Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 27/3: Tổng thống Nga liên hệ với loạt nước châu Phi; Bắc Kinh nói Mỹ đừng nên kiềm chế Trung Quốc; Hezbollah tấn công Israel |
Nga đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với các nước châu Phi, những nước xem Moscow là quốc gia thân thiện mà không có nền tảng thuộc địa ở lục địa này. (Nguồn: ABC News) |
* Tổng thống Nga điện đàm với lãnh đạo 3 nước châu Phi: Ngày 26/3, người đứng đầu chính quyền quân sự của Niger Abdourahamane Tiani có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tin liên quan |
Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn |
Hai nguyên thủ đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh để đối mặt với các mối đe dọa hiện tại. Họ cũng thảo luận về "các dự án hợp tác chiến lược toàn cầu và đa ngành".
Tướng Tiani gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Putin vì sự "hỗ trợ" của Nga đối với Niger hiện nay cũng như cuộc đấu tranh giành chủ quyền quốc gia của nước này.
Ngày 27/3, Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Putin cũng có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Congo và Mali.
Tại cuộc điện đàm với lãnh đạo quân đội Mali Assimi Goita - nhà lãnh đạo lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp của quốc gia Tây Phi, hai bên nhất trí tăng cường mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực chống khủng bố, nông nghiệp, năng lượng và khai thác mỏ.
Ông Goita cho biết ông đã cảm ơn ông Putin vì đã cung cấp lúa mì, phân bón và nhiên liệu miễn phí cho Mali.
Trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Cộng hòa Congo Denis Sassou Nguesso, hai bên nhất trí tăng cường củng cố quan hệ chính trị, kinh tế và nhân đạo giữa hai nước. (Reuters, Sputnik)
* Mỹ thúc đẩy việc nối lại các cuộc hòa đàm Sudan giữa quân đội và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc thảo luận có thể được tổ chức sau tháng Ramadan của người Hồi giáo, vào ngày 18/4.
Đặc phái viên Mỹ về Sudan Tom Perriello lưu ý, “bất cứ ai nghĩ rằng một trong hai bên đều có khả năng giành được chiến thắng tuyệt đối vào thời điểm này nên hiểu rõ rằng không phải như vậy”.
Ông nói thêm: “Một cuộc chiến tranh tiêu hao không chỉ là thảm họa đối với dân thường, mà nó dễ dàng biến thành một cuộc chiến tranh khu vực và phe phái”. (AFP)
* Mỹ không nên "kiềm chế" Trung Quốc, theo lời ông Lưu Kiến Siêu, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 27/3.
Ông Lưu Kiến Siêu, 60 tuổi, được nhiều người coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức Ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.
Phát biểu tại diễn đàn ở Singapore, ông kêu gọi nỗ lực thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời lưu ý: "Châu Á phải cảnh giác để không trở thành nơi thử nghiệm các hệ thống song song. Nếu vậy, chuỗi cung ứng công nghiệp lâu đời trong khu vực có thể bị gián đoạn và châu Á càng khó đạt được sự thịnh vượng”.
Đánh giá quan hệ Mỹ-Trung, ông Lưu Kiến Siêu cho rằng, một trong những lý do khiến hai nước vẫn gặp khó khăn là vì “Mỹ chưa từ bỏ chính sách đàn áp và kiềm chế Trung Quốc”, nhấn mạnh cách tốt nhất để hàn gắn mối quan hệ là thúc đẩy đối thoại và liên lạc, điều này có thể nâng cao nhận thức của Mỹ về Trung Quốc. (SCMP)
* Trung Quốc-Nepal thảo luận về hợp tác song phương: Ngày 26/3, tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Narayan Kaji Shrestha.
Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc luôn xác định Nepal là một hướng quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng, sẵn sàng cùng với Kathmandu thúc đẩy hợp tác chất lượng cao trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường cũng như đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược lên một tầm cao mới.
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Narayan Kaji Shrestha cho biết, chính phủ mới của nước này coi trọng quan hệ với Trung Quốc và sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy hợp tác Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng như quyết định gia nhập Nhóm những người bạn tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI). (THX)
* Ấn Độ tập trận bắn đạn thật trên Ấn Độ Dương, xung quanh quần đảo Andaman và Nicobar, gần eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược, dự kiến diễn ra từ ngày 29-30/3 ở khu vực trải dài 380 km.
Thời điểm diễn tập nói trên trùng với thời gian xuất hiện tàu giám sát không gian Viễn Vọng 3 của Trung Quốc trong khu vực này. Các chuyên gia dự đoán trong cuộc diễn tập này, Ấn Độ có thể sẽ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, được triển khai ở quần đảo Andaman và Nicobar. (TTXVN)
* Mỹ-Hàn Quốc tăng cường hợp tác ứng phó Triều Tiên: Ngày 27/3, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này và Mỹ đang tìm cách thành lập một cơ quan tư vấn cấp cao về hợp tác công nghệ quốc phòng như một phần trong nỗ lực tăng cường quan hệ trong lĩnh vực này.
Nếu cơ quan tư vấn được thành lập, các công nghệ dự kiến được thảo luận bao gồm robot được thiết kế để loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt và thiết bị xử lý thiết bị nổ cải tiến (IED), dự kiến sẽ giúp đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này và Mỹ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm ngăn chặn một cách hiệu quả việc Triều Tiên tài trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa bất hợp pháp của nước này (Yonhap)
* 5 công dân Trung Quốc thiệt mạng ở Pakistan, trong một vụ đánh bom liều chết nhằm vào những người này ngày 26/3.
Trung Quốc đã yêu cầu Pakistan tiến hành điều tra và trừng phạt thích đáng thủ phạm. Trong khi đó, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã kêu gọi "tiến hành một cuộc điều tra chung kỹ lưỡng, sử dụng mọi nguồn lực của nhà nước".
Ông cũng yêu cầu giới chức quân sự xem xét các thỏa thuận an ninh nhằm bảo vệ công dân Trung Quốc và lợi ích của họ. (THX)
* Hezbollah-Israel trả đũa lẫn nhau: Ngày 26/3, Hezbollah thông báo, 3 thành viên của phong trào này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Hebbariyeh ở miền Nam Lebanon.
Ngày 27/3, Hezbollah cho biết đã phóng hàng chục quả tên lửa vào Kiryet Shmona, một thị trấn của Israel gần biên giới với Lebanon để đáp trả cuộc tấn công trên.
Israel chưa có phản ứng ngay lập tức về vụ việc hoặc thông tin chi tiết về bất kỳ thương vong hoặc thiệt hại nào. (Reuters)
* Cần lập cơ quan chính quyền địa phương để quản lý Dải Gaza sau khi các hoạt động quân sự chấm dứt, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant.
Theo ông, khi đó, Dải Gaza sẽ không chịu sự quản lý của Israel hay phong trào Hamas của Palestine, mà cần phải thành lập các cơ quan chính quyền địa phương để thực hiện công việc này.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng tuyên bố, một mục tiêu trong chuyến thăm Mỹ của ông là "nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước vì Israel chia sẻ "100% giá trị và 99% lợi ích với Mỹ". (Sputnik)
* Israel tuyên bố tiêu diệt phó thủ lĩnh cánh vũ trang của Hamas Marwan Issa trong một cuộc không kích trước đó vào tháng này.
Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari mô tả Issa là “một trong những phần tử tổ chức cuộc tàn sát hôm 7/10” và là thành viên cấp cao nhất của Hamas bị tiêu diệt kể từ khi cuộc chiến tại Gaza mở màn. (AFP)
* Các nước kêu gọi thực thi nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua hôm 25/3.
Liên đoàn Arab (AL) và Nghị viện Arab ngày 26/3 đã hoan nghênh nghị quyết của HĐBA. Tổng thư ký AL Ahmed Aboul Gheit nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nghị quyết trên thực địa, tạm dừng các hoạt động quân sự và sự xâm lược của Israel ngay lập tức và triệt để.
AL đánh giá, nghị quyết này “báo hiệu một sự thay đổi đáng chú ý trong lập trường quốc tế” về cuộc xung đột ở Gaza, bao gồm cả lập trường của Mỹ.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cùng ngày cũng kêu gọi thực thi hiệu quả nghị quyết của HĐBA. (Anadolu, THX)
* Nga tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) Shahed ở Ukraine chỉ trong một đêm 26/3, 10 chiếc trong số đó đã bị bắn rơi ở các khu vực Kharkov, Sumy và Kiev, theo lời Tư lệnh lực lượng không quân Ukraine Mykola O Meatchuk.
Ông Meatchuk nói: "Các đơn vị tên lửa phòng không, nhóm hỏa lực cơ động, thiết bị tác chiến điện tử... đã tham gia đẩy lùi cuộc tấn công trên không này". (Reuters)
* Nga bác vai trò thúc đẩy hòa bình ở Ukraine của Thụy Sỹ: Ngày 26/3, Trưởng phái đoàn Nga tại Geneva (Thụy Sỹ) Gennady Gatilov khẳng định, Mocsow không phản đối bất cứ cuộc đàm phán nào để chấm dứt cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Nga sẽ không tham gia hội nghị hòa bình cho Ukraine mà Bern dự định tổ chức, nói rõ: “Vào lúc này, chúng tôi nhận thấy Thụy Sỹ không có cơ hội dẫn đầu và tổ chức các hoạt động như vậy. Chúng tôi cho rằng vào lúc này, họ đã đánh mất vị thế trung lập”. (Anadolu)
* Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không chuẩn bị cho xung đột với Nga, theo lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares ngày 26/3.
Theo nhà ngoại giao, "không có liên minh nào mà Tây Ban Nha tham gia là liên minh tấn công, tất cả đều chỉ là liên minh phòng thủ". (Euromaidan Press)
* Nga tuyên bố trùm tình báo quân đội Ukraine là mục tiêu hợp pháp: Ngày 26/3, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov cho hay, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) Kirill Budanov là mục tiêu hợp pháp của Các Lực lượng Vũ trang Nga (VS RF).
Ông Bortnikov cáo buộc tình báo Ukraine đã tạo điều kiện cho vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall. (Reuters)
* Nga sửa đổi luật liên quan người nước ngoài sau khủng bố đẫm máu ngày 22/3 làm ít nhất 139 người thiệt mạng tại ngoại ô Moscow.
Nội dung chính của luật mới là giảm thời hạn ký hợp đồng lao động với người nước ngoài xuống còn 2 năm đối với một chủ lao động. Nếu hợp đồng lao động hết thời hạn, người lao động sẽ phải rời khỏi đất nước đúng hạn.
Một công ty luật sẽ được thành lập để giám sát việc lưu trú của người nước ngoài tại LB Nga, đóng vai trò nhà điều phối việc tuyển dụng và là trung tâm cung cấp nhân sự cho các công ty Nga. (TASS)
* NATO có thể bắn hạ nếu tên lửa Nga bay vào lãnh thổ liên minh, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna ngày 26/3. Theo ông, NATO đang phân tích hàng loạt ý tưởng khác nhau, trong đó có khả năng bắn hạ tên lửa trên.
Tuy nhiên, khả năng trên chỉ xảy ra khi có sự đồng ý của Ukraine và có tính đến những hệ lụy quốc tế, khi các tên lửa của NATO có thể sẽ bắn trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ liên minh.
Nhà ngoại giao Ba Lan cũng cho rằng, Nga không thể áp đặt bất cứ quy định nào đối với NATO và Tổng thống Nga Vladimir Putin cần phải làm quen với thực tế rằng "về phía NATO, phía các quốc gia dân chủ, EU sẽ bắt đầu có giọng điệu nhất định khi giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine". (The Kyiv Independent)
* Hội nghị Mạng lưới Nghị viện Phong trào Không liên kết (NAM PN) lần thứ 3 đã được tổ chức tại Geneva (Thụy Sỹ), quy tụ 53 phái đoàn đại diện cho các nghị viện thành viên và các tổ chức quốc tế.
Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba Gafarova - quốc gia đang giữ vai trò Chủ tịch NAM - bày tỏ hy vọng rằng, hội nghị sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển hơn nữa của Mạng lưới và sự hợp tác giữa các nước thành viên.
Ca ngợi số lượng người tham gia các hội nghị của Mạng lưới Nghị viện NAM đã liên tục tăng kể từ hội nghị khai mạc tại Madrid vào năm 2021, bà Gafarova nói, điều này thể hiện ý định tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa các nghị viện của chúng ta”. (Azernews)
* Ukraine và Thụy Điển tăng cường hợp tác hạt nhân: Ngày 26/3, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko đã có cuộc gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng, kinh doanh và công nghiệp Thụy Điển Ebba Busch tại Kiev.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine nói: "Hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân giữa hai nước là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta đã cho các nước khác thấy rằng ngành công nghiệp hạt nhân có thể có tương lai mà không cần đến Nga”.
Hai bên đã thảo luận về triển vọng hợp tác sâu sắc hơn giữa Ukraine và Thụy Điển nhằm đẩy Nga ra khỏi thị trường nhiên liệu hạt nhân và công nghệ nguyên tử ở châu Âu. (Ukrinform)
* Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chuẩn bị thăm Mỹ: Ngày 26/3, các Cố vấn An ninh quốc gia cao cấp nhất của Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về các biện pháp tăng cường khả năng răn đe của liên minh Mỹ-Nhật nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Kishida tới Washington trong tháng tới.
Nhà Trắng cho hay, hai bên đã thảo luận về các bước hậu cần nhằm “đảm bảo thành công mang tính lịch sử" của chuyến thăm và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác, với một liên minh “được coi là hòn đá tảng cho hòa bình và ổn định tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”
Các cố vấn hai nước cũng bàn về những cách thức làm sâu sắc hơn sự hợp tác với các nước cùng chí hướng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các khu vực khác. (Kyodo)
* Mỹ áp đặt trừng phạt đối với Houthi, Hezbollah và Quds: Ngày 26/3, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống khủng bố đối với các trường hợp mà họ mô tả là đã hỗ trợ tài chính và thương mại cho lực lượng Houthi ở Yemen, Lực lượng Quds của Iran và nhóm Hezbollah ở Lebanon.
Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, các lệnh trừng phạt nhắm vào 6 thực thể, 1 cá nhân và 2 tàu chở dầu vì đã tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng hóa và giao dịch tài chính. (Reuters)
Mỹ chỉ trích Nga về hiệp ước cấm thử hạt nhân; Tai nạn xe buýt ở Mexico, gần 40 người thương vong là những người di cư.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều đưa ra các tuyên bố cứng sau phản ứng của Bình Nhưỡng với các thiết bị bay không người lái thả tờ rơi xâm nhập bầu trời thủ đô này.
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Iran cho rằng cuộc xung đột Israel - Hamas sẽ không tránh khỏi lan rộng do Israel tăng cường cuộc tấn công với dân thường vào Dải Gaza.
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Asia Art Link Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm “Hương gió phương Nam - Hội họa Việt Nam ngày nay” tại Trung tâm triển lãm mỹ thuật Mongol Art Gallery, Thủ đô Ulaanbaatar.
Chính phủ Đan Mạch cam kết chuyển lô tiêm kích F-16 thứ hai cho Ukraine vào cuối năm nay, sau lô đầu tiên bàn giao hồi tháng 7.
Một nhóm khoảng 5.000 binh lính Wagner đang áp sát vùng ngoại ô Moscow bằng đường bộ. Nhóm do Dmitry Utkin, một chỉ huy cấp cao dẫn đầu muốn chiếm các khu dân cư đông đúc ở Moscow.
Nga công bố video UAV Granat-4 chỉ thị mục tiêu cho đạn pháo Kranopol bắn trúng xe tăng Abrams bị Ukraine bỏ lại ở tỉnh Donetsk.
Tổng thống Nga Putin khẳng định ủng hộ chấm dứt hoàn toàn và tận cùng xung đột với Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Kazakhstan, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết bước ngoặt, xung đột Israel-Hamas, Euro 2024… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.