Một số tin tức đáng chú ý: Đại gia Novaland vay hàng trăm tỉ đồng từ công ty con; Doanh nghiệp lãnh phạt vì… ít sếp; Chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở Hà Nội nửa năm có thể trên 11.000 tỉ đồng...
Tin tức từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5-2024 là trên 17.000 người, trong đó khoảng 5.200 lao động nữ.
Dẫn đầu vẫn là Nhật Bản với trên 5.500 lao động, tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc). với khoảng 6.700 người, Hàn Quốc gần 4.400 lao động…
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khoảng 65.800 lao động, đạt trên 52% so với kế hoạch năm.
Nhiều nhất là Nhật Bản với khoảng 35.000 người, Đài Loan (Trung Quốc) trên 21.600 lao động, Hàn Quốc khoảng 5.200 người…
Năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước đặt chỉ tiêu đưa khoảng 125.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hiện, cục đang xúc tiến đàm phán với một số nước châu Âu (Đức, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, Romania) và Israel, Canada để đưa lao động có tay nghề đi làm việc. Qua đó, mở rộng các thị trường lao động thu nhập cao cho người Việt.
Công ty cổ phần Tập đoàn No va (Novaland) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT thông qua các khoản đi vay nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động.
Cụ thể, Novaland sẽ vay với tổng giá trị gần 300 tỉ đồng.
Đáng chú ý, hai doanh nghiệp cho Novaland lại chính là các công ty con của doanh nghiệp này, gồm CTCP Địa ốc No Va Mỹ Đình với giá trị khoản vay hơn 177 tỉ đồng; và CTCP Địa ốc Thành Nhơn với 115 tỉ đồng.
Thời hạn của khoản vay nêu trên đều là 10 tháng, lãi suất 5,2% năm.
Hội đồng quản trị thống nhất trao quyền cho người đại diện pháp luật công ty hoặc tổng giám đốc ký kết các thỏa thuận, hợp đồng, văn bản có liên quan và tiến hành thủ tục cần thiết.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1-2024 thể hiện, Novaland nắm trực tiếp gần 100% vốn với cả hai doanh nghiệp nêu trên.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Theo đó, doanh nghiệp bị phạt tiền 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn với báo cáo giải trình lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp báo cáo tài chính công ty mẹ kiểm toán năm 2022 khi chênh lệch 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước.
Nhiều báo cáo giải trình khác cũng không được doanh nghiệp công bố đúng thời hạn như:
- Giải trình lợi nhuận sau thuế báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2023 chênh lệch 5% trở lên lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi sang lỗ so với trước khi soát xét;
- Giải trình lợi nhuận sau thuế báo cáo tài chính công ty mẹ bán niên soát xét năm 2023 chênh lệch 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh bị phạt 125 triệu đồng do không đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành theo quy định.
Tin tức từ Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết ước hết tháng 6-2024, chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là trên 11.000 tỉ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Đến cuối tháng 5-2024, toàn thành phố phát sinh gần 5 triệu lượt khám chữa bệnh, trong đó số ngoại trú lên tới trên 4,2 triệu lượt. Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khoảng 9.000 tỉ đồng.
Ước đến giữa năm 2024, số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 8 triệu người, tỉ lệ bao phủ trên 94% dân số, tăng khoảng 300.000 người (tăng gần 4%) so với cùng kỳ năm 2023.
Cơ quan này đánh giá số người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến thành phố gia tăng. Tình trạng các bệnh viện tuyến thành phố hoặc tuyến trung ương đang điều trị các bệnh lý thông thường, quản lý điều trị các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm chưa có biến chứng còn phổ biến.
Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và các ngành thanh tra, lao động thương binh và xã hội, y tế, công an, thuế… tiếp tục phối hợp, thanh tra, kiểm tra, khắc phục chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Qua gần 1.000 cuộc thanh tra, kiểm tra trong 5 tháng đầu năm 2024, các đơn vị đã khắc phục khoảng 78 tỉ đồng tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (đạt trên 81%).
Dù chưa đến giao thừa nhưng nhiều nơi bán hoa Tết phải “bán đổ bán tháo”, “đại hạ giá” để mong bán được hoa, về quê ăn Tết.
Dự án Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được khởi công năm 2015, với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng. Sau 9 năm, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ông Roland Wee, Chủ tịch Great Place To Work ASEAN và ANZ, cho biết lực lượng lao động Gen Z sẽ đóng vai trò quan trọng khi Việt Nam phát triển nền kinh tế tri thức.
Có hơn 90 tấn tôm hùm, cá biển của người dân xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chết đột ngột vì nắng nóng kéo dài kết hợp với mưa dông.
6 sinh viên xuất sắc của Việt Nam được lựa chọn tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhân tài Số Châu Á - Thái Bình Dương.
Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực ngày 1.8.2024 (thay vì ngày 1.1.2025). Dưới đây là nội dung của phương án bồi thường, tái định cư theo Luật...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, heo gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới các tỉnh miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là qua biên giới với Campuchia, Lào.
Việc chậm đưa dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vào vận hành có thể gây thiệt hại khoảng 13 tỉ đồng mỗi ngày.
Trở thành thương hiệu mì ăn liền người dùng Việt yêu thích Nỗ lực chinh phục người tiêu dùng bằng sự thấu hiểu là kim chỉ nam của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và thương hiệu Hảo Hảo kể từ những ngày đầu có mặt tại thị trường Việt Nam. Am hiểu sâu sắc ẩm thực địa phương kết hợp tiêu chí chất lượng nghiêm ngặt, quy trình sản xuất tiêu chuẩn Nhật Bản, Hảo Hảo liên tục nghiên cứu và nâng cao sản phẩm để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Điều...