Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận quân đội nước này đã tiến hành sơ tán nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum của Sudan.
Theo tuyên bố ngày 22/4 của Tổng thống Mỹ về tình hình Sudan, ông chủ Nhà Trắng nêu rõ, quân đội Mỹ đã tiến hành chiến dịch đưa các nhân viên của chính phủ Mỹ rời khỏi Khartoum và bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Djibouti, Ethiopia và Saudi Arabia..
Tổng thống Joe Biden cho biết, ông "đang nhận được báo cáo thường xuyên từ nhóm của mình về công việc đang diễn ra để hỗ trợ người Mỹ ở Sudan, trong phạm vi có thể. Chúng tôi cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong nỗ lực này".
Trong tuyên bố, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi "các bên tham chiến phải thực hiện lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện, cho phép tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và tôn trọng ý chí của người dân Sudan".
Washington đang tạm thời đình chỉ hoạt động tại Đại sứ quán Mỹ ở Sudan, nhưng "cam kết của chúng tôi với người dân Sudan và tương lai mà họ mong muốn cho chính mình là vô tận".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ công dân Mỹ ở Sudan đảm bảo an toàn cho bản thân và cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên cho công dân Mỹ trong khu vực giao tranh.
Chiến dịch sơ tán công dân của Mỹ được thực hiện trong bối cảnh xung đột giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RFS) bước sang tuần thứ hai sau thời gian ngừng giao tranh ngắn ngủi.
Trước đó, hơn 150 người từ nhiều quốc gia đã tới địa điểm an toàn tại Saudi Arabia trong đợt sơ tán dân thường đầu tiên kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan.
Tình hình Sudan: Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán, Thủ tướng Anh họp khẩn |
Bộ Y tế Sudan cho biết số người chết trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Sudan đã vượt quá 600 người. (Nguồn: AP) |
Cũng trong ngày 22/4, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã chủ trì một cuộc họp của Ủy ban phản ứng khẩn cấp thuộc chính phủ để thảo luận về tình hình hiện nay tại Sudan. Tham gia cuộc họp còn có Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.
Người phát ngôn chính quyền Anh nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thấy tình hình hiện nay vô cùng đáng lo ngại đối với công dân Anh đang bị mắc kẹt bởi cuộc chiến ở Sudan.
Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ công dân và nhân viên ngoại giao Anh tại Khartoum, và Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Ngoại giao Anh để chuẩn bị đối phó với các tình huống bất ngờ".
Bộ Ngoại giao Anh ngày hôm nay đã cập nhật bản khuyến nghị đi lại đối với Sudan, cảnh báo "trong trường hợp ngừng bắn, bất kỳ quyết định di chuyển nào đều phải tính đến rủi ro cá nhân".
Hiện nhiều quốc gia xác nhận đang chuẩn bị sơ tán thêm hàng nghìn người, dù sân bay quốc tế Khartoum cho biết Cơ quan hàng không dân dụng Sudan đã gia hạn đóng cửa không phận nước này đến ngày 30/4.
Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo đang phối hợp với các cơ quan liên quan, nhà chức trách Sudan, Đại sứ quán Ai Cập tại Khartoum cũng như các lãnh sự quán Ai Cập tại Cảng Sudan và Wadi Halfa để theo dõi tình hình cộng đồng Ai Cập tại Sudan.
Quốc gia Bắc Phi hiện có khoảng 10.000 công dân đang ở Sudan, trong đó một nửa là sinh viên.
Máy bay quân sự của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ Komaki ở tỉnh Aichi, tới Djibouti để sơ tán công dân Nhật Bản từ Sudan, ngày 21/4/2023. (Nguồn: AFP) |
Máy bay quân sự của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ Komaki ở tỉnh Aichi, tới Djibouti để sơ tán công dân Nhật Bản từ Sudan, ngày 21/4/2023. (Nguồn: AFP) |
Trong khi đó, Pháp và Trung Quốc dự kiến sử dụng máy bay quân sự sơ tán công dân khỏi Khartoum. Nhật Bản, Hàn Quốc, Jordan, Indonesia và một số nước châu Âu cũng đã công bố kế hoạch sơ tán.
Hôm 20/4, Bộ Y tế Sudan cho biết số người chết trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Sudan đã vượt quá 600 người. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 21/4 báo cáo rằng 413 người đã thiệt mạng và 3.551 người khác bị thương.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/5.
Tòa án Bangladesh ra lệnh điều tra cáo buộc cựu thủ tướng Hasina liên quan vụ cảnh sát bắn chết một người dân trong lúc trấn áp biểu tình.
Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau. Đằng sau đó là gì? Xung đột đến bao giờ và kết thúc như thế nào? Ai thực sự muốn đàm phán? Rất nhiều vấn đề, câu hỏi quan trọng cần giải đáp.
Thủ tướng Sunak nói Anh sẽ yêu cầu tất cả thanh niên trên 18 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự nếu đảng Bảo thủ thắng cử.
Phe đối lập Hàn Quốc được dự báo thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội, được coi là đòn giáng mạnh với Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Ngày 7/11, tại cuộc họp của Câu lạc bộ quốc tế Valdai ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu đề cập tình hình thế giới, mối quan hệ của Moscow với nhiều nước và cuộc bầu cử Mỹ 2024 vừa qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hy vọng có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào tháng 9 tới nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno đánh giá cao vai trò và vị thế quan trọng của ASEAN trong khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động thời gian gần đây.
Thời gian qua, Iran và Nga đã mở rộng quan hệ chính trị và kinh tế song phương trong bối cảnh hai nước đều đang chịu các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.