Căng thẳng giữa Slovakia với Ukraine liên quan vấn đề dầu thô, tình hình Trung Đông nóng lên với những cảnh báo trả đũa từ cả Israel và Iran, bầu cử Venezuela, lở đất ở Ấn Độ... là một số tin thế giới nổi bật trong 24h qua.
Tin thế giới 30/7: Thành viên EU ra 'tối hậu thư' cho Ukraine, Mỹ 'chơi lớn' ở Ba Lan, Israel kiện lên NATO đòi khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ |
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ lời qua tiếng lại liên quan việc Tổng thống của quốc gia thành viên NATO Recep Tayyip Erdogan đe dọa đưa quân vào đất nước Trung Đông. (Nguồn: Medyanews) |
* Slovakia dọa trả đũa Ukraine: Ngày 29/7, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo, nếu hoạt động trung chuyển dầu thô của Nga qua Ukraine không được tiếp tục trong vài ngày tới, nhà máy lọc dầu Slovnaft ở thủ đô Bratislava của Slovakia sẽ ngừng xuất khẩu dầu diesel sang Ukraine.
Theo ông Fico, việc trừng phạt của Ukraine gây tổn hại cho cả nước này lẫn Slovakia và Hungary, trong khi Nga thậm chí lại không cảm nhận được tác động của biện pháp này.
Trước động thái này, ngày 30/7, Thứ trưởng Năng lượng Ukraine Roman Andarak tuyên bố, Kiev đã "sẵn sàng giải quyết các vấn đề có thể gây rắc rối" một khi Slovakia kích hoạt cơ chế liên quan trong thỏa thuận liên kết của EU. Tuy nhiên, theo ông Andarak, đến nay, Bratislava vẫn chưa thực hiện việc này.
Ông cũng nhấn mạnh, Kiev đảm bảo việc trung chuyển dầu không bị gián đoạn đối với tất cả các công ty không phải là đối tượng của các lệnh trừng phạt của phương Tây và Ukraine. (Reuters)
Tin liên quan |
Vụ tấn công Cao nguyên Golan: Vụ tấn công Cao nguyên Golan: 'Hộp Pandora' sẽ mở? Lebanon khẩn cấp kêu gọi điều tra quốc tế, thế giới nỗ lực 'dập lửa' |
* Áo để mở các kênh đối thoại với Nga bởi “chúng ta không thể đơn giản phá hủy tất cả các cây cầu", theo lời Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg.
Ông Schallenberg nói: “Chúng tôi có các kênh đối thoại. Tôi là một trong những người ủng hộ tích cực nhất cho sự tồn tại của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) . Chúng ta phải sử dụng nền tảng này".
Theo Ngoại trưởng Schallenberg, Moscow hiện chưa sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc nên điều quan trọng là châu Âu phải thảo luận với Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil, vì những nước này có ảnh hưởng nhiều hơn đến Nga. (Sputnik)
* Nga-Belarus góp sức thành lập thị trường năng lượng chung: Ngày 29/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ủng hộ “Thỏa thuận về việc hình thành thị trường năng lượng chung của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus”.
Sắc lệnh có đoạn: “Chấp nhận đề xuất của chính phủ Liên bang Nga về việc ký thỏa thuận. Xem xét việc ký thỏa thuận theo quy định của sắc lệnh hiện tại ở cấp cao nhất là phù hợp".
Thị trường năng lượng chung là vấn đề chiến lược trong quan hệ giữa Moscow và Minsk. Trong tương lai, dự án có kế hoạch đồng bộ hóa với hoạt động của thị trường điện chung Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). (TASS)
* Nga triệu Đại biện Czech tại Moscow Jan Ondrejka để phản đối “âm mưu buôn lậu ma túy mạnh hoặc chất hướng thần” của một nhân viên Đại sứ quán Czech.
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nêu rõ, âm mưu này "vi phạm trắng trợn luật pháp Nga", đồng thời yêu cầu phía Czech tước quyền miễn trừ ngoại giao của nhân viên nói trên để người này chịu trách nhiệm hình sự ở Nga, hoặc “phải rời khỏi lãnh thổ Nga ngay lập tức”. (TASS)
* Mỹ chuyển loạt khí tài hạng nặng tới Ba Lan từ các căn cứ quân sự ở Đức, trong một phần của kế hoạch củng cố sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Công tác chuyển giao thiết bị này sẽ kéo dài đến cuối tháng 9.
Cụ thể, 87 xe tăng, 150 xe chiến đấu bộ binh và 18 đơn vị pháo tự hành sẽ được chuyển đến căn cứ ở Powidz, miền Trung Ba Lan. (Radio Zet)
* Giải pháp sẽ không xuất hiện trên chiến trường, chỉ có quay trở lại con đường đối thoại và ngoại giao mới giải quyết được xung đột, theo lời Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar tại cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ (Quad).
Nói về cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ngoại trưởng Jaishankar nhấn mạnh: “Trong hơn 2 năm qua, cuộc xung đột này đã cướp đi nhiều sinh mạng, gây ra thiệt hại kinh tế và hậu quả trên toàn cầu, tác động đến các xã hội khác và góp phần gây ra lạm phát toàn cầu".
Ông Jaishankar cũng hối thúc các nước liên quan tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giải quyết xung đột. (NDTV)
* Triều Tiên bổ nhiệm Đại sứ tại Việt Nam và Singapore sau nhiều năm trì hoãn do Bình Nhưỡng ban hành lệnh đóng cửa biên giới liên quan đại dịch Covid-19.
Theo đó, ông Ri Sung-guk làm Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam, thay thế người tiền nhiệm Kim Myong-gil, trong khi ông Ri Kil-song làm Đại sứ tại Singapore. (KCNA)
* Trung-Hàn nhất trí duy trì liên lạc để đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng và thúc đẩy thương mại, đầu tư song phương trong các cuộc đàm phán kinh tế, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề kinh tế song phương của bộ này Kim Jin-dong đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Lập Bình vào ngày 29/7 và đạt được sự thống nhất trên.
Hai quan chức cũng thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, trao đổi về lĩnh vực văn hóa cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. (Yonhap)
* Lở đất tại Ấn Độ: Sáng 30/7, các vụ lở đất xảy ra liên tiếp do mưa lớn ở khu vực đồi núi thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Cho đến hiện tại, số nạn nhân thiệt mạng trong các vụ lở đất đã lên đến ít nhất 41 người, trong khi có hơn 70 bị thương.
Do mưa lớn và cây cầu chính bị sập, công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều người có thể đã bị nước lũ cuốn trôi trên sông Chaliyar, trong khi hàng trăm người có thể đang mắc kẹt dưới bùn, đất và đống đổ nát.
Nhà chức trách đã huy động binh lính xây cầu tạm sau khi cây cầu ở huyện Wayanad bị sập, cản trở công tác cứu hộ. Hơn 200 binh sĩ cũng đã được điều tới khu vực để hỗ trợ các lực lượng địa phương tham gia tìm kiếm, cứu nạn. (Indian Express)
* Iran ủng hộ Hezbollah chống Israel: Ngày 30/7, Văn phòng Tổng thống Iran cho biết, Tổng thống đắc cử Masoud Pezeshkian khẳng định, Tehran sẽ tiếp tục ủng hộ phong trào Hezbollah và nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) trong cuộc đấu tranh chống lại Israel.
Tổng thống Pezeshkian nhấn mạnh: "Lập trường của Iran trong việc ủng hộ mục tiêu giải phóng Jerusalem không thay đổi khi chính phủ mới lên nắm quyền. Chúng tôi sẽ không để những người anh em Palestine của mình đơn độc trước Israel".
Trong khi đó, cùng ngày, người đứng đầu Hội đồng Chiến lược về quan hệ đối ngoại Iran Kamal Kharazi cảnh báo, phản ứng dữ dội sẽ xảy ra nếu Israel tấn công Lebanon. (IRNA)
* Lebanon tìm cách ngăn chặn xung đột với Israel: Ngày 30/7, Bộ trưởng Lao động Lebanon Mustafa Bayram cho biết, Beirut đang nỗ lực hết sức để tránh leo thang xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah sau vụ tập kích rocket gây thương vong lớn ở Cao nguyên Golan.Bộ trưởng Bayram đồng thời cáo buộc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lợi dụng Lebanon “để cho người Israel thấy rằng ông không quay lưng lại với miền Bắc Israel và Cao nguyên Golan". (Sputnik)
* Israel kêu gọi NATO khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara đe dọa tấn công Israel. Theo Bộ Ngoại giao Israel, Ngoại trưởng nước này Israel Katz đã "chỉ đạo các nhà ngoại giao… khẩn trương làm việc với các thành viên của NATO, kêu gọi lên án Thổ Nhĩ Kỳ và đề nghị khai trừ nước này khỏi liên minh”.
Trước đó, ngày 28/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa đưa quân vào Israel để ủng hộ người Palestine. (Times of Israel)
* Iran-Syria cam kết thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương: Ngày 29/7, Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian và Thủ tướng Syria Hussein Arnous đã hội đàm tại thủ đô Tehran của Iran.
Ông Pezeshkian đánh giá mối quan hệ giữa hai nước luôn “thân thiện và hữu nghị”, lưu ý Tehran và Damascus là “bạn của nhau trong thời kỳ khó khăn”.
Nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh nhu cầu nâng cao các mối tương tác kinh tế, thương mại, văn hóa và xã hội để phù hợp với quan hệ chính trị mạnh mẽ giữa hai nước, đồng thời khẳng định chính quyền Tehran cam kết đẩy nhanh tốc độ thực hiện các thỏa thuận hiện có để củng cố quan hệ song phương. (IRNA)
* Israel tấn công căn cứ phòng không tại tỉnh Daraa, miền Nam Syria, giáp với đường đình chiến ngăn cách lực lượng Syria và Israel ở Cao nguyên Golan, trong đêm 29/7. Không có thương vong trong vụ việc. (Aawsat)
* Mỹ công bố 2 gói viện trợ vũ khí “khủng” cho Ukraine với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ USD.
Gói đầu tiên trị giá 200 triệu USD, bao gồm tên lửa đánh chặn phòng không, đạn dược cho các hệ thống rocket và pháo binh, cũng như vũ khí chống tăng từ kho dự trữ của quân đội Mỹ.
Gói thứ 2 trị giá 1,5 tỷ USD sẽ hỗ trợ năng lực phòng không cho Kiev theo Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI). (TASS)
* Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tố cáo phe đối lập âm mưu “áp đặt một cuộc đảo chính” ở quốc gia Nam Mỹ, sau khi phe này bác bỏ kết quả bầu cử hôm 28/7, với việc ông Maduro tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm, bắt đầu từ tháng 1/2025.
Venezuela yêu cầu Argentina, Chile, Costa Rica, Peru, Panama, Cộng hòa Dominicana và Uruguay “rút ngay lập tức các đại diện trên lãnh thổ Venezuela” do “những hành động và tuyên bố can thiệp” liên quan cuộc bầu cử.
Caracas cũng đã yêu cầu tất cả quan chức ngoại giao của nước này tại Đại sứ quán ở 7 nước nói trên trở về. (TASS)
Ông Trump và vợ Melania Trump kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết. Thông tin về vũ khí được nghi phạm sử dụng trong vụ ám sát bất thành cũng hé lộ.
Cựu Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli, hiện là Chủ tịch đảng Cộng sản Nepal-Marxist Leninist thống nhất (CPN-UML), vừa được bổ nhiệm đứng đầu chính phủ liên minh mới tại quốc gia Nam Á này.
Ngày 5/6, Hàn Quốc thông báo sẽ tái khởi động tập trận pháo binh gần Đường phân giới quân sự (MDL) và các đảo biên giới phía Tây Bắc vào tháng 6.
Video do người dân quay cho thấy nghi phạm Crooks nằm ngắm bắn ông Trump từ trên mái nhà và nhanh chóng bị mật vụ hạ gục.
Lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng cần mở rộng hợp tác chiến lược với 'mọi quốc gia độc lập chống chủ nghĩa đế quốc'.
Ukraine nói Nga giảm các cuộc tấn công nhằm vào Avdeevka, thành phố có biệt danh 'Bakhmut thứ hai', nguyên nhân có thể là thời tiết xấu.
Nữ tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã nhận 'quyền trượng' trong buổi lễ nhậm chức long trọng và nhiều bản sắc truyền thống tổ chức tại quảng trường Zocalo của thủ đô nước này.
Ai Cập lên án Bộ trưởng Tài chính Israel Smotrich vì có bình luận mà Cairo mô tả là 'vô trách nhiệm, không giúp kiểm soát khủng hoảng khu vực'.
Trong chuyến thăm gần đây của tôi đến Yên Bái, một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão Yagi ở Việt Nam, tôi đã gặp trẻ em và gia đình của các em. Những câu chuyện khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều có chung nỗi buồn. Tất cả đều gom góp những mảnh vỡ rải rác còn sót lại để xây dựng lại cuộc sống.