Tình báo Hàn Quốc cho biết quân đội Nga đang dạy hơn 100 thuật ngữ quân sự bằng tiếng Nga cho binh lính Triều Tiên. Ngoài ra, có khả năng quan chức quân sự cấp cao Triều Tiên ra tiền tuyến.
Theo Hãng tin Yonhap ngày 29-10, Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã chia sẻ thông tin về lính Triều Tiên ở Nga với các nhà lập pháp trong một cuộc họp kín của ủy ban tình báo Quốc hội Hàn Quốc, theo tiết lộ từ một số dân biểu.
"Việc huy động quân đội giữa Triều Tiên và Nga vẫn đang diễn ra. Chúng tôi đang kiểm tra khả năng một số quân nhân Triều Tiên, bao gồm cả các quan chức quân sự cấp cao, được triển khai ra tiền tuyến", NIS thông tin.
NIS cho biết quân đội Nga đang dạy hơn 100 thuật ngữ quân sự bằng tiếng Nga cho binh lính Triều Tiên, chỉ ra những khó khăn rõ ràng trong giao tiếp do rào cản ngôn ngữ.
NIS đánh giá rằng một máy bay Nga di chuyển giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng vào ngày 23, 24-10 có khả năng chở các quan chức an ninh chủ chốt của Nga tham gia vào việc triển khai quân đội Triều Tiên.
Cũng trong ngày 29-10, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin phái đoàn Triều Tiên do Bộ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui dẫn đầu đã xuất phát vào hôm 28-10 để bắt đầu chuyến thăm chính thức Nga.
"Chuyến thăm của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Triều Tiên tới Nga đang diễn ra trong khuôn khổ đối thoại chiến lược, theo thỏa thuận nhằm tăng cường quan hệ mà các nhà lãnh đạo của hai nước đã đạt được trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6-2024", theo tuyên bố của Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng trên mạng xã hội.
NIS nhận định chuyến thăm của bà Choe có khả năng liên quan đến các cuộc thảo luận về việc triển khai thêm binh sĩ Triều Tiên.
Theo báo South China Morning Post, những đoạn ghi âm từ tình báo Ukraine đã hé lộ mối quan hệ phức tạp của liên minh Nga - Triều Tiên.
Việc Triều Tiên triển khai quân đội đến Nga đã gây ra sự chia rẽ trong giới phân tích. Một số chuyên gia nhận định rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt trong cách thức triển khai hoạt động quân sự sẽ làm giảm hiệu quả chiến đấu.
Trong khi đó nhiều nhà phân tích lại cho rằng sự hiểu biết lẫn nhau và kinh nghiệm hợp tác trong lịch sử giữa Nga và Triều Tiên sẽ giúp hai bên phần nào khắc phục được những trở ngại.
Theo thông tin do tình báo Ukraine công bố, quân đội Nga ở vùng Kursk còn thể hiện sự nghi ngờ về cách thức tổ chức binh lính Triều Tiên trong đơn vị mà họ gọi là "Tiểu đoàn K", thậm chí những người lính Nga còn tỏ ra tức giận với những binh sĩ Triều Tiên.
Ngoài ra một lính Nga nói trong đoạn ghi âm rằng những binh sĩ Triều Tiên đang tham gia huấn luyện với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.
Theo báo Kyiv Post, Điện Kremlin đã chỉ định 1 phiên dịch viên và 3 quân nhân Nga phụ trách mỗi nhóm 30 binh sĩ Triều Tiên.
"Điều duy nhất tôi không hiểu là tại sao phải chỉ định 3 sĩ quan giám sát 30 người. Chúng ta lấy nhân lực ở đâu ra? Chắc chúng ta sẽ phải điều động họ từ chỗ khác", một lính Nga nói trong đoạn ghi âm.
Trang mạng Axios của Mỹ đưa tin, những cuộc đàm phán về trao đổi con tin và lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập trong ngày 3/8, đã không đạt được đột phá và rơi vào bế tắc.
Mỹ và Qatar thông báo nối lại đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, tìm hướng tiếp cận mới sau khi thủ lĩnh Hamas bị hạ sát.
Ukraine điều lữ đoàn 141 mới thành lập tới tăng viện cho lực lượng tại làng chiến lược Rabotino, vốn kiệt quệ sau nhiều tháng Nga liên tiếp tấn công.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai và Thống đốc tỉnh Fukuoka đã tôn vinh sự phát triển và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa.
Israel không kích thủ đô Beirut đêm 3-10 nhắm vào ông Hashem Safieddine - người được cho là có khả năng sẽ kế thừa vị trí lãnh đạo Hezbollah.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26/9 kêu gọi Mỹ gây sức ép, buộc Israel chấp nhận kế hoạch ngừng bắn 21 ngày và cảnh báo cuộc tấn công vào Lebanon là sai lầm nghiêm trọng.
Cảnh sát biển Philippines đang nỗ lực hút 1,4 triệu lít dầu từ con tàu bị chìm ngoài khơi do bão Gaemi, nhằm ngăn thảm họa môi trường.
Bộ Quốc phòng Nga tăng chỉ tiêu tuyển quân cho Chechnya, tạo điều kiện để nước cộng hòa trực thuộc thu nhận 3.000 cựu binh Wagner.
Chính quyền quân sự Niger liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và LHQ, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu.