Mỹ yêu cầu Ba Lan làm rõ tuyên bố trước đó của Thủ tướng Mateusz Morawiecki rằng Ba Lan hiện không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
![]() |
Ba Lan là một trong những đồng minh quân sự trung thành nhất của Ukraine. (Nguồn: Văn phòng thủ tướng Ba Lan) |
Trang mạng European Pravda của Ukraine ngày 23/9 trích ý kiến của một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho hay, Ba Lan vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine nhưng quan điểm chính xác của Warsaw hiện vẫn chưa rõ ràng. Theo vị quan chức tại Lầu Năm Góc này, những khác biệt giữa Kiev và Warsaw hiện vẫn chưa gây ra chia rẽ trong tinh thần đoàn kết của liên minh hỗ trợ cho Ukraine.
Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder, tại cuộc họp báo ngày 21/9, nhận định việc bất cứ nước nào quyết định mức độ ủng hộ Ukraine là "quyết định mang tính chủ quyền". Ông cũng nhấn mạnh, Ba Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu về việc viện trợ cho Ukraine, không chỉ viện trợ an ninh, mà còn viện trợ nhân đạo, hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Ukraine.
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao ở châu Âu cho biết các nhà ngoại giao Ba Lan đã đảm bảo riêng với các đối tác nước ngoài về việc Warsaw sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, kể cả là ở quy mô nhỏ hơn.
Theo nguồn tin này, việc mất đi nguồn hỗ trợ từ Ba Lan có thể gây bất lợi đối với chiến dịch quân sự của Ukraine vì điều này đe dọa làm suy yếu sự đoàn kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Ba Lan là quốc gia thành viên.
Những bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm 20/9 bất ngờ tuyên bố nước này sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine để tập trung cho việc tái trang bị cho quân đội của mình.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa Warsaw và Kiev liên quan đến các biện pháp hạn chế đơn phương của Ba Lan đối với nông sản Ukraine cùng các phản ứng đáp trả của Kiev.
Sau đó, chính phủ Ba Lan tuyên bố Warsaw hiện chỉ thực hiện giao hàng vũ khí và đạn dược theo các thỏa thuận trước đó, bao gồm cả theo các hợp đồng đã ký với Ukraine. Tổng thống Ba Lan sau đó đã làm rõ rằng tuyên bố của Thủ tướng Morawiecki đã bị hiểu sai.
Cho đến gần đây, Ba Lan vẫn là một trong những đồng minh ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất. Ba Lan đã cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí như xe tăng T-72, Leopard, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, lựu pháo, đạn dược.
Một số ý kiến cho rằng quyết định của Ba Lan phần nào bị tác động bởi cuộc bầu cử vào tháng tới, đó có thể là cách để đảng cầm quyền Ba Lan thu hút sự ủng hộ của các cử tri vốn phản đối viện trợ Ukraine.
![]() |
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu cuộc họp báo về kết quả phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 23/9 . (Nguồn: AFP) |
Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo ngày 23/9 về kết quả phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ đề xuất 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra, cũng như các đề xuất mới nhất của Liên hợp quốc nhằm khôi phục Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.
“Điều đó hoàn toàn không khả thi,” ông nói về kế hoạch hòa bình do Kiev thúc đẩy. “Không thể thực hiện được điều này. Điều đó không thực tế và mọi người đều hiểu điều này, nhưng đồng thời, họ lại cho rằng đây là cơ sở duy nhất để đàm phán”.
Nhà ngoại giao hàng đầu Nga cho hay, “với các cuộc đàm phán vào tháng 3 và tháng 4/2022, mọi thứ đã được bắt đầu. Nhưng hai ngày sau, Bucha diễn ra".
Vì vậy, bây giờ, khi đề cập các cuộc đàm phán, ông Lavrov dẫn lại bình luận Tổng thống Nga Vladimir Putin khi khẳng định "chúng tôi sẵn sàng đàm phán, nhưng chúng tôi sẽ không xem xét bất kỳ đề xuất ngừng bắn nào, bởi chúng tôi đã cân nhắc điều đó một lần, song chúng tôi đã bị lừa dối”.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết không có bằng chứng về việc Nga sử dụng máy bay không người lái (UAV) của Iran ở Ukraine nên không có ích gì khi thảo luận về tuyên bố tương ứng của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Ông cũng cho biết, đề xuất của Liên hợp quốc sẽ không thành công vì phương Tây đã không thực hiện lời hứa với Moscow, bao gồm việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với một ngân hàng Nga và kết nối lại ngân hàng này với hệ thống SWIFT toàn cầu.
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.