Tin thế giới 6/9: Nga bắn tin về hòa đàm, Ukraine cố 'dụ dỗ' đồng minh vượt giới hạn đỏ của Moscow, Thượng đỉnh Hàn-Nhật bắt đầu

21:20 06/09/2024

Nga nói về hòa đàm với Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky thăm Đức và Italy, Houthi tuyên bố mở rộng các cuộc tấn công Israel, Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Tin thế giới 6/9: Nga bắn tin về hòa đàm, Ukraine cố 'dụ dỗ' đồng minh vượt giới hạn đỏ của Moscow, Houthi tuyên chiến Israel
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiến hành Hội nghị thượng đỉnh tại Seoul vào ngày 6/9. (Nguồn: The Korea Times)

Nga-Ukraine

* Ukraine tuyên bố giành lại một phần thị trấn New York ở phía Nam thị trấn Toretsk thuộc miền Đông, nơi đã diễn ra các trận chiến dữ dội trong nhiều tuần.

Cuộc phản công của Kiev diễn ra chỉ hơn 2 tuần sau khi Nga chiếm được New York, một thị trấn có dân số trước xung đột khoảng 10.000 người.

Đây là thành công đầu tiên của Kiev trên mặt trận này sau nhiều tháng Moscow tiến vào khu vực này và một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, ông muốn quân đội chiếm toàn bộ vùng Donbas. (AFP)

Tin liên quan
Những
Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

* Hòa đàm Nga-Ukraine: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi sự tham gia của Nga trong hội nghị hòa bình lần thứ 2, khẳng định rằng việc chấm dứt cuộc chiến cần sự tham gia trực tiếp của Moscow.

Hội nghị trước đó về Ukraine diễn ra tại Burgenstock, Thụy Sỹ, vào ngày 15-16/6 nhưng Nga không được mời tham dự. Phía Moscow tẩy chay hội nghị này.

Trong khi đó, về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov ngày 6/9 tuyên bố, Moscow sẵn sàng quay trở lại “các nguyên tắc Istanbul” để giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng phải trên cơ sở thực tế mới.

Trong giai đoạn đầu xung đột, các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và đồng ý các nguyên tắc mà Kiev đưa ra. Theo ông Lavrov, những nguyên tắc này cho đến nay vẫn mang tính thiết thực.

Các nguyên tắc này đảm bảo Kiev không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), duy trì tình trạng trung lập và mô tả các đảm bảo an ninh đối với Ukraine để nước này cảm thấy yên tâm; việc Ukraine không gia nhập NATO là một phần trong các đảm bảo đối với Liên bang Nga. (RBC, NBC)

* Tổng thống Ukraine đến Đức tìm kiếm viện trợ: Ngày 6/9, Tổng thống Zelensky đã đến Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức để họp với nhóm Ramstein gồm khoảng 50 quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tại đây, ông Zelensky kêu gọi các đồng minh quân sự vượt qua "giới hạn đỏ" của Moscow và cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga "để buộc Moscow phải tìm kiếm giải pháp hòa bình".

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ngày 5/9, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi thừa nhận rằng, lực lượng vũ trang nước này đang gặp bất lợi so với Nga về cả vũ khí lẫn nhân sự.

Theo tuyên bố được đăng trên trang ứng dụng tin nhắn Telegram, ông Zelensky sẽ đến Italy sau khi thăm Đức. (Reuters)

* Tổng thống Mỹ sẽ ký khoản viện trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trị giá 250 triệu USD, theo thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 6/9 tại Căn cứ không quân Ramstein của Đức.

Theo ông Austin, khoản viện trợ sẽ tăng cường khả năng để đáp ứng các yêu cầu của Ukraine và Mỹ cam kết "sẽ cung cấp viện trợ với tốc độ của cuộc chiến". (Reuters)

* Anh cung cấp 650 tên lửa phòng không hạng nhẹ cho Ukraine trị giá 162 triệu Bảng Anh (213,13 triệu USD) cho Ukraine. Số tên lửa này nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và bom của Nga. (UK Gov)

Châu Âu

* NATO kêu gọi Trung Quốc tham gia thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân: Ngày 5/9, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi xây dựng các thỏa thuận mới về giải trừ quân bị để điều chỉnh vũ khí hạt nhân cũng như đảm bảo tính minh bạch.

Bên cạnh đó, theo ông, Trung Quốc cần được đưa vào các thỏa thuận trong tương lai. (Sputnik)

* Lithuania lắp đặt chướng ngại vật ở biên giới với Nga: Các chướng ngại vật cố định này làm bằng bê tông cốt thép chống xe tăng và xe cơ giới, còn gọi là "răng rồng", được đặt tại một số khu vực biên giới với vùng đất Kaliningrad của Nga.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Laurynas Kasciunas, việc triển khai lắp đặt răng rồng không chỉ là tín hiệu rõ ràng đối với Moscow mà còn là cách để Vilnius bảo vệ những khu vực dễ bị tổn thương. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ trị giá hơn 600 triệu Euro đã được chính phủ quốc gia Baltic phê duyệt. (TASS)

* Nga áp đặt các biện pháp hạn chế đối với truyền thông Mỹ tại nước này nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Washington đối với tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya và các đơn vị liên quan như RIA Novosti, RT, TV-Novosti, Sputnik Ruptly. (AFP)

* Đức cân nhắc đưa người di cư bất hợp pháp tới Rwanda, theo tiết lộ của Ủy viên phụ trách vấn đề di cư Joachim Stamp.

Theo ông Stamp, Rwanda là lựa chọn phù hợp nhất do đã có sẵn cơ sở hạ tầng từ kế hoạch tương tự của Anh. Tuy nhiên, khác với Anh, kế hoạch của Đức sẽ được Liên hợp quốc giám sát. Rwanda cũng đã bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục mô hình này.

Động thái của Đức diễn ra chỉ hai tháng sau khi Anh hủy bỏ kế hoạch tương tự. (Sky News)

Châu Á-Thái Bình Dương

* Thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản: Ngày 6/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh tại Seoul.

Tại đây, Tổng thống Yoon Suk Yeol bày tỏ hai nước có cơ hội đưa quan hệ lên một tầm cao mới khi kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2025, đồng thời đánh giá những thành quả đạt được với ông Kishida trong việc cải thiện quan hệ là sự phát triển có ý nghĩa nhất kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống. (Kyodo)

* Hàn Quốc triển khai hệ thống chống thiết bị bay không người lái (UAV) tích hợp trên toàn quốc để đối phó với các mối đe dọa từ UAV của Triều Tiên.

Hệ thống tích hợp này bao gồm radar và máy gây nhiễu tín hiệu, có khả năng phát hiện, theo dõi và tiêu diệt UAV. Dự kiến, khoảng 20 hệ thống sẽ được triển khai cho các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Phòng thủ Thủ đô và các khu vực quan trọng khác. (Yonhap)

* Hàn Quốc-Đức tổ chức diễn tập hải quân chung ở Hoàng Hải vào ngày 6/9, trong đó có sự tham gia của một tàu chiến Đức ghé thăm thành phố cảng Incheon ở miền Tây để tiếp tế nhu yếu phẩm.

Theo Hải quân Hàn Quốc, khinh hạm ROKS Incheon của Hàn Quốc và khinh hạm Baden-Wurttemberg của Đức đã tham gia các cuộc diễn tập tập trung vào các hoạt động trên biển và chia sẻ dữ liệu hàng hải của hai bên.

Tàu chiến Đức đã đi vào vùng biển gần Bán đảo Triều Tiên để tham gia các hoạt động giám sát lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng. (Yonhap)

* Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách 3,75 nghìn tỷ Baht (111 tỷ USD) cho năm tài khóa 2025 với 309 phiếu thuận, 155 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Dự luật này áp dụng cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng 10/2024.

Dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện xem xét vào tuần tới và cần được Hoàng gia phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. (THX)

* Triều Tiên thả bóng bay chứa rác thải sang Hàn Quốc ngày thứ 3 liên tục. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết, họ phát hiện Triều Tiên thả khoảng 260 bóng bay chứa rác từ đêm 5/9 và sáng 6/9. Khoảng 140 bọc rác được tìm thấy ở Seoul và một số khu vực thuộc tỉnh Gyeonggi xung quanh thủ đô.

Theo JCS, các túi rác được thu hồi chủ yếu chứa giấy và chai nhựa, và không tìm thấy chất độc hại nào. (Yonhap)

* Ba Lan sẵn sàng tham gia tập trận chung với Philippines và các đồng minh ở Biển Đông, theo lời Đại biện lâm thời của Ba Lan tại Manila Jarosław Szczepankiewicz. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng sẵn sàng hỗ trợ Philippines trong việc đào tạo nhân sự về an ninh mạng và tăng cường năng lực công nghệ.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đang có chuyến thăm Manila để thảo luận về việc tăng cường hợp tác an ninh và thương mại giữa hai nước.

Đề cập cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực, ông Sikorski bày tỏ hy vọng "các khác biệt giữa các quốc gia sẽ được giải quyết một cách hòa bình, vì chúng tôi không muốn một cuộc thế chiến khác". (Bworld Online)

* Saudi Arabia-Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược quốc phòng, sau cuộc họp lần thứ 6 của Ủy ban chung về hợp tác quốc phòng (JCDC) do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề chiến lược của Saudi Arabia Salman bin Awadh Al-Harbi và Thư ký Bộ Quốc phòng Ấn Độ Amitabh Prasad đồng chủ trì tại thủ đô Riyadh của quốc gia Arab.

Đại sứ Ấn Độ tại Saudi Arbia Ajaz Khan cho biết, tại cuộc gặp, hai bên đã xem xét tiến độ thực hiện các hoạt động quốc phòng chung, bao gồm các cuộc tập trận chung, trao đổi chuyên gia và hợp tác trong ngành. Theo ông, hai nước đã nhất trí đưa hợp tác quốc phòng song phương lên cấp độ chiến lược.

Đại sứ Khan nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi ở Trung Đông và Nam Á. (Arab News)

Trung Đông-châu Phi

* Houthi tuyên bố mở rộng các cuộc tấn công vào Israel: Ngày 5/9, Abdul Malik al-Houthi, lãnh đạo Houthi, đã tuyên bố sẽ mở rộng các hoạt động quân sự chống lại Israel và các đồng minh phương Tây.

Phát biểu trên đài Almasirah, al-Houthi khẳng định, phong trào này sẽ gia tăng các cuộc tấn công trên đất liền và sử dụng công nghệ mới để làm đối phương bất ngờ, cảnh báo rằng Israel và các đồng minh sẽ đối mặt với các thách thức không kém phần nghiêm trọng trên đất liền, tương tự như những gì đã xảy ra trên biển.(Sputnik)

* Iran-Bahrain cam kết tiếp tục đàm phán chính trị song phương, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi và người đồng cấp Bahrain Abdullatif bin Rashid Al Zayani ngày 5/9.

Ngoại trưởng Bahrain Al Zayani bày tỏ hy vọng thúc đẩy đàm phán trong nhiệm kỳ chính quyền mới ở Iran, trong khi ông Araghchi cho biết, mở rộng quan hệ với các nước láng giềng là ưu tiên chính của Tehran. (IRNA)

Châu Mỹ

* Mexico phản đối Mỹ can thiệp vào cải cách tư pháp và yêu cầu Washington tôn trọng quyền tự quyết trong việc cải cách hệ thống tư pháp của nước này, nhấn mạnh đây là vấn đề nội bộ.

Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại trưởng được bổ nhiệm lần lượt là Marcelo Ebrard và Juan Ramón de la Fuente, khẳng định, Mỹ không có quyền chỉ trích chương trình cải cách đang được Quốc hội Mexico thảo luận.

Các bộ trưởng nhấn mạnh, Mexico luôn tôn trọng quyền tự quyết của Mỹ, ngay cả khi điều đó không có lợi cho đất nước họ. Họ kêu gọi Washington thể hiện sự tôn trọng tương tự đối với nỗ lực xây dựng hệ thống tư pháp độc lập, minh bạch và có trách nhiệm hơn của Mexico. (Washington Post)

* Mỹ buộc tội 6 công dân Nga âm mưu tấn công mạng Ukraine và các nước đồng minh, theo thông báo của một bồi thẩm đoàn tại Maryland. Trong số này có 5 sĩ quan thuộc Tổng cục Tình báo Nga (GRU) và 1 dân thường.

Nhóm bị cáo bị cáo buộc đã tấn công, đánh cắp và rò rỉ thông tin, phá hủy hệ thống máy tính của chính phủ Ukraine trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này. Sau đó, họ còn nhắm mục tiêu vào các hệ thống máy tính của Mỹ và 25 nước đồng minh NATO khác đã hỗ trợ Ukraine. (Reuters)

* Mỹ tăng viện trợ, duy trì phái bộ an ninh tại Haiti: Ngày 5/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo khoản viện trợ nhân đạo trị giá 45 triệu USD cho Haiti, quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bạo lực, trong khuôn khổ chuyến thăm hiếm hoi của ông đến quốc gia Caribbean này.

Ông Blinken cũng cho biết, Mỹ ủng hộ việc gia hạn nhiệm vụ của phái bộ an ninh quốc tế do Liên hợp quốc đứng đầu, nhằm hỗ trợ Haiti trong cuộc chiến chống lại các băng nhóm vũ trang. (AFP)

* Con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận tội đối với 9 cáo buộc trốn thuế vào ngày 5/9. Với động thái này, ông Hunter Biden đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù và khoản tiền phạt có thể lên đến 1 triệu USD.

Thẩm phán Mark Scarsi sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào tháng 12 tới.

Ngoài cáo buộc trốn thuế trong nhiều năm, Hunter Biden, 54 tuổi, còn bị cáo buộc mua và sở hữu súng trong khi sử dụng ma túy bất hợp pháp. Trước đó, ông đã phủ nhận mọi cáo trạng. (AFP)

Có thể bạn quan tâm
Iran: 8 nghi phạm khủng bố tấn công xe chở thùng phiếu

Iran: 8 nghi phạm khủng bố tấn công xe chở thùng phiếu

10:40 08/07/2024

Hãng thông tấn IRNA của Iran ngày 7/7 đưa tin, cơ quan tình báo nước này bắt giữ 8 nghi phạm liên quan đến vụ tấn công chết người nhằm vào một chiếc xe chở thùng phiếu ở tỉnh Sistan và Baluchestan, miền Nam Iran.

Đụng độ ở Kosovo: NATO 'đổ bộ' thêm hàng trăm quân, EU ra mặt đối thoại, Nga nói 'cần quyết đoán'

Đụng độ ở Kosovo: NATO 'đổ bộ' thêm hàng trăm quân, EU ra mặt đối thoại, Nga nói 'cần quyết đoán'

10:30 31/05/2023

Các cuộc đụng độ giữa những người Serbia ở Bắc Kosovo và lực lượng cảnh sát sở tại cũng như lực lượng gìn giữ hòa bình do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phái đến để đảm bảo an ninh vẫn tiếp tục diễn ra.

Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo

Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo

17:00 17/05/2024

Mỹ và Australia mới đây đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể của Nga và Triều Tiên liên quan cáo buộc rằng, Moscow và Bình Nhưỡng chuyển giao vũ khí để sử dụng tại Ukraine.

Bác Hồ - Người Thầy vĩ đại về lý luận và thực tiễn công tác thông tin đối ngoại

Bác Hồ - Người Thầy vĩ đại về lý luận và thực tiễn công tác thông tin đối ngoại

07:20 02/09/2024

“Trong bối cảnh hiện nay, suy ngẫm lại những lời dạy của Bác Hồ cũng như những rèn luyện của Người đối với ngành đối ngoại, ngoại giao nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng, chúng ta thấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị”, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Nga có thể đã ngừng dùng cầu Crimea để tiếp tế tiền tuyến

Nga có thể đã ngừng dùng cầu Crimea để tiếp tế tiền tuyến

10:20 07/05/2024

Phân tích nguồn mở cho thấy tàu hỏa quân sự Nga không còn đi qua cầu Crimea, thay vào đó là những chuyến chở khách và hàng dân sự.

Tổng thống Biden chỉ trích thủ tướng Israel về thỏa thuận con tin

Tổng thống Biden chỉ trích thủ tướng Israel về thỏa thuận con tin

10:30 03/09/2024

Ngày 2-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chưa hành động đủ quyết liệt để đạt được thỏa thuận thả các con tin bị phong trào Hamas bắt giữ ở Dải Gaza.

Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần

Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần

15:40 20/05/2024

Ngày 20/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập cuộc họp hội đồng quốc phòng và an ninh để thảo luận tình hình bạo loạn ở New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương.

Đại sứ Phạm Hùng Tâm trình Thư ủy nhiệm lên Toàn quyền Australia David Hurley

Đại sứ Phạm Hùng Tâm trình Thư ủy nhiệm lên Toàn quyền Australia David Hurley

18:30 28/02/2024

Toàn quyền Australia tin tưởng Đại sứ Phạm Hùng Tâm sẽ có nhiều đóng góp tích cực đối với việc mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước.

Nga - Triều Tiên ký hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện

Nga - Triều Tiên ký hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện

17:00 19/06/2024

Tổng thống Nga và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện, khi ông Putin đang thăm Bình Nhưỡng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới