12 nghị sĩ Dân chủ công khai quay lưng với ông Biden; Mỹ và Hàn Quốc tăng răn đe Triều Tiên; Ukraine nhận thêm viện trợ từ Mỹ; NATO ký thỏa thuận đầu tiên với một nước châu Á là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-7.
Sức ép từ chính Đảng Dân chủ đang ngày càng gia tăng với Tổng thống Mỹ Joe Biden, bất kể nhà lãnh đạo Mỹ đang chủ trì các cuộc họp quan trọng của NATO.
Theo thống kê ngày 12-7 của Hãng tin Reuters, tới hiện tại đã có 12 nghị sĩ liên bang thuộc Đảng Dân chủ công khai kêu gọi ông Biden rời khỏi cuộc đua tái tranh cử. "Vì lợi ích của đất nước, tôi kêu gọi Tổng thống Biden rút lui khỏi cuộc đua", Thượng nghị sĩ Peter Welch đại diện bang Vermont viết trong một bài bình luận trên tờ Washington Post. Ông Welch là thượng nghị sĩ Dân chủ đầu tiên kêu gọi ông Biden từ chức ứng cử viên.
Hạ nghị sĩ Adam Smith thì thẳng thừng hơn: "Màn thể hiện của Tổng thống Biden trong cuộc tranh luận thật đáng báo động và người dân Mỹ đã nói rõ rằng họ không còn coi ông ấy là một ứng cử viên đáng tin cậy để giữ chức vụ tổng thống thêm 4 năm nữa. Kể từ cuộc tranh luận, tổng thống đã không giải quyết nghiêm túc những lo ngại này. Đây là điều đáng báo động".
Trong cuộc gặp ngày 11-7, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rằng cam kết răn đe Triều Tiên của Mỹ được hỗ trợ bởi toàn bộ năng lực của nước này, bao gồm cả năng lực hạt nhân.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề ra một định hướng thiết lập hệ thống tổng hợp có khả năng răn đe mở rộng cho bán đảo Triều Tiên nhằm chống lại các mối đe dọa hạt nhân và quân sự từ Bình Nhưỡng.
Phó an ninh quốc gia của ông Yoon, Kim Tae Hyo, nhấn mạnh định hướng trên sẽ chính thức hóa việc triển khai các vũ khí và phương tiện hạt nhân của Mỹ "ở trên và xung quanh bán đảo Triều Tiên", nhằm ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công hạt nhân tiềm ẩn của Triều Tiên.
"Điều đó có nghĩa là vũ khí hạt nhân của Mỹ đặc biệt được giao cho các nhiệm vụ trên Bán đảo Triều Tiên", ông Kim nói.
Ngày 11-7, Hàn Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ký một thỏa thuận về quy trình công nhận lẫn nhau lẫn nhau chứng nhận đủ điều kiện bay. Đây là thỏa thuận đầu tiên kiểu này của NATO với một quốc gia châu Á.
Theo thỏa thuận, NATO sẽ công nhận chứng nhận đủ điều kiện bay của Hàn Quốc đối với các máy bay do nước này sản xuất.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bày tỏ hy vọng thỏa thuận mới sẽ giúp tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Hàn Quốc và các thành viên NATO. Nước này trước đó đã bán nhiều chiến đấu cơ hạng nhẹ cho Ba Lan, một nước thuộc NATO.
Ngày 11-7, Mỹ công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 225 triệu USD cho Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa Patriot, đạn dược bổ sung cho các hệ thống tên lửa và pháo binh cơ động cao, cùng nhiều hạng mục khác.
"Chúng tôi sẽ ở lại với ông," Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước cuộc gặp song phương tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington. Nhà lãnh đạo Ukraine thì cho biết hai bên thảo luận cách kết thúc cuộc chiến với Nga và kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai trong năm nay.
Đài CNN và New York Times hôm 11-7 đưa tin tình báo Mỹ phát hiện Nga đã lên kế hoạch ám sát giám đốc điều hành (CEO) của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetal ở Đức. Đây là công ty đang sản xuất đạn pháo và phương tiện quân sự cho Ukraine..
Mỹ được cho là đã thông báo cho Đức về vụ việc. Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ chối bình luận về thông tin nhưng khẳng định Berlin hiểu rõ các mối đe dọa đang phải đối mặt. Nga chưa đưa ra bình luận gì.
Ngày 11-7, các giám thị nhà tù ở Anh cho biết chính phủ của tân Thủ tướng Keir Starmer đã thông báo về biện pháp mới nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại các cơ sở giam giữ.
Theo các nguồn tin trên, họ nhận được thông báo "đáng tin cậy" rằng từ ngày 12-7, phần lớn phạm nhân ở Anh sẽ được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Tức chỉ cần hoàn thành 40% thời gian án tù, thay vì mức 50% hiện nay, sẽ được trả tự do trước thời hạn.
Khi được thả sớm, phạm nhân vẫn chịu sự giám sát của người quản chế. Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm các điều khoản khác về việc được thả sớm, họ có thể sẽ bị đưa trở lại nhà tù.
Bức ảnh chụp vào tháng 9-2007 này đã lan truyền như bão trên mạng những ngày qua vì cậu bé được danh thủ Lionel Messi ẵm trên, Lamine Yamal, vừa trở thành cầu thủ trẻ nhất (16 tuổi) ghi bàn ở giải vô địch châu Âu, giúp Tây Ban Nha thắng Pháp 2-1.
Hezbollah thể hiện năng lực răn đe khi bắn hạ chiếc Hermes 900, loại UAV mà Israel từng tin rằng nằm ngoài khả năng đánh chặn của lực lượng này.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, nước này, Mỹ và Nhật Bản ngày 12/11 nhất trí triển khai hệ thống chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa thời gian thực vào tháng tới, qua đó giúp phát hiện và đánh giá hiệu quả hơn các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.
Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm “chống lại” các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt đối với các quan chức của cả hai nước.
Cục Lãnh sự chủ trì cuộc họp để thảo luận các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trước tình hình leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông.
Quân đội Israel nói đã phát hiện đường hầm dài 55 m dưới bệnh viện Al-Shifa ở Dải Gaza, nơi lực lượng này đang tiến hành chiến dịch quân sự.
Nguồn tin tình báo Pakistan cho biết máy bay không quân nước này tiến vào không phận Iran để tấn công nhóm phiến quân Baloch rồi quay trở lại.
Làn khói mù dày đặc và độc hại bao trùm New Delhi ngày đầu tuần khiến chính quyền phải ra lệnh nghỉ học, dừng thi công xây dựng và cấm xe.
Trong khi Hamas thông báo cuộc không kích của Israel vào một trường học sáng 10/8 khiến dân thường thiệt mạng thì Israel cho rằng đó còn là căn cứ của các chiến binh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ với giảng viên, sinh viên đại học Mỹ về 'kỷ nguyên vươn mình' của Việt Nam với kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho thế giới.