Ngày 2/3, Ai Cập đã bác bỏ các nỗ lực nhằm thành lập một chính phủ đối lập tại Sudan, cảnh báo những động thái như vậy đe dọa "sự thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
![]() |
Ai Cập lo ngại việc thành lập Chính phủ đối lập tại Sudan có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này. (Nguồn: unhcr.org) |
Sudan đã rơi vào cuộc chiến giữa quân đội và lực lượng bán quân sự Hỗ trợ Nhanh (RSF) trong gần 2 năm qua, đẩy đất nước vào tình trạng mà Liên hợp quốc mô tả là một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây.
Một tuần trước, RSF và các đồng minh đã ký một thỏa thuận tại Kenya, tuyên bố thành lập "chính phủ hòa bình và thống nhất" ở các khu vực dưới sự kiểm soát của họ.
Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố ngày 2/3: "Ai Cập bày tỏ sự phản đối bất kỳ nỗ lực nào đe dọa sự thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Sudan anh em, bao gồm việc tìm cách thành lập một chính phủ Sudan song song".
Tuyên bố cho biết thêm những hành động như vậy "làm phức tạp tình hình ở Sudan, cản trở các nỗ lực đang diễn ra nhằm thống nhất kế hoạch chính trị và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo".
Ai Cập cũng kêu gọi "tất cả các lực lượng ở Sudan ưu tiên lợi ích quốc gia tối cao của đất nước và tham gia tích cực vào việc khởi động một tiến trình (hòa bình) chính trị toàn diện mà không có sự loại trừ hay can thiệp từ bên ngoài".
Trước đó, ngày 28/2, Chính phủ Saudi Arabia, Qatar và Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã bác bỏ ý định thành lập một chính phủ đối lập tại Sudan - động thái được cho là có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ tại quốc gia Đông Phi đang chìm trong xung đột.
Trong một tuyên bố đăng trên nền tảng X, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia bác bỏ "bất kỳ bước đi hoặc biện pháp bất hợp pháp nào được thực hiện bên ngoài khuôn khổ các thể chế chính thức của Cộng hòa Sudan, có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất của nước này và không phản ánh ý chí của người dân, bao gồm cả lời kêu gọi thành lập một chính phủ song song."
Tuyên bố nêu rõ: "Vương quốc tái khẳng định lập trường kiên định trong việc ủng hộ an ninh, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Sudan."
Riyadh cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan tại Sudan đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích phe phái, đồng thời tránh nguy cơ chia rẽ và hỗn loạn.
Ngoài ra, Saudi Arabia cũng cam kết tiếp tục nỗ lực để chấm dứt chiến tranh và thúc đẩy hòa bình, phù hợp với Tuyên bố Jeddah được ký kết vào ngày 11/5/2023.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.
Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.
Phụ nữ Việt Nam tham gia mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tỷ lệ nữ tham gia hoạt động chính trị và giữ vai trò lãnh đạo ngày càng cao.
Ngày 14/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp Phó Chủ tịch điều hành quốc tế tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch nhân chuyến công tác tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ nói sẵn sàng họp trực tiếp với Tổng thống Ukraine tại Nhà Trắng thêm một lần nữa để thúc đẩy đàm phán hòa bình.
Trở thành Thủ tướng Canada thay thế ông Trudeau, cựu thống đốc ngân hàng Mark Carney tuyên bố sẽ tiếp tục áp thuế Mỹ cho tới khi Ottawa cảm thấy được tôn trọng.
Tổng thống Putin tuyên bố binh sĩ Ukraine ở tỉnh Kursk sẽ được bảo toàn tính mạng nếu đầu hàng, khi đề cập lời kêu gọi của ông Trump.