Tin tức đáng chú ý: Công an khởi tố một phụ nữ khoe 'thân tình' cán bộ cấp cao, lừa 95 tỉ đồng; Nắng nóng, TP.HCM kiểm tra phòng cháy chữa cháy biển quảng cáo ngoài trời; TP.HCM thúc tiến độ cầu vượt, hầm chui ở nút giao An Phú...
Nhằm đảm bảo an toàn về kết cấu và công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại bảng quảng cáo, màn hình điện tử, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa đề nghị UBND các quận huyện, TP Thủ Đức rà soát cổng chào, bảng tuyên truyền cổ động, băng rôn, nhất là các vị trí tuyên truyền băng ngang đường giao thông.
Đồng thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát và xử lý các biển hiệu, các trụ bảng quảng cáo, màn hình LED không phép, đảm bảo an toàn xây dựng và phòng cháy chữa cháy.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo cần kiểm tra, rà soát mức độ an toàn phòng chống cháy, nổ của các công trình. Định kỳ phối hợp với đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ địa phương để kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra cần tháo dỡ hoặc thay mới thiết bị rò rỉ, đảm bảo an toàn tuyệt đối với các biển hiệu trước cơ sở kinh doanh, trụ, bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM thông tin đang tập trung đẩy tiến độ toàn dự án nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức).
Đây là một trong số dự án giao thông trọng điểm ở TP.HCM dự kiến hoàn thành, phục vụ người dân từ đầu năm 2025.
Hiện các đơn vị đẩy nhanh hạng mục cầu vượt An Phú, hầm chui, cầu Giồng Ông Tố… Trong đó hạng mục cầu Giồng Ông Tố hiện đang thi công nhịp chính, các nhịp biên. Hạng mục cầu vượt kết nối từ đường Mai Chí Thọ tới cầu Giồng Ông Tố, đường Đồng Văn Cống thì bắt đầu triển khai đầu năm 2024.
Lãnh đạo Ban giao thông cho biết một số hạng mục thuộc nút giao An Phú sẽ xong trong năm 2024. Phần còn lại tiếp tục triển khai gấp rút để toàn dự án về đích vào năm 2025 như kế hoạch đề ra.
Tại hội thảo kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế 2024 do Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vừa tổ chức, ThS Hà Thị Kim Phượng, trưởng phòng điều dưỡng - dinh dưỡng - kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện và tái xuất hiện nhiều dịch bệnh từ COVID-19 đến vi rút Zika, Ebola và nhiều loại vi rút.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và di chuyển quốc tế ngày càng tăng, sự bùng phát các bệnh trên, cùng sự xuất hiện của các mầm bệnh mới đã đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội.
Việc giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn và phản ứng kịp thời trước các bệnh dịch không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia, cơ sở y tế và mỗi cá nhân.
Đến tháng 2-2024, cả nước có 96 bệnh viện tham gia giám sát và thực hiện báo cáo trong mạng lưới giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia. Có những báo cáo cho kết quả nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu do vi sinh vật, kháng thuốc…
TS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho rằng để thay đổi góc nhìn về kiểm soát nhiễm khuẩn tại Việt Nam là điều không dễ, khi hiện nay tư duy, suy nghĩ của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn thật sự chưa đầy đủ và chưa đúng vai trò.
Theo dự thảo Luật Việc làm, người được vay vốn gồm:
a) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 điều này thuộc các trường hợp sau đây được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Người lao động là người dân tộc thiểu số;
b) Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;
c) Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;
d) Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;
đ) Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
e) Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
g) Người lao động có đất thu hồi;
h) Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.
Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thị Lượng (48 tuổi, trú tại phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bước đầu, cơ quan công an xác định, chị P.T.P. làm kinh doanh ngành than tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016 đến nay. Khoảng năm 2020, qua mối quan hệ xã hội, chị P. có quen biết với bà N.T.N. làm phó phòng tổ chức của một bệnh viện ở Hà Nội và bà N.T.H. (sinh năm 1965, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Ngày 18-1-2021, chị P. và chồng là anh N.Đ.C. (sinh năm 1975) đi từ tỉnh Quảng Ninh đến nhà bà H. chơi, thăm nhà. Tại đây, vợ chồng chị P. gặp những người quen của bà H., trong đó có Bùi Thị Lượng và chị C.T.V. (sinh năm 1981, trú tại quận Cầu Giấy).
Tại đây, bà H. đã giới thiệu cho vợ chồng chị P. biết Lượng là người quen và có "mối quan hệ thân tình" với nhiều cán bộ cấp cao ở trung ương và TP.HCM, có thể giúp được vợ chồng chị P. và anh C. trong lĩnh vực than cùng công việc khác.
Do tin tưởng nên vợ chồng chị P. đã nhiều lần chuyển tiền nhờ Lượng giúp đỡ lo công việc với tổng số tiền trên 95 tỉ đồng, chuyển cho bà H. 460 triệu đồng, chuyển cho bà V. 800 triệu đồng.
Sau khi chuyển tất cả các khoản tiền trên nhưng qua nhiều tháng, vợ chồng chị thấy Lượng không giúp được gì nên đã yêu cầu phải trả lại tiền. Sau nhiều lần đòi, từ ngày 27-5 đến 29-7-2022, Lượng mới trả cho vợ chồng chị P. số tiền 9 tỉ 300 triệu đồng, số còn lại là 86 tỉ 675 triệu đồng Lượng chưa trả được.
Sau khi tiếp nhận đơn trình báo của nạn nhân, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã thu thập chứng cứ, tài liệu và triệu tập Bùi Thị Lượng về trụ sở để làm rõ hành vi phạm tội. Tại cơ quan điều tra, Lượng đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình như nội dung nêu trên.
Một người bán rau trên phố Trần Quốc Vượng (Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho tôi thật nhiều thông điệp về lối sống đẹp giữa nhịp phố ồn ào.
Cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh với 150 thanh niên, sinh viên tiêu biểu địa phương đang công tác, học tập tại Hà Nội đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để mọi người cùng chung sức hướng về quê hương.
Tròn 70 năm, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt', chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Từ hơn 260 hồ sơ đề cử, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã thành lập Hội đồng bình chọn và lựa chọn ra 85 cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi, tiêu biểu nhất năm 2024 để vinh danh vào tối 30/8.
CJ K FESTA – cầu nối năng động đưa văn hóa Hàn Quốc đến gần bạn trẻ Việt Nam
Đoàn cơ sở TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Chi đoàn TTXVN khu vực Tây Nguyên đã phối hợp với Nhóm từ thiện Fly To Sky và các nhà tài trợ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội.
Công an tỉnh Kiên Giang phát động đoàn viên, thanh niên công an trong toàn tỉnh ủng hộ gần 200 triệu đồng cho đại úy Ngôi bị đứt lìa hai chân do bị cuốn vào chân vịt ghe của nhóm ‘cát tặc’ vào đêm 23-11.
Dự kiến ngày mai 9-9 sẽ có đoàn 100 thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế lên đường đi Hải Phòng để hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.
Bà Dương Thị Hoa đứng ngồi không yên, thi thoảng lại hỏi lực lượng chức năng tìm kiếm cứu nạn về việc đã trục vớt, cứu được em trai chưa.