Ngày 13/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm Na Uy để gặp lãnh đạo các nước Bắc Âu, trong bối cảnh gói viện trợ bổ sung từ Mỹ và các đồng minh châu Âu vẫn bị chặn.
Tình hình Ukraine: Ông Zelensky thừa nhận điều cay đắng khi đến châu Âu, EU tỏ rõ thái độ, Nga theo dõi sát một động thái của Mỹ. (Nguồn: PAP) |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Na Uy Jonas Har Store. tại cuộc họp báo ở Oslo, Na Uy. (Nguồn: PAP) |
Trong khuôn khổ chuyến thăm, sau hội đàm với Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh: "Bạn không thể thắng nếu không có sự giúp đỡ. Nhưng bạn không thể thua, bởi vì những gì bạn có là đất nước của mình".
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng tuyên bố, mục tiêu tăng cường phòng không là ưu tiên hàng đầu của ông.
Gàn 3 năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga phát động ở Ukraine, có rất ít sự thay đổi ở thực địa trong những tuần gần đây.
Ông Zelensky bác bỏ mọi quan điểm cho rằng xung đột đang bế tắc song thừa nhận, cuộc phản công của Ukraine được phát động hồi tháng 6 với sự hỗ trợ của phương Tây chỉ đạt được tiến triển hạn chế.
Tổng thống Zelensky tới Na Uy để gặp lãnh đạo các nước Bắc Âu và thảo luận về chính sách viện trợ quân sự và tài chính bổ sung cho Ukraine.
Tin liên quan |
Liều thuốc kích thích mới cho Kiev Liều thuốc kích thích mới cho Kiev |
Cùng ngày, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) mà trọng tâm chương trình nghị sự là về việc cung cấp viện trợ mới cho Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, EU phải cung cấp "sự hỗ trợ đầy đủ và lâu dài" cho quốc gia Đông Âu.
Phát biểu với báo giới, cùng với Thủ tướng Slovenia Robert Golob đang ở thăm tại thủ đô Paris, ông Macron nhấn mạnh, cả hai nước đều "quyết tâm hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần, cả về mặt quân sự, kinh tế, nhân đạo và ngoại giao".
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Pháp cũng lưu ý "an ninh tập thể của chúng ta đang bị đe dọa".
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi kéo dài EU hỗ trợ Ukraine, nhấn mạnh, trong bối cảnh xung đột kéo dài, "chúng ta phải chứng minh ý nghĩa của việc hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết".
Theo bà von der Leyen, cần phải trao cho Ukraine "những gì họ cần để trở nên mạnh mẽ ngày hôm nay. Do đó nước này có thể mạnh hơn trong tương lai khi họ bước vào đàm phán về một nền hòa bình lâu dài và công bằng".
Chủ tịch EC khuyến nghị mở các cuộc đàm phán chính thức với Ukraine liên quan mục tiêu gia nhập EU, cũng như thúc đẩy chính sách viện trợ tài chính 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) trong vòng 4 năm tới.
Bà von der Leyen tuyên bố: "Việc gia nhập gia đình của chúng ta (EU) sẽ là chiến thắng cuối cùng của Ukraine. Và vì điều này, chúng ta có vai trò quyết định".
Trong một diễn biến khác liên quan viện trợ quân sự cho Ukraine, cũng trong ngày 13/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đang theo dõi về sự giảm sút trong việc hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Kiev.
Ông Peskov đưa ra phát biểu trên với truyền thông Nga sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky hoàn tất các cuộc đàm phán tại Washington để đảm bảo giành được hơn 60 tỷ USD viện trợ quân sự mới, vốn bị cản trở bởi các tranh cãi tại Quốc hội Mỹ.
Quan chức Nga đồng thời bày tỏ nghi ngờ về việc Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine.
Mỹ thông báo triển khai gói viện trợ trị giá 375 triệu USD cho Ukraine, trong đó có đạn dành cho pháo phản lực HIMARS và tên lửa chống tăng.
Ngày 10-7, giới chức Ba Lan công bố kết quả điều tra sơ bộ vụ cháy hàng trăm quầy hàng trung tâm thương mại tại thủ đô Warsaw, Ba Lan.
Bộ trưởng Quốc phòng Gallant tuyên bố Israel đủ sức 'đưa Lebanon trở về thời kỳ đồ đá' nhưng không muốn chiến tranh nổ ra.
Những ngày gần đây, Syria liên tục hứng chịu các cuộc không kích ở miền Trung, trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiến sát 'miệng hố' xung đột.
Ngày 13/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg bày tỏ hy vọng rằng, Pháp sẽ tiếp tục là thành viên chủ chốt của liên minh quân sự này, ngay cả khi có khả năng chính phủ cực hữu lên nắm quyền sau cuộc bầu cử sắp tới.
Hai sự kiện quốc tế lớn về giáo dục do Thụy Sỹ đăng cai diễn ra từ ngày 15-17/2 tại Geneva đã quy tụ những tiếng nói và quan điểm đa dạng, bao gồm đại diện của chính phủ, giới nghiên cứu, thanh niên, khu vực tư nhân và tài chính, các tổ chức phi chính phủ…
Vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Pháp dự kiến diễn ra trong ngày 7/7 sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc đối đầu 'khốc liệt' giữa ba khối chính trị lớn nhất, gồm đảng Tập hợp Quốc gia (RN) và các đồng minh, liên minh Mặt trận Bình dân Mới (NFP) và phe đa số sắp mãn nhiệm của Tổng thống Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26/9 kêu gọi Mỹ gây sức ép, buộc Israel chấp nhận kế hoạch ngừng bắn 21 ngày và cảnh báo cuộc tấn công vào Lebanon là sai lầm nghiêm trọng.
Bộ Ngoại giao Hungary triệu tập đại sứ Mỹ sau khi Tổng thống Biden nói Thủ tướng Orban từng tuyên bố 'không nghĩ nền dân chủ có hiệu quả'.