Phái viên của Trump về Ukraine yêu cầu 'áp lực tối đa' lên Iran; Công tố viên đặc biệt Smith rời Bộ Tư pháp Mỹ, trước khi bị ông Trump cách chức.
Theo Hãng tin Reuters, Công tố viên đặc biệt Jack Smith - người dẫn đầu hai vụ án cấp liên bang chống lại Tổng thống sắp nhậm chức Mỹ Donald Trump - đã nghỉ việc tại Bộ Tư pháp nước này.
Thông tin trên được công bố trong một văn bản nộp Thẩm phán Aileen Cannon, người xét xử ông Trump vụ án tài liệu mật, vào ngày 11-1.
Phần ghi chú của văn bản này khẳng định rõ ông Smith đã hoàn thành phần việc của mình, nộp lên bản báo cáo mật cuối cùng ngày 7-1 và "rời khỏi" Bộ Tư pháp ngày 10-1.
Ông Smith được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland bổ nhiệm chức công tố viên đặc biệt hồi tháng 11-2022 với nhiệm vụ duy nhất là dẫn đầu hai cuộc điều tra hình sự cấp liên bang nhắm vào ông Trump.
Hai cuộc điều tra đó nhắm vào cáo buộc ông Trump chiếm đoạt tài liệu mật quốc gia và liên quan đến cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) ngày 6-1-2021.
Từ đó đến nay, ông Smith được xem như gương mặt đại diện những nỗ lực chống lại ông Trump của chính quyền liên bang dưới thời Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Tuy nhiên, không lâu sau khi ông Trump thắng cử, ông Smith đã từ bỏ cả hai vụ án này. Ông Smith viện lý do Bộ Tư pháp Mỹ có quy định không thực hiện tố tụng với các đời tổng thống đương nhiệm.
Trước tòa, ông Smith vẫn bảo vệ tính đúng đắn của hai vụ án do mình dẫn dắt trước tòa, khẳng định lý do duy nhất chúng bị gác lại là việc ông Trump sắp quay lại Nhà Trắng.
Việc ông Smith rời Bộ Tư pháp không phải thông tin quá bất ngờ. Ông Trump từng nhiều lần khẳng định một trong những việc ông sẽ làm ngay khi nhận nhiệm kỳ mới vào ngày 20-1 là sa thải ông Smith, thậm chí còn có thể sẽ trả đũa nhân vật này.
Ngày 11-1, Nhà Trắng bất ngờ thông báo Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vừa điện đàm với Giáo hoàng Francis và đã trao tặng Giáo hoàng Huân chương Tự do Tổng thống bậc đặc biệt.
Đây là lần đầu tiên trong suốt nhiệm kỳ bốn năm của mình ông Biden trao tặng huân chương này "với bậc đặc biệt".
Huân chương Tự do Tổng thống là danh hiệu cao quý nhất một người không phục vụ quân đội Mỹ có thể nhận được ở nước này. Tổng thống Mỹ được toàn quyền quyết định trao huân chương cho ai, bất kể tình trạng quốc tịch của người đó.
Thỉnh thoảng, người đứng đầu Nhà Trắng cũng có thể trao huân chương này với bậc đặc biệt cho những cá nhân có đóng góp cực kỳ xuất chúng.
Cuộc điện đàm giữa ông Biden và Giáo hoàng Francis diễn ra vào thời điểm lẽ ra ông Biden phải đang công du đến Rome (Ý) và Tòa thánh Vatican. Tuy nhiên, trước tình hình cháy rừng ở California, ông Biden đã hủy bỏ chuyến công du này.
Trong cuộc điện đàm, ông Biden đã ca ngợi Giáo hoàng Francis, người được sinh tại Argentina, là nhà lãnh đạo tôn giáo đã đóng góp cả đời cho "những người không có tiếng nói và dễ bị tổng thương khắp Argentina".
"Một mục tử đầy tình yêu thương, ngài vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ em về Chúa. Một người thầy đầy thách thức, ngài kêu gọi chúng ta đấu tranh vì hòa bình và bảo vệ hành tinh.
Vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Bán cầu, Giáo hoàng Francis khác biệt so với tất cả những người tiền nhiệm. Trên hết, ngài là Giáo hoàng của người dân - một ngọn đèn soi sáng đức tin, hy vọng và tình yêu tỏa sáng rực rỡ khắp thế giới", Tổng thống Biden viết về người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.
Trước khi trao huân chương cho Giáo hoàng Francis, ngày 4-1, ông Biden cũng đã trao tặng Huân chương Tự do (hạng thường) cho 19 cá nhân tiêu biểu, trong đó có huyền thoại bóng đá Lionel Messi.
Ngày 11-1, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo phái viên phụ trách Trung Đông của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, vừa hội đàm với ông Netanyahu để thúc đẩy việc đàm phán ngừng bắn tại Gaza.
Cơ quan này cho biết ngay sau cuộc gặp trên, Thủ tướng Israel đã cử một phái đoàn cấp cao, bao gồm lãnh đạo Cơ quan tình báo Mossad, tới Qatar nhằm "đẩy nhanh" các cuộc đàm phán trả tự do cho các con tin đang bị Hamas giam giữ tại Gaza.
Những hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh các bên trung gian đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán để đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Trung Đông và giải cứu những con tin Israel trước khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Trước đó, hôm 10-1, ông Witkoff cũng đã đến Doha và gặp Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Qatar.
Tại đây, Ai Cập và Qatar - hai bên trung gian tích cực nhất trong những cuộc đàm phán - đã được ông Witkoff cam kết rằng Washington sẽ tiếp tục làm việc để đạt được một thỏa thuận công bằng nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến.
Cũng trong ngày 11-1, ông Keith Kellogg - phái viên của ông Trump về Ukraine - đã yêu cầu thế giới quay lại chính sách "áp lực tối đa" đối với Iran để "buộc quốc gia này trở nên dân chủ hơn".
Tuyên bố trên được ông Kellogg đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia kháng chiến Iran (NCRI) - nhóm chính trị với quan điểm đối lập Iran đặt trụ sở tại Paris (Pháp).
Ông Kellogg khẳng định: "Những áp lực này không chỉ mang tính động thái, không chỉ là sức mạnh quân sự, mà còn phải bao gồm cả kinh tế và ngoại giao".
Phái viên của ông Trump về vấn đề Ukraine cho rằng cơ hội để "thay đổi Iran theo hướng tốt đẹp hơn" đang hiện hữu, song cơ hội này sẽ không kéo dài mãi mãi.
"Chúng ta phải khai thác điểm yếu mà chúng ta đang thấy. Hy vọng đã xuất hiện và hành động cần phải theo sau", ông Kellogg khẳng định.
Hiện chưa rõ liệu ông Kellogg có sử dụng chuyến thăm Paris để gặp gỡ các quan chức Pháp và thảo luận về Ukraine hay không. Cả Văn phòng Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao Pháp và đội ngũ chuyển giao quyền lực của Trump đều chưa đưa ra bình luận.
Ngày 11-1, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Shevchenko, nằm cách mục tiêu chiến lược Pokrosk chỉ 3km về phía tây.
Trong nhiều tháng qua, thành phố Pokrovsk là mục tiêu chủ chốt trong những nỗ lực tiến công của Nga ở vùng Donetsk. Đây là trung tâm hậu cần đặc biệt quan trọng của Ukraine, nằm trên tuyến đường nối giữa hậu phương Kiev và tiền tuyến.
Bất chấp những nỗ lực chống trả của Kiev, vòng vây của quân đội Nga xung quanh Pokvrosk vẫn đang liên tục được siết chặt.
Báo cáo mới nhất của quân đội nga cho biết "hành động quyết đoán" của lực lượng nước này đã dẫn đến việc chiếm được ngôi làng trên. Trong khi đó, quân đội Ukraine không hề nhắc đến tên ngôi làng này trong bản báo cáo chiến trường gần nhất.
Tuy nhiên, Kiev vẫn khẳng định quân đội Matxcơva đã thực hiện hơn 50 cuộc tấn công vào các vị trí quân Ukraine gần thành phố này trong 24 giờ trước đó.
Ngày 7/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp không theo kế hoạch của Hội đồng An ninh quốc gia, sau khi Ukraine tấn công quy mô lớn vào tỉnh miền Trung Kursk.
Nhà khách của Cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine ở phía nam Dải Gaza bị hải quân Israel tập kích, không có thương vong.
Tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, mang đầu đạn siêu vượt âm được coi là át chủ bài để Triều Tiên đe dọa căn cứ chiến lược Mỹ tại Guam.
Ngày 29/1, Ngoại trưởng Nepal N P Saud cho rằng, nước này và Ấn Độ nên giải quyết vấn đề biên giới trên cơ sở đồng thuận chính trị.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 2/11 xác nhận đã tiêu diệt Jaafar Khader Faour, chỉ huy giám sát các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket của Hezbollah trong đơn vị Nasser.
Nhóm Hezbollah tuyên bố phá hủy ba xe tăng Israel đang tiến đến ngôi làng biên giới ở Lebanon, cũng như gây thiệt hại cho nhiều đơn vị đối phương.
Sự ngọt ngào của những trái xoài Pakistan khiến các quan chức Mỹ, các nhà lập pháp, chuyên gia, nhà báo,... cảm nhận được sự cần thiết phải tăng cường quan hệ đối tác Mỹ-Pakistan chặt chẽ hơn.
Ngày 25/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các lực lượng Nga đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm hôm trước đó.
Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử Tổng thống, Mỹ kêu gọi tiếp tục viện trợ cho Kiev, chiến sự ở Dải Gaza, Israel tập trận tại Cao nguyên Golan, lũ lụt tại Ấn Độ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.