Ukraine tấn công tỉnh Kursk của Nga, Bangladesh đã chọn được lãnh đạo chính phủ lâm thời, tình hình căng thẳng ở Trung Đông và cuộc bầu cử Mỹ là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 7/8: Ukraine tấn công tỉnh của Nga, hàng xóm sát vách Mỹ mời ông Putin sang, Palestine sẵn sàng đàm phán quy chế cuối cùng với Israel |
Mexico đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới dự lễ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Claudia Sheinbaum (trái). (Nguồn: LAPRESSE) |
* Ukraine tấn công quy mô lớn vào tỉnh Kursk của Nga sáng 7/8, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo bộ trên, quân đội cùng với lực lượng biên phòng của Cơ quan An ninh LB Nga (FSB) đã giao chiến với các đơn vị Lực lượng vũ trang Ukraine.
Các lực lượng không quân, tên lửa và pháo binh Nga đã ngăn cản được sự thâm nhập sâu hơn của quân đội Ukraine, song giao tranh vẫn chưa kết thúc.
Bộ Quốc phòng Nga ước tính, thiệt hại của Lực lượng vũ trang Ukraine là 260 binh sĩ và 50 xe bọc thép. Ngoài ra Ukraine còn mất 2 pháo phòng không tự hành của tổ hợp Buk M1, một thiết bị rà phá bom mìn UR-77 và một trạm tác chiến điện tử. (Reuters, AFP)
Tin liên quan |
Đối đầu Israel-Iran: Tránh vượt ngưỡng Đối đầu Israel-Iran: Tránh vượt ngưỡng |
* Ukraine gia hạn tình trạng thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày, theo thông tin đăng trên trang web của Quốc hội Ukraine ngày 7/8.
Theo quy định trước đó, tình trạng thiết quân luật và lệnh tổng động viên sẽ hết hiệu lực vào ngày 11/8 tới.
* Bắt 2 nghi phạm ở Thụy Điển vì có liên quan đến vụ nổ tại một ki-ốt ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch vào tối ngày 6/8.
Theo cảnh sát Copenhagen cho hay, vụ nổ xảy ra tại một ki-ốt ở Hans Knudsens Plads, phía Bắc thủ đô này, may mắn là không có ai bị thương. (THX)
* Mexico mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới dự lễ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Claudia Sheinbaum vào ngày 1/10, theo nguồn tin từ đại sứ quán Mexico tại Moscow.
Bộ Ngoại giao Mexico đã gửi yêu cầu bình luận tới đội ngũ của bà Sheinbaum, nhưng chưa nhận được phản hồi. (Reuters)
* Tàu Hải quân Nga thăm Venezuela: Tàu “Smolny” của Hạm đội Baltic thuộc Hải quân Nga đã cập cảng La Guaira của Venezuela vào ngày 6/8 để tham gia những cuộc tập trận chung.
Tàu “Smolny” đang thực hiện chuyến hành trình xa nhằm mục đích huấn luyện thực hành cho các học viên của các trường hải quân Nga.
Tham gia hành trình của tàu “Smolny” có hơn 300 học viên đại học đang thực hiện chương trình huấn luyện về liên lạc và dẫn đường. (Sputnik)
* Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chọn ông Tim Walz, Thống đốc Minnesota, là người đồng hành tranh cử, đồng thời khẳng định hai người sẽ chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra vào tháng 11 tới.
Bà Harris cho biết, một trong những điều khiến bà chú ý ở ông Walz - 60 tuổi, là cựu thành viên Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ và là cựu giáo viên và niềm tin của ông về việc đấu tranh cho các gia đình trung lưu rất sâu sắc.
Bộ đôi Harris-Wilz đã khởi động chiến dịch tranh cử cùng nhau ở các bang chiến địa tại thành phố Philadelphia ở bang Pennsylvania. (CBS News)
* Mỹ triển khai hệ thống radar tiên tiến trên đảo Yonaguni của Nhật Bản: Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 của quân đội Mỹ xác nhận, lần đầu tiên, hệ thống radar định hướng nhiệm vụ trên bộ và trên không TPS-80 đã được chuyển đến đảo Yonaguni, thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản.
Theo thông cáo báo chí, TPS-80 sẽ được sử dụng trong cuộc tập trận quân sự thường niên Resolute Dragon giữa Mỹ và Nhật Bản. Giới chức quân sự đánh giá quyết định dùng radar trong huấn luyện sẽ giúp quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng công nghệ này trong “mọi tình huống” với các lực lượng Nhật Bản. (PACOM)
* Tổng thống Bolivia Luis Arce đề xuất trưng cầu dân ý về việc tái tranh cử tổng thống, phân bổ ghế trong Hội đồng lập pháp (Quốc hội) và trợ cấp nhiên liệu.
Trong bài phát biểu kỷ niệm 199 năm Ngày Độc lập của Bolivia, ông Arce chia sẻ: "Những thời điểm khó khăn đòi hỏi những quyết định kiên định, chín chắn, chu đáo và những con người không nao núng trước nghịch cảnh". (THX)
* Palestine sẵn sàng đàm phán về quy chế cuối cùng với Israel trong khuôn khổ hội nghị hòa bình quốc tế, theo một lịch trình nhất định và phát triển cơ chế an an ninh khu vực, theo lời Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 7/8.
Ông nêu rõ: “Nhà nước Palestine đã hình thành tầm nhìn chính trị và chuẩn bị lộ trình, được nhóm 6 quốc gia Arab thông qua và gửi tới Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để xem xét. Cơ sở của lộ trình này là một giải pháp chính trị toàn diện nhằm chấm dứt sự hiện diện của Israel ở Dải Gaza”.
Theo nhà lãnh đạo, chính quyền Palestine sẵn sàng thực hiện các chức năng của mình ở Dải Gaza và yêu cầu chấm dứt mọi hành động thù địch đơn phương của Israel ở Bờ Tây và Jerusalem. (Sputnik)
* Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tới Trung Đông, bao gồm khoảng một chục máy bay chiến đấu F/A-18 và một máy bay do thám E-2D Hawkey từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Động thái này là một phần trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm giúp bảo vệ quân đội Mỹ và Israel khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng của Iran cùng các lực lượng ủy nhiệm của nước này.
Tuy nhiên, việc triển khai này chỉ là tạm thời, vì một phi đội gồm khoảng 10 máy bay chiến đấu F-22 của Không quân nước này đang trên đường từ căn cứ quân sự Alaska đến trong vài ngày tới. Thời gian đồn trú của những chiếc máy bay này sẽ phụ thuộc tình hình khu vực. (AP)
* Mỹ phá hủy nhiều thiết bị của Houthi ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, bao gồm máy bay không người lái (UAV), xuồng điều khiển từ xa (UUV) và tên lửa đạn đạo, theo thông báo của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM).
Tuyên bố của CENTCOM nhấn mạnh: "Các vũ khí này đã tạo ra mối đe dọa rõ ràng đối với các lực lượng Mỹ và liên quân, cũng như các tàu thương mại trong khu vực. Hành vi liều lĩnh và nguy hiểm của Houthi tiếp tục đe dọa sự ổn định và an ninh của khu vực". (ANI)
* Israel chỉ thị các cơ quan đại diện ở nước ngoài sẵn sàng phản ứng trong trường hợp nước này đáp trả các cuộc tấn của Iran và Hezbollah.
Văn bản này nêu rõ rằng, Israel sẽ không để một cuộc tấn công của Iran hoặc Hezbollah diễn ra mà không có sự đáp trả, đồng thời chỉ thị cho các Đại sứ quán ở nước ngoài liên hệ với các đối tác để giải thích rõ tính hợp pháp đối với các hành động của Israe.
Bên cạnh đó, tài liêu cũng yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao của Israel nêu rõ quan điểm về việc nước này luôn ưu tiên giải pháp ngoại giao nhưng cũng quyết tâm bảo vệ công dân bằng mọi giá. (Channel 12)
* Niger cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine ngay lập tức từ 6/8, cáo buộc Kiev hỗ trợ "các nhóm khủng bố" theo thông báo của người phát ngôn chính phủ Niger Amadou Abdramane.
Ông Abdramane cho biết, nước này sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về "hành động gây hấn" của Ukraine. (AFP)
* Nga tố Ukraine mở “mặt trận thứ 2” ở châu Phi sau khi Mali và Niger cáo buộc Kiev hỗ trợ một cuộc tấn công của phiến quân ly khai hồi tháng trước và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, Ukraine “đang ve vãn các nhóm khủng bố ở những quốc gia trên lục địa thân thiện với Moscow”. (AFP)
* ELN cam kết không tấn công quân đội Colombia ngay cả sau khi lệnh ngừng bắn 6 tháng giữa hai bên kết thúc vào ngày 4/8
Trong một tuyên bố, Nhóm Quân Giải phóng Quốc gia Colombia (ELN) nêu rõ: "Trong khuôn khổ mong muốn hòa bình, ELN sẽ không thực hiện các hoạt động tấn công chống lại quân đội, lực lượng cảnh sát hoặc lực lượng an ninh của nhà nước Colombia". Tuy nhiên, nhóm cho biết sẽ tự vệ nếu bị tấn công. (Reuters)
* Tình hình Bangladesh: Ngày 6/8, ông Muhammad Yunus, người từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006, được chỉ định làm người đứng đầu chính phủ lâm thời Bangladesh. Các thành viên còn lại của chính phủ lâm thời sẽ sớm được kiện toàn sau khi có ý kiến tham vấn của các chính đảng khác
Ngày 7/8, các thủ lĩnh biểu tình ở quốc gia Nam Á bày tỏ mong muốn chính phủ lâm thời do ông Muhammad Yunus lãnh đạo sẽ được thành lập trong ngày 7/8.
Trong khi đó, cùng ngày, khoảng 300-400 quan chức đã biểu tình tại trụ sở Ngân hàng Trung ương Bangladesh để phản đối tình trạng tham nhũng của các lãnh đạo, khiến 4 phó thống đốc của ngân hàng này phải từ chức. (Reuters, AFP)
* Ấn Độ sơ tán nhân viên không quan trọng khỏi các phái bộ ngoại giao tại Bangladesh. Toàn bộ đội ngũ nhân viên ngoại giao của Ấn Độ vẫn ở lại Bangladesh và các cơ quan đại diện ngoại giao vẫn hoạt động bình thường.
Bên cạnh Đại sứ quán ở thủ đô Dhaka, Ấn Độ còn đặt các lãnh sự quán hỗ trợ ở Chittagong, Rajshahi, Khulna và Sylhet. (Reuters)
* Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết giải tán đảng đối lập Move Forward vì chiến dịch sửa đổi luật xúc phạm Hoàng gia. (Reuters)
* Hàn Quốc-Philippines nhất trí hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược” trong năm nay, theo thông báo của Văn phòng Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul.
Đồng thuận trên được đưa ra trong cuộc gặp của ông Cho Tae-yul với người đồng cấp Philippines Enrique Manalo ngày 7/8 tại Seoul.
Ông CHo ca ngợi Hàn Quốc và Philippines là hai quốc gia “có tầm quan trọng về mặt địa chính trị” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi cần đẩy mạnh hợp tác và truyền thông chiến lược hai chiều để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. (Yonhap)
* Philippines diễn tập chung với Mỹ, Canada, Australia từ ngày 7-8/8, "trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Philippines" và thể hiện "cam kết chung trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Các đơn vị hải quân và không quân của 4 quốc gia tham gia sẽ phối hợp hoạt động nhằm tăng cường hợp tác và khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang. (AFP)
Người dân Israel và Gaza có những cảm xúc khác nhau trước cái chết của thủ lĩnh Hamas Sinwar nhưng họ có cùng niềm mong mỏi là xung đột cần sớm chấm dứt.
Ngày 2/9, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết sự hợp tác với Nga, Trung Quốc và một số quốc gia thân thiện khác đã giúp Minsk giảm tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Quân đội Nga thông báo bắn hạ 58 UAV tự sát Ukraine, trong đợt tấn công quy mô lớn ngày thứ hai liên tiếp vào lãnh thổ nước này.
Xen giữa việc thảo luận về một cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng nêu quan điểm bằng những lời cảnh báo.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/10.
Cựu cố vấn thương mại Navarro của ông Trump trình diện tại nhà tù liên bang ở Miami, bắt đầu thụ án 4 tháng tù vì coi thường quốc hội.
Cuộc tập trận thường niên hàng đầu của Bộ chỉ huy châu Phi thuộc quân đội Mỹ có tên African Lion 2024 (Sư tử châu Phi 2024) đang diễn ra ở Tunisia, đánh dấu thời điểm quan trọng trong hợp tác quân sự giữa Washington và lục địa này.
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) từ 17-19/10, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của chuyến thăm ở khía cạnh song phương và đa phương.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iraq, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani sẽ thăm Nga trong vài tuần tới.