Đại diện thường trực của Estonia tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jüri Luik nhận định, nếu không có nguồn cung vũ khí từ Mỹ, quân đội Ukraine nhiều khả năng không thể giữ nổi chiến tuyến.
Tình hình Ukraine: Estonia cảnh báo Kiev 'thất thủ', các nước nối nhau vạch ranh giới, Tổng thống Zelensky xuất hành |
Đại diện thường trực của Estonia tại NATO Jüri Luik. (Nguồn: ETV) |
Ngày 27/2, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ERR, ông Luik đánh giá về tình hình xung đột Nga-Ukraine hiện nay rằng: "Cả hai bên giống như hai võ sĩ mệt mỏi, thỉnh thoảng tung cú đấm về phía nhau song không thể tạo ra bước đột phá mang tính quyết định”.
Tin liên quan |
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc |
Nhà ngoại giao cho rằng, việc giữ vững phòng tuyến của quân đội Ukraine đang "không được đảm bảo" và để Kiev giành lại thế chủ động chiến lược, họ không chỉ cần được cung cấp đạn dược mà cần cả vũ khí mới có chất lượng.
Theo Đại sứ Luik, nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể đương đầu với nhiệm vụ này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng từng đưa ra phát biểu tương tự, lưu ý rằng, nếu không nhận được sự giúp đỡ từ Washington, quân đội quốc gia Đông Âu không chỉ không thể sẵn sàng cho một cuộc phản công mà cả phòng thủ.
Cùng ngày, theo tuyên bố đăng trên tài khoản Telegram của ông Zelensky, nhà lãnh đạo đã đến Saudi Arabia trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc và sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Salman, nhà lãnh đạo trên thực tế của nước chủ nhà.
Trong một diễn biến liên quan phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 27/2 về việc không loại trừ khả năng các nước châu Âu đưa quân tới Ukraine, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố, London không có kế hoạch này.
Reuters dẫn lời người phát ngôn này nêu rõ: “Ngoài số lượng nhỏ nhân sự mà chúng tôi triển khai ở Ukraine để hỗ trợ lực lượng vũ trang sở tại, chúng tôi chưa có bất kỳ kế hoạch triển khai quân quy mô lớn nào”.
Tương tự, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius loại trừ khả năng điều binh sĩ nước này tới quốc gia Đông Âu, nhấn mạnh rằng việc triển khai binh sĩ trên thực địa không phải là lựa chọn đối với Berlin.
Tây Ban Nha cũng không đồng ý với việc đưa lực lượng bộ binh châu Âu đến Ukraine và muốn giới hạn trợ giúp ở mức cung cấp thêm vũ khí và trang thiết bị khác.
Trước đó, cả Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Czech, Ba Lan, Thụy Điển và Slovakia đều lên tiếng khẳng định sẽ không đưa quân đến Ukraine.
Chính quyền Israel vừa tuyên bố mục tiêu chiến tranh ở Gaza: Đó là đưa người dân bị ảnh hưởng bởi xung đột với Hezbollah trở lại sinh sống tại biên giới giáp Lebanon.
Philippines cho biết công việc tại các văn phòng chính phủ và trường lớp trên đảo chính Luzon sẽ bị đình chỉ, do ảnh hưởng từ bão nhiệt đới Trami.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hối thúc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine để tạo ra không gian cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga đang xem xét việc hạ cấp độ quan hệ ngoại giao với phương Tây vì mâu thuẫn liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Ngày 26/3, tại thủ đô Moscow, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã đến Bộ Ngoại giao Nga để viếng và ghi sổ tang chia buồn về vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall xảy ra ngày 22/3 ở ngoại ô Moscow, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.
Haiti tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp lệnh giới nghiêm khi các băng đảng phát động chiến dịch bạo lực để tìm cách lật đổ Thủ tướng.
Quân đội Australia đã quyết định tạm ngừng hoạt động của phi đội gồm khoảng 45 trực thăng MRH-90 Taipan trước những lo ngại về tính an toàn.
Ngày 20-11, Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kiev, Ukraine thông báo đóng cửa sau khi nhận được thông tin có thể xảy ra một cuộc không kích lớn vào 20-11.
Thủ tướng Ba Lan thăm Czech, Nam Phi đón Tổng thống Iran, Tổng thống Nga đọc Thông điệp quốc gia, Thủ tướng Italy công du Canada... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.