Tin thế giới 31/5: Ukraine nhận 'quà' lớn, Nga không bằng lòng phản ứng của Mỹ; vệ tinh Triều Tiên 'làm nóng' Mỹ-Nhật-Hàn

20:30 31/05/2023

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Triều Tiên phóng vệ tinh quân sự thất bại, Thượng đỉnh Nam Mỹ, tình hình Sudan, căng thẳng Serba-Kosovo... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 31/5: Ukraine nhận 'quà' lớn, Nga không bằng lòng phản ứng của Mỹ; vệ tinh Triều Tiên thổi bùng
Triều Tiên phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên vào sáng 31/5, song đã thất bại. (Ảnh minh họa. Nguồn: Cryptôplitan)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Kiev nhận 60 xe tăng Leopard 2 từ liên minh do Đức đứng đầu, gồm Ba Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Canada, theo xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov ngày 31/5.

Ông Reznikov nói rõ: "Chúng tôi có khoảng hai tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 30 xe tăng Leopard".

Ngoài ra, Pháp cũng cung cấp cho Ukraine xe tăng bánh lốp AMX-10RC, Anh gửi xe tăng Challenger và Mỹ chuyển giao Abrams. Điều này cho thấy rõ hoạt động hỗ trợ quân sự tích cực mà Kiev nhận được từ các đối tác phương Tây trong tình hình địa chính trị hiện nay. (Avia pro)

* Nga tố Mỹ khuyến khích Ukraine tấn công: Ngày 31/5, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, Washington đang khuyến khích Kiev bằng cách công khai phớt lờ vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công nhằm vào một số quận của Moscow ngày 30/5, dù Ukraine bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ việc.

Trước đó, Nhà Trắng cho biết, họ không ủng hộ các cuộc tấn công bên trong nước Nga và vẫn đang "thu thập thông tin" về vụ việc mà Tổng thống Vladimir Putin gọi là một nỗ lực nhằm đe dọa và khiêu khích Moscow.

Trên Telegram, Đại sứ Anatoly Antonov cho biết: "Họ đang cố gắng che giấu điều gì đằng sau cụm "thu thập thông tin"? Đây là một sự khích lệ cho Ukraine”. (Reuters)

* IAEA cần duy trì liên lạc với cả Nga và Ukraine: Ngày 30/5, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết, ông đang lên kế hoạch đến Kiev, Zaporizhzhia và khả năng là cả Moscow, nhấn mạnh việc cần duy trì liên lạc với cả hai nước.

Trong cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cùng ngày, ông Grossi cũng đề xuất các nguyên tắc để bảo vệ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP).

Theo đó, các bên không được tấn công dưới bất kỳ hình thức nào từ hoặc nhằm vào ZNPP, đặc biệt là nhắm vào các lò phản ứng, kho chứa nhiên liệu đã qua sử dụng, cơ sở hạ tầng quan trọng khác hoặc nhân viên.

Ngoài ra, không được sử dụng ZNPP làm kho hay căn cứ chứa vũ khí hạng nặng, như các bệ phóng tên lửa đa nòng, hệ thống pháo, đạn dược và xe tăng, hay quân nhân để tiến hành một cuộc tấn công từ nhà máy này.

Theo sáng kiến của người đứng đầu IAEA, phải bảo vệ tất cả các cấu trúc, hệ thống và thành phần cần thiết cho hoạt động an toàn và bảo mật của ZNPP trước các cuộc tấn công hay hành động phá hoại.

IAEA sẽ tiếp tục các hoạt động tại Ukraine nhằm ngăn chặn vật liệu hạt nhân ở nước này bị sử dụng vào mục đích quân sự. (TASS)

* Ukraine và đồng minh lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh thế giới, trừ Nga, theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông Đức ngày 30/5.

Mục đích của ý tưởng này là để giành được sự ủng hộ đối với các điều kiện của Kiev nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay. Kế hoạch tổ chức hội nghị hiện mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, song đã được các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ủng hộ mạnh mẽ.

Kiev khẳng định sẽ không thể đàm phán trực tiếp với Moscow chừng nào quân đội Nga vẫn còn hiện diện ở Ukraine, cũng như Kiev sẽ không thỏa hiệp về toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. (The Wall Street Journal)

Bán đảo Triều Tiên

* Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên thất bại: Sáng 31/5, Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1 lúc 6h27 (giờ địa phương - 8h27 giờ Việt Nam) theo kế hoạch đã định.

Tuy nhiên, tên lửa đẩy Chollima-1 mang vệ tinh đã rơi xuống vùng biển Hoàng Hải phía Tây Bán đảo Triều Tiên sau khi bị mất động lực do sự cố khởi động bất thường của động cơ 2 tầng trong lúc đang bay bình thường.

Nguyên nhân thất bại ban đầu được cho là vì hệ thống động cơ kiểu mới được áp dụng cho tên lửa đẩy "Cheollima-1" có độ ổn định thấp và nhiên liệu được sử dụng cũng có đặc tính không ổn định.

Triều Tiên đang điều tra kỹ lưỡng những hạn chế và cố gắng khắc phục để tiến hành vụ phóng thứ hai sớm nhất có thể.

Hàn Quốc thông báo hiện đang trục vớt mảnh vỡ từ tên lửa đẩy bị rơi trên, đồng thời dự đoán Triều Tiên có thể tiến hành một vụ phóng khác trong khoảng thời gian từ ngày 31/5-11/6. (Yonhap)

* Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng mạnh, HĐBA không im lặng: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM) cho biết, vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên "vi phạm trắng trợn" các nghị quyết của HĐBA.

Theo USINDOPACOM, các công nghệ được sử dụng trong vụ phóng này liên quan chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.

Nhà Trắng cũng đã lên án vụ phóng và đang phối hợp với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để theo dõi chặt tình hình.

Nhật Bản đã trao công hàm phản đối qua các kênh ngoại giao, đồng thời duy trì các hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này ở tình trạng báo động. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng tiến hành họp khẩn và lên án vụ việc.

Cũng trong ngày 31/5, HĐBA ra tuyên bố cảnh báo, bất kỳ vụ phóng nào của Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều vi phạm các nghị quyết của cơ quan này. (Yonhap, Reuters)

* Hàn Quốc bắt đầu tập trận Eastern Endeavor 23, cuộc tập trận hàng hải đa quốc gia nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), vào ngày 31/5.

Eastern Endeavor 23, bị thu hẹp quy mô do điều kiện thời tiết xấu, diễn ra sau khi Hàn Quốc đăng cai diễn đàn cấp cao các quốc gia cam kết ngăn chặn buôn bán WMD theo Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) trên đảo Jeju trước đó một ngày.

Cuộc tập trận liên quan các thủ tục trao đổi thông tin về một tàu giả định bị nghi ngờ mang WMD, theo dõi con tàu, sau đó là các hoạt động tìm kiếm trên tàu của nhân viên Cảnh sát biển Hàn Quốc và những người khác. (Yonhap)

Châu Âu

* Căng thẳng Serbia-Kosovo: Giữa lúc căng thẳng ở Bắc Kosovo tiếp diễn, ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic cáo buộc: “Tình hình an ninh vô cùng rủi ro do các quyết định đơn phương, phi pháp của Kosovo gây ra, nhất là khi có ý đồ chiếm đóng Bắc Kosovo và Metohija".

Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết, phái bộ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Kosovo (KFOR) đã không bảo vệ người Serbia ở Kosovo bất chấp những đảm bảo hiện có.

Ông Vucic bày tỏ lo ngại tình hình ở Kosovo có thể phát triển theo chiều hướng rất xấu.

Mới đây, NATO thông báo sẽ gửi thêm 700 binh sĩ tới Kosovo và sẵn sàng gửi một tiểu đoàn khác nếu cần thiết để đảm bảo an ninh do các vụ đụng độ những ngày qua gây ra. (TASS)

* EU kêu gọi đẩy nhanh quá trình hội nhập với vùng Tây Balkan giữa lúc căng thẳng leo thang ở Kosovo.

Ngày 31/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Slovakia: “Những căng thẳng gần đây tất nhiên là đáng lo ngại. Tôi kêu gọi tất cả các bên ngừng đối đầu và thực hiện các biện pháp để lấy lại bình tĩnh".

Khẳng định mong muốn của Liên minh châu Âu (EU) trong việc "mang lại một số lợi ích" cho "người dân Tây Balkan, bà von der Leyen đã trình bày kế hoạch phát triển mới cho khu vực này mà theo bà, để "nắm bắt thời điểm quan trọng hiện nay".

Theo bà von der Leyen, kế hoạch này sẽ bao gồm các nỗ lực nhằm gắn kết hơn nữa Tây Balkan với thị trường chung của EU, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, đẩy nhanh cải cách tư pháp và chống tham nhũng, đồng thời tăng cường tài trợ trước khi gia nhập. (Politico)

* Lithuania muốn Đức tăng cường hiện diện ở sườn Đông NATO, giáp với Nga.

Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang ở thăm Vilnius, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda chia sẻ: “Đó là chiến tuyến phải rất mạnh. Chúng tôi cần hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cũng như quy mô hiện diện lớn hơn của các lực lượng vũ trang đồng minh trong khu vực”.

Nhà lãnh đạo quốc gia vùng Baltic đặt kỳ vọng lớn vào Berlin, nhấn mạnh: “Cam kết lâu dài của Đức đối với an ninh của Lithuania là điều cần thiết cho toàn bộ sườn phía Đông của NATO”.

Về phần mình, Lithuania sẵn sàng làm tất cả để khiến quân đội Đức cảm thấy “như ở nhà”. (DPA)

* Nhiều nơi ở Nga bốc cháy: Truyền thông Nga đưa tin, khoảng 8h50 (giờ địa phương - 12h50 giờ Hà Nội) ngày 31/5, trung tâm mua sắm Phoenix tại thành phố Orekhovo-Zuevo thuộc tỉnh Moscow (ngoại ô thủ đô Moscow) đã bốc cháy, hiện vẫn chưa có thông tin về thương vong.

Cùng ngày, Thống đốc tỉnh Krasnodar Veniamin Kondratyev cho biết, một trận hỏa hoạn xảy ra tại nhà máy lọc dầu Afipsky ở Kuban, nguyên nhân ban đầu được cho là do UAV tấn công.

Trong khi đó, theo kênh Telegram “Shot”, một UAV kamikaze đã rơi xuống khu vực nhà máy lọc dầu Ilsky, ở tỉnh Krasnodar, miền Nam của Nga vào khoảng 3h00 sáng (giờ địa phương), nhưng không phát nổ và không cháy. (TASS)

Châu Á

* Trung Quốc hối thúc ngừng cản trở nỗ lực hòa giải ở Trung Đông: Ngày 30/5, phát biểu tại một cuộc họp báo của HĐBA về Syria, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Cảnh Sảng cho rằng, các quốc gia bên ngoài nên hoàn toàn tôn trọng ý chí của các nước Trung Đông và người dân của họ.

Theo ông Cảnh Sảng, việc Syria tái gia nhập Liên đoàn Arab (AL) gần đây không chỉ tạo động lực mới cho các nước Arab tăng cường sức mạnh thông qua sự đoàn kết mà còn tạo cơ hội mới cho hòa giải chính trị đối với vấn đề Syria.

Trung Quốc bày tỏ hy vọng tất cả các bên có thể nắm bắt cơ hội để tăng cường đối thoại và tích cực làm việc với Đặc phái viên LHQ về Syria Geir Pedersen để thúc đẩy tiến trình chính trị của quốc gia Trung Đông này.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay, nước này luôn ủng hộ sự đoàn kết và phục hồi của các nước Arab, tích cực hỗ trợ Syria trở lại AL và thu hút các bên liên quan thông qua các kênh riêng của mình. (THX)

* UAE rút khỏi liên minh hàng hải do Mỹ đứng đầu: Sáng 31/5, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo, 2 tháng trước, nước này đã quyết định rút khỏi liên minh an ninh hàng hải Trung Đông do Mỹ đứng đầu.

Đây là kết quả của việc đánh giá liên tục về hiệu quả hợp tác an ninh với tất cả các đối tác, tuy nhiên, UAE cam kết can dự trên tinh thần đối thoại và ngoại giao để thúc đẩy an ninh và ổn định của khu vực, đồng thời cam kết đảm bảo an toàn hàng hải trên các vùng biển theo luật pháp quốc tế. (Reuters)

* Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai bác bỏ can thiệp việc bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử thủ tướng.

Ông đồng thời nói thêm, đảng Tiến bước (MFP - đảng giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 vừa qua) chưa tiếp cận ông để kêu gọi ủng hộ nhà lãnh đạo Pita Limjaroenrat trở thành thủ tướng.

Chủ tịch Thượng viện Thái Lan cũng hạ thấp các tin tức về việc những người ủng hộ MFP gây áp lực buộc các thượng nghị sĩ ủng hộ cuộc tranh cử thủ tướng của ông Pita khi nói rằng, áp lực chỉ đến từ mạng xã hội.

Theo ông, các thượng nghị sĩ đủ trưởng thành để đưa ra quyết định của riêng họ và đặt lợi ích cao nhất của đất nước lên hàng đầu, đồng thời cho biết sẵn sàng làm việc với một thủ tướng mới. (Bangkok Post)

Châu Mỹ

* Hội nghị thượng đỉnh Nam Mỹ đã diễn ra tại thủ đô Brasilia (Brazil) ngày 30/5 và đưa ra tuyên bố chung "Đồng thuận Brasilia”.

Theo đó, các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia Nam Mỹ nhất trí tăng cường quan hệ giữa các nước, thúc đẩy hòa bình và hợp tác dựa trên đối thoại và tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, trong khi xác định hội nhập khu vực phải là một phần quan trọng của các giải pháp để đối mặt với những thách thức chung.

Các nước cũng quyết tâm thúc đẩy phát triển bền vững, công bằng xã hội, pháp quyền, ổn định thể chế, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Một số chủ đề cũng được đề cập trong tuyên bố chung bao gồm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, đấu tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng và phân biệt đối xử.

Cũng tại Hội nghị, Colombia thông báo sẽ gia nhập trở lại Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), tổ chức mà nước này đã rút khỏi vào năm 2018. (TTXVN)

Châu Phi

* Quân đội Sudan dọa sử dụng vũ khí sát thương: Ngày 30/5, Tổng Tư lệnh Abdel Fattah Al-Burhan cảnh báo, quân đội Sudan sẽ sử dụng “vũ khí sát thương” để chống lại Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) nếu lực lượng bán quân sự này không “đáp lại tiếng nói của lý trí”.

Tướng Al-Burhan nhấn mạnh các lực lượng vũ trang Sudan sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu cho đến khi giành chiến thắng.

Tướng Al-Burhan cũng xác nhận, quân đội Sudan đã nhất trí gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng viện trợ tới tay người dân.

Trong khi đó, Liên minh châu Phi (AU) tái khẳng định, không thể có giải pháp quân sự dành cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Sudan, vốn đã dẫn đến tình huống nhân đạo nghiêm trọng chưa từng có, đồng thời vi phạm trắng trợn luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế.

AU cũng tiếp tục “kiên quyết bác bỏ mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài vào Sudan”. (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 26/2-3/3

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 26/2-3/3

06:50 26/02/2024

Thủ tướng Ba Lan thăm Czech, Nam Phi đón Tổng thống Iran, Tổng thống Nga đọc Thông điệp quốc gia, Thủ tướng Italy công du Canada... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Điện Kremlin: Không quá bất ngờ khi ông Biden rút lui

Điện Kremlin: Không quá bất ngờ khi ông Biden rút lui

18:50 22/07/2024

Ngày 22-7, Điện Kremlin cho biết họ không quá bất ngờ trước việc Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng ngày 21-7.

Triều Tiên nói Mỹ đưa tàu sân bay tới Hàn Quốc là động thái 'rất nguy hiểm'

Triều Tiên nói Mỹ đưa tàu sân bay tới Hàn Quốc là động thái 'rất nguy hiểm'

18:00 24/06/2024

Ngày 24-6, Bộ Quốc phòng Triều Tiên chỉ trích việc Mỹ điều tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới bán đảo Triều Tiên, gọi đây là hành động phô trương sức mạnh nguy hiểm.

Ông Netanyahu chỉ nêu kế hoạch mơ hồ cho Dải Gaza hậu xung đột

Ông Netanyahu chỉ nêu kế hoạch mơ hồ cho Dải Gaza hậu xung đột

07:50 25/07/2024

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phác thảo kế hoạch về một Dải Gaza 'phi cực đoan' sau xung đột trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 24-7.

Hà Lan tăng cường an ninh hàng hải bằng tàu khu trục HNLMS Tromp

Hà Lan tăng cường an ninh hàng hải bằng tàu khu trục HNLMS Tromp

07:40 01/02/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren ngày 31/1 thông báo nước này có kế hoạch điều tàu khu trục HNLMS Tromp tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường an ninh hàng hải.

Ba Lan mạnh tay chi 26 tỷ USD viện trợ Ukraine

Ba Lan mạnh tay chi 26 tỷ USD viện trợ Ukraine

03:00 26/08/2024

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 25/8 cho biết nước này đã chi khoảng 100 tỷ zloty (26 tỷ USD), tương đương 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) viện trợ vũ khí sát thương và không sát thương cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.

Hezbollah chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel

Hezbollah chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel

12:00 19/11/2024

Quan chức Lebanon cho hay nhóm Hezbollah đã chấp nhận dự thảo của Mỹ về thỏa thuận ngừng bắn với Israel, nhưng có bổ sung một số 'bình luận'.

Nga khẳng định sẵn sàng đấu với NATO ở Ukraine

Nga khẳng định sẵn sàng đấu với NATO ở Ukraine

10:10 21/06/2023

Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng NATO không muốn chiến sự Ukraine kết thúc và Moskva đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này.

Phiến quân Myanmar tăng cường tập kích vị trí chính phủ

Phiến quân Myanmar tăng cường tập kích vị trí chính phủ

07:50 16/11/2023

Giới chức Myanmar cho biết đụng độ giữa quân đội với các nhóm nổi dậy đang gia tăng ở khu vực gần biên giới phía bắc giáp Trung Quốc.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới