Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 56 (AMM-56) từ ngày 11-14/7 tại Jakarta, Indonesia không chỉ là nơi trao đổi về các lĩnh vực hợp tác của ASEAN mà còn để giao lưu, kết nối giữa các nước, đóng góp cho đối thoại và hợp tác trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AMM-56 và các hội nghị liên quan.
Tin tưởng về một ASEAN vững mạnh, điều hướng các thách thức |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (thứ năm từ trái), các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng thư ký ASEAN tại AMM-56. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trong một thế giới ngày càng phức tạp, khó lường, ASEAN không thể tránh khỏi đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Vậy nhưng với sự tôi luyện trong 56 năm qua, ASEAN có đủ cơ sở để tự hào và tin tưởng về một cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh.
Mục đích chính của các hội nghị trong khuôn khổ AMM 56 là kiểm điểm những thành quả đã đạt được trong nửa đầu năm và xây dựng định hướng cho hợp tác ASEAN trong phần thời gian còn lại của năm; vừa là cuộc tổng kết giữa năm lại là bước đẩy mạnh các quyết tâm của ASEAN với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Ngoài các cuộc họp giữa 10 nước ASEAN, AMM 56 có thêm các Hội nghị giữa ASEAN với từng đối tác, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Đây là cơ hội để ASEAN khẳng định vai trò và giá trị chiến lược của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tạo diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm của nhau, góp phần nâng cao hiểu biết, thu hẹp khác biệt và thúc đẩy lòng tin.
Trong một môi trường chiến lược đầy biến động, làm sao để “con thuyền” ASEAN vững vàng vượt qua những gian nan, thử thách để tiến về phía trước? Trả lời cho câu hỏi này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN một lần nữa nhấn mạnh hai từ “đoàn kết”.
“Đoàn kết” mang lại sức mạnh to lớn. Trước cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các vấn đề an ninh xuyên biên giới cùng diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng, ASEAN đoàn kết sẽ thúc đẩy tham vấn để tìm kiếm phương thức ứng xử phù hợp và duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trong quan hệ đối ngoại.
Bên cạnh đó, ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng, thu hút đầu tư và nguồn lực phục vụ phát triển. So với bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, ASEAN duy trì động lực tăng trưởng với tín hiệu tích cực trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và phục hồi trong ngành dịch vụ. Để hiện thực hóa được kỳ vọng to lớn này, rõ ràng, ASEAN lại cần phải đoàn kết, củng cố hơn nữa khả năng tự cường và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước mọi cơ hội và thách thức đặt ra cho khu vực.
Hiện nay, ASEAN tiếp tục là điểm sáng với dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2023 ở mức 4,7%. Trước tác động của đại dịch vẫn đang hiện hữu, ASEAN cần đặt hợp tác kinh tế, thương mại ở nhiệm vụ trung tâm, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng để tái cấu trúc nền kinh tế. ASEAN cần nắm chặt cơ hội để không bị bỏ lại phía sau.
Song song với tinh thần “đoàn kết”, nhân dịp này, các Bộ trưởng đề cao truyền thống đối thoại và hợp tác của ASEAN, tăng cường tin cậy, vượt qua khác biệt và xây dựng đồng thuận. Bởi lẽ, có như vậy ASEAN mới có được hòa bình, an ninh, ổn định, đây rõ ràng là những điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vượng.
Phiên họp toàn thể Hội nghị AMM-56. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm như tình hình Myanmar hay Biển Đông được các nhà lãnh đạo trao đổi thẳng thắn và thực chất trong khuôn khổ AMM 56 lần này.
Các Bộ trưởng khẳng định Đồng thuận năm điểm (5PC) và Quyết định năm 2022 của Lãnh đạo Cấp cao về triển khai Đồng thuận năm điểm còn nguyên giá trị và vẫn là các văn bản định hướng cho nỗ lực của ASEAN. “Bất kỳ nỗ lực nào khác phải hỗ trợ việc thực hiện 5PC”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh tại phiên họp hẹp AMM 56.
Bộ trưởng Retno Marsudi cho biết với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2023, trong bảy tháng qua, Indonesia đã có tổng cộng hơn 110 cuộc gặp, tiếp xúc, can dự… rất sâu rộng với tất cả các bên liên quan ở Myanmar, song khẳng định đây là một nhiệm vụ phức tạp và không hề dễ dàng đối với Jakarta.
Trước tình hình đó, các Bộ trưởng bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Chủ tịch và Đặc phái viên, tiếp tục đối thoại xây dựng với Myanmar, kiên trì hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp khả thi, bền vững; nhất trí ASEAN cần tích cực tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, đặc biệt phát huy vai trò của Trung tâm điều phối hỗ trợ nhân đạo của ASEAN (AHA) trong huy động và triển khai hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn ủng hộ ASEAN hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp, khẳng định giá trị của Đồng thuận năm điểm, đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch và Đặc phái viên; đồng thời nhấn mạnh giải pháp cho vấn đề Myanmar phải do Myanmar quyết định.
Đối với tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng ASEAN tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh cần bảo đảm môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, đề nghị ASEAN cần kiên trì với lập trường nguyên tắc, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, cùng hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình và hợp tác.
Toàn cảnh phiên họp hẹp AMM-56. (Ảnh: Tuấn Anh) |
“Vai trò trung tâm của ASEAN cần được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa” là nhận định và quyết tâm được các Bộ trưởng ASEAN đặc biệt chú trọng trong các trao đổi dịp này. ASEAN cần đi đầu trong việc định hình một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ với sự tham gia tích cực và đóng góp trách nhiệm của các đối tác cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Các Bộ trưởng đã cùng nhau thảo luận hướng củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt nhằm xứng tầm với mục tiêu hình thành ban đầu và tiềm năng phát triển trong tương lai.
ASEAN khẳng định mong muốn về mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, đồng thời nhấn mạnh sự tham gia của các đối tác tại khu vực phải trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, và cùng đóng góp xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ tính cấp thiết của việc phát huy vai trò của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như EAS và ARF trong bối cảnh hiện nay. ASEAN cần bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc cũng như tính mở và bao trùm của các cơ chế trên cơ sở tiếp cận cân bằng, khách quan, đáp ứng quan tâm chính đáng của tất cả các bên.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, các đối tác cần tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN “cả bằng lời nói và hành động”, cùng ASEAN xây dựng lòng tin, thu hẹp khác biệt, cùng thúc đẩy đối thoại và hợp tác thực tâm. Trong quan hệ với các đối tác, ASEAN cần duy trì cách tiếp cận cân bằng, cùng các đối tác tham vấn trên các vấn đề cùng quan tâm, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, quy trình và thủ tục của ASEAN.
Bộ trưởng ủng hộ ASEAN tăng cường quan hệ với các đối tác, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các đối tác tại khu vực, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, và cùng ứng phó các thách thức chung.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN rạng rỡ trong bộ trang phục vải batik truyền thống của nước chủ nhà Indonesia, những vòng tay “ASEAN way” thắt chặt. Có lẽ không có “mùa” AMM nào đặc biệt hơn AMM nào nhưng mỗi kỳ lại có một dấu ấn riêng. AMM 56 thành công sẽ thúc đẩy “con thuyền” ASEAN xuôi chèo hướng về phía trước.
Trong khuôn khổ AMM 56, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn; tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Lào, Ấn Độ, Australia, Na Uy… để thảo luận về các khía cạnh hợp tác song phương và trong khuôn khổ ASEAN. Trong các trao đổi, các Bộ trưởng đều đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN đối với an ninh, hòa bình của khu vực. |
Hà Nội đã duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu với tổng mức đầu tư gần 8.300 tỉ đồng.
Cơ quan tố tụng xác định, mặc dù nạn nhân bị thương tổn 1% sức khoẻ, song hành vi của bị cáo Tống Thế Hiển đã cấu thành tội 'Giết người'.
Bị cáo Hoàng Việt Khánh đã bị TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên phạt 8 năm tù vì đăng tải 126 bài viết lên mạng xã hội với các nội dung đả kích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đường đây do Trương Thị Thùy Linh cầm đầu bị cáo buộc tổ chức mang thai hộ trong suốt nhiều năm với giá 450-600 triệu đồng, hiến trứng 25 triệu đồng.
Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày cuối tuần, khu vực TPHCM và Nam bộ sẽ có mưa diện rộng, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Đợt mưa diện rộng này có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
'15.000 đồng/tấm bạt, mấy em mua ngồi ngắm pháo hoa nè', người đàn ông ôm trong tay một xấp bạt nylon gấp gọn đi dọc công viên bến Bạch Đằng rao.
Sáng 8/11, thượng tá Trần Trung Quốc, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay công an tỉnh vẫn đang điều tra, xác minh làm rõ vụ bấm biển số xe 'siêu đẹp' xảy ra tại huyện Cao Lãnh hồi tháng 3 năm nay.
Chiều 1/5, trả lời PV VTC News, lãnh đạo UBND huyện Nầm Pồ (tỉnh Điện Biên) cho biết, cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi làm rõ nguyên nhân 3 bố con được phát hiện chết cháy trong khe núi. Các nạn nhân được xác định là ông Hạng A G. (SN 1970), con trai Hạng A B. (học lớp 9) và Hạng A C. (học lớp 7, cùng trú tại bản Huổi Quang, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ). Thông tin ban đầu, ba bố con ông G. lên núi đào dúi. Sau 2 ngày...
Dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn Vinh - Thanh Thủy (Nghệ An) dài 65 km được đề xuất xây dựng với tổng vốn 18.500 tỷ đồng.