Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Tin thế giới 3/2: Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch 'nóng' về Ukraine, đánh bom rung chuyển ở thủ đô của Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump |
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (trái) bày tỏ mong muốn được tiếp xúc với người đồng cấp Mỹ Donald Trump giữa lúc ông chủ Nhà Trắng đe dọa cắt viện trợ cho Cape Town. (Nguồn: AOL) |
* Đánh bom rung chuyển chung cư cao cấp tại thủ đô Moscow của Nga ngày 3/2 khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Báo chí Nga cho biết, một quả bom đã được kích hoạt ngay thời điểm một người đàn ông có vệ sĩ hộ tống đi vào tòa nhà phức hợp “Scarlet Sails”, chỉ cách Điện Kremlin 12 km.
Tin liên quan |
Nối lại khí đốt Nga qua Ukraine có khả thi? Bước đi mới của EU khiến các nước Baltic thất vọng Nối lại khí đốt Nga qua Ukraine có khả thi? Bước đi mới của EU khiến các nước Baltic thất vọng |
Hãng thông tấn TASS dẫn khẳng định của quan chức Nga nhận định đây là một vụ “ám sát”. Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về mục tiêu bị ám sát.
* Hai tàu hộ vệ và một tàu chở dầu của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận tìm kiếm tàu ngầm và tiêu diệt tàu ngầm của đối phương giả định, cũng như thực hiện phòng không trên biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nguồn tin từ bộ phận báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương Nga nêu rõ: "Trong khuôn khổ các hoạt động huấn luyện chiến đấu sắp tới, tàu hộ vệ Rezkiy và tàu hộ vệ Anh hùng Liên bang Nga Aldar Tsydenzhapov sẽ thực hiện loạt cuộc tập trận". (RIA)
* Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier công du Trung Đông từ ngày 3/2, trong đó ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Saudi Arabia, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến đi chủ yếu tập trung vào tình hình an ninh đang thay đổi ở Syria, nơi nhà cầm quyền lâu năm Bashar Assad vừa bị quân nổi dậy Hồi giáo lật đổ sau gần 14 năm nội chiến, cũng như tình hình hiện tại ở Gaza. Vị thế suy yếu của Iran trong khu vực và những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump dự kiến cũng nằm trong chương trình nghị sự. (DW)
* Bỉ thành lập chính phủ mới vào ngày 3/2 sau gần 8 tháng kể từ cuộc bầu cử mà đảng N-VA theo chủ nghĩa dân tộc giành chiến thắng. 5 đảng phái đã đạt được thỏa thuận về một liên minh đa số rộng rãi vào tối 31/1.
Lãnh đạo đảng N-VA Bart De Wever được bổ nhiệm làm Thủ tướng, đánh dấu lần đầu tiên chính phủ liên bang Bỉ do một người theo chủ nghĩa dân tộc thuộc cộng đồng nói tiếng Hà Lan lãnh đạo.
Chính phủ mới của Bỉ đặt mục tiêu giới hạn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và giảm lương hưu đối với những người về hưu sớm, đồng thời tăng lương hưu cho những người làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu. (Reuters)
* Thủ tướng Abiy Ahmed tái đắc cử lãnh đạo đảng Thịnh vượng (PP) cầm quyền của Ethiopia tại kỳ đại hội lần thứ 2 đang diễn ra của đảng này, khai mạc hôm 31/1 tại thủ đô Addis Ababa.
Phát biểu tại phiên khai mạc của đại hội, ông Abiy nhắc lại rằng, PP đã thực hiện được lời hứa của mình bằng cách chuyển đổi nền kinh tế của đất nước và thúc đẩy tính bao trùm. (THX)
* Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gặp lãnh đạo tạm thời của đảng cầm quyền Sức mạnh Nhân dân (PPP) Kwon Young-se, trưởng nhóm nghị sĩ PPP Kweon Seong-dong và Nghị sĩ Na Kyung-won tại Trung tâm Giam giữ Seoul ở Uiwang, phía nam Seoul.
Các quan chức cho biết, tại cuộc gặp, Tổng thống Yoon Suk Yeol kêu gọi họ đoàn kết để "mang lại hy vọng" cho người dân "bao gồm cả giới trẻ ở độ tuổi 20 và 30". (Yonhap)
* Trung Quốc đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" với Mỹ mà hai bên đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump năm 2020.
Theo tờ báo này, các phần khác trong kế hoạch của Trung Quốc sẽ bao gồm cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ, đề xuất tăng cường đầu tư vào Mỹ và cam kết giảm xuất khẩu các tiền chất fentanyl.
Thỏa thuận Giai đoạn 1 mà ông Trump đã ký với Bắc Kinh vào năm 2020 đã chấm dứt cuộc chiến thuế quan kéo dài gần 2 năm tại thời điểm đó. Thỏa thuận yêu cầu Trung Quốc tăng mua các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong 2 năm, nhưng Bắc Kinh đã không đạt được các mục tiêu khi đại dịch Covid-19 bùng phát. (Wall Street Journal)
* Triều Tiên phản ứng mạnh trước kế hoạch tăng cường phòng thủ tên lửa của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi ông Trump ký sắc lệnh về việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa "thế hệ tiếp theo" cho Washington và các đồng minh trong tuần trước
Triều Tiên cảnh báo việc Mỹ có thể đẩy nhanh hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác với Nhật Bản và các đồng minh khác trong việc phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm cũng như có kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ công nghệ cao tại Hàn Quốc, bao gồm Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Trước khả năng đó, Triều Tiên khẳng định tiếp tục phát triển không giới hạn năng lực quân sự trong nước. (KCNA)
* Nam Phi phản pháo đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cắt viện trợ cho quốc gia châu Phi này, viện cớ Cape Town "tịch thu đất đai và đối xử rất tệ với một số tầng lớp người dân".
Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Nam Phi tuyên bố, luật trưng thu của nước này không phải là ngoại lệ, nói rõ: "Chúng tôi tin rằng các cố vấn của Tổng thống Trump sẽ tận dụng thời gian điều tra để hiểu thấu đáo các chính sách của Nam Phi trong khuôn khổ một nền dân chủ lập hiến".
Cùng ngày, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ mong muốn được tiếp xúc với người đồng cấp Mỹ, nói rõ: "Chúng tôi tin rằng thông qua hợp tác, hai bên sẽ có hiểu biết chung tốt hơn về những vấn đề trên". (Reuters)
* Hamas tuyên bố Dải Gaza là “khu vực thảm họa”, đồng thời cảnh báo một thảm họa chưa từng có đe dọa tính mạng của hơn 2,4 triệu người dân Palestine, trong bối cảnh sự tàn phá trên diện rộng vẫn tiếp diễn và các nguồn tài nguyên thiết yếu tại vùng lãnh thổ này cạn kiệt.
Văn phòng truyền thông do Hamas điều hành cho biết, hơn 61.709 người ở Gaza đã thiệt mạng, bao gồm 47.487 người được xác nhận đã tử vong trong bệnh viện, trong khi 14.222 người vẫn mất tích dưới đống đổ nát. Ngoài ra, số người bị thương đã lên tới 111.588 người.
Cuộc xung đột ở Dải Gaza đã khiến hơn 2 triệu người Palestine phải di dời, trong đó nhiều người buộc phải chạy trốn nhiều lần.
Văn phòng này thông báo rằng 450.000 nhà ở đã bị hư hại trong cuộc xung đột, trong đó có 170.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Cuộc chiến tàn khốc này cũng làm tê liệt hệ thống y tế, buộc 34 bệnh viện và 80 trung tâm chăm sóc sức khỏe phải ngừng hoạt động. Văn phòng ước tính thiệt hại kinh tế lên tới hơn 50 tỷ USD. (THX)
* Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch tổ chức "các cuộc gặp và đối thoại" với Nga và Ukraine trong một phát biểu với phóng viên tại Căn cứ liên hợp Andrews ngày 2/2.
Tổng thống Trump cho biết: "Chúng tôi đã có một cuối tuần bận rộn. Chúng tôi đang xử lý vấn đề Israel, Ukraine và Nga. Chúng tôi có các cuộc gặp và đối thoại đã được lên lịch với nhiều bên, bao gồm Kiev và Moscow... Các cuộc thảo luận thực sự đang diễn ra khá tốt đẹp". (RIA Novosti)
* Các lãnh đạo Mỹ-Canada-Mexico sẽ thảo luận vấn đề mức thuế trừng phạt trong ngày 3/2, sau khi Tổng thống Trump ký lệnh áp thuế lên tới 25% đối với hàng hóa của hai nước láng giềng và 10% với hàng hóa của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng nói rằng, ông sẽ sớm áp dụng thuế quan đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU). (Reuters)
* Tổng thống Panama Jose Raul Mulino tiếp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào ngày 2/2 với chương trình nghị sự tập trung vào quan hệ song phương cũng như những vấn đề xoay quanh kênh đào Panama.
Phát biểu sau cuộc gặp, Tổng thống Mulino nhấn mạnh, chủ quyền đối với kênh đào Panama không phải là vấn đề để thảo luận và ông không cảm thấy có bất kỳ mối đe dọa thực sự nào hiện nay đối với hiệp ước bàn giao kênh đào này giữa nước Mỹ với Panama vào năm 1999
Liên quan vấn đề di cư, ông Mulino đề xuất Panama giúp hồi hương một số người di cư nếu Mỹ chi trả cho hoạt động này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Rubio cảnh báo Panama về hành động của Washington nếu quốc gia Trung Mỹ không có sự "thay đổi ngay lập tức" lập trường về kênh đào Panama, đồng thời cáo buộc Panama vi phạm hiệp ước bàn giao. (Reuters)
Các cơ quan an ninh Mỹ kết luận Iran đứng sau vụ tấn công mạng nhằm vào chiến dịch Trump, cáo buộc Tehran tìm cách can thiệp bầu cử Mỹ.
Sự ra đi của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một trong những người đặt nền móng quan trọng cho đối ngoại quốc phòng Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, để lại khoảng trống rất lớn cho đối ngoại Việt Nam và những người được biết và được làm việc với ông.
Triều Tiên thông báo thử thành công một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn tầm trung, nằm trong 'các hoạt động phát triển những hệ thống vũ khí mạnh mẽ'.
Bánh Trung thu được làm tại huyện Thần Trì là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn Tây, từng khiến Vua Khang Hi bất ngờ vì để được lâu.
Ngày 3-9, một chiếc xe buýt đã lao vào đám đông bên ngoài trường trung học ở miền đông Trung Quốc khiến 11 người thiệt mạng, trong đó có 5 học sinh.
Mới đây, Mỹ có hành động hiếm hoi công khai kế hoạch điều động tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường tới Trung Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực có nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột toàn diện.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cần trở thành nhân tố tích cực đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn cầu, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Quân đội Israel gặp khó khăn khi thu thập thông tin tình báo ở Gaza vì các thành viên Hamas có phương thức liên lạc bảo mật và liên tục thay đổi địa điểm giam con tin.
Việt Nam sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề cao giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, nhằm thực thi đầy đủ UNCLOS trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ.