triển lãm ảnh đầu tiên về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Ngãi

14:50 19/08/2023

Thông qua triển lãm ảnh “Hoàng Sa-Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi,' Ban Tổ chức mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về biển, đảo Việt Nam.

Ngộ độc bởi tiếc cơm thừa, cỗ nguội ngày Tết

Ngộ độc bởi tiếc cơm thừa, cỗ nguội ngày Tết

07:50 12/02/2024

Say rượu, anh Trường, 40 tuổi, húp vội bát canh để trên bàn, vài tiếng sau đau bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi, phải nhập viện.

Cô gái Thái thành bà chủ homestay, 'chắp cánh' nghề thổ cẩm quê hương

Cô gái Thái thành bà chủ homestay, 'chắp cánh' nghề thổ cẩm quê hương

08:10 09/02/2024

Hà Thị Hường (sinh năm 1988, bản Nà Chiềng, xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) là con gái gia đình khó khăn, sau 7 năm làm hướng dẫn viên du lịch cô đã tích lũy kinh nghiệm và khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, trở thành bà chủ khu nghỉ dưỡng ngay trên quê mình. Nhờ khu homestay, Hường tập trung phục dựng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của quê hương.

Người nước ngoài sang Việt Nam làm tình nguyện

Người nước ngoài sang Việt Nam làm tình nguyện

06:40 23/09/2024

Vài tháng sau khi tốt nghiệp trung học, Mara một mình xách vali bay từ Berlin đến TP HCM bắt đầu một năm làm tình nguyện.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới