Israel thả 114 người Palestine, Nga tăng tuổi nghĩa vụ từ 30 lên 50, Đức điều khinh hạm tới Biển Đỏ, Moscow tố Washington ép Ecuador chuyển thiết bị sang Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 2/2: Nga tố Ukraine đánh chìm tàu tên lửa, Ấn Độ chi 4 tỷ USD mua UAV Mỹ, Iran sẽ đáp trả mạnh nếu bị 'bắt nạt' |
Lãnh tụ tối cao Iran Seyyed Ali Hosseini Khamenei hạ lệnh tránh xung đột trực tiếp với Mỹ. (Nguồn: APA) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
*Nga cáo buộc Ukraine đánh chìm tàu trang bị tên lửa ở Crimea: Theo thông tin của các phóng viên chiến trường Nga, song chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, rạng sáng 1/2, các xuồng không người lái của các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã tấn công và đánh chìm tàu trang bị tên lửa Ivanovets của nước này.
Đại diện của Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine công bố đoạn video cuộc tấn công, cho thấy tàu Ivanovets bị xuồng không người lái tấn công dẫn đến phát nổ tên lửa Moskit trên tàu. Đoạn video cho thấy rõ cuộc chiến của thủy thủ đoàn với các xuồng không người lái tấn công, theo đó đã hạ được một số. Tuy nhiên tàu đã bị chìm.
Vụ việc xảy ra gần lối vào hồ Donuzlav ở bán đảo Crimea. Tàu Ivanovets thuộc Dự án 12411 và được trang bị 4 tên lửa chống hạm Moskit, hệ thống phòng không Strela-3, một pháo AK-176 và 2 pháo AK630M. Thủy thủ đoàn gồm 41 người. (TASS)
Tin liên quan |
Xung đột Nga - Ukraine: LHQ chưa thấy tín hiệu kết thúc, một nước NATO lật tẩy Xung đột Nga - Ukraine: LHQ chưa thấy tín hiệu kết thúc, một nước NATO lật tẩy 'bài' của phương Tây đối với Moscow |
*Ukraine đề nghị Nga trao trả thi thể tù binh thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Il-76: Đại diện Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine, ngày 1/2, ông Andrei Yusov được dẫn lời cho biết Ukraine đã yêu cầu Nga trao trả thi thể của các tù binh nước này thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Il-76 ở tỉnh Belgorod, ngày 24/1.
Trước đó, Tổng thống Zelensky nói rằng Ukraine sẽ tìm kiếm một cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn.
Đáp lại tuyên bố này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói: “Nếu ông ấy (Zelensky) muốn tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về hành động tội ác của chế độ Kiev thì điều đó đương nhiên là cần thiết”.
Tổng thống Vladimir Putin sau đó cũng cho biết Moscow muốn một cuộc điều tra quốc tế đồng thời cho biết máy bay chở tù binh Ukraine đã bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bắn trúng. (AFP)
*Ukraine tố Nga tấn công bằng UAV làm 40.000 người chịu cảnh mất điện: Ukraine ngày 2/2 cho biết hàng chục nghìn người phải hứng chịu tình trạng mất điện sau khi 24 máy bay không người lái (UAV) của Nga tấn công làm hư hại cơ sở hạ tầng năng lượng ở khu vực Dnipropetrovsk thuộc miền Trung nước này.
Năm 2023, các cuộc oanh tạc có hệ thống của lực lượng Nga vào mùa Đông khiến hàng triệu người ở Ukraine không có điện, sưởi ấm hoặc nước trong thời gian dài.
Trong khi đó, lực lượng không quân cho biết hệ thống phòng không Ukraine đã bắn rơi 11 UAV của Nga. (AFP)
*Ấn Độ mua UAV trị giá gần 4 tỷ USD của Mỹ: Ngày 1/2, Chính quyền Mỹ đã thông qua thỏa thuận bán máy bay không người lái (UAV) hiện đại trị giá gần 4 tỷ USD cho Ấn Độ, mang lại lợi thế mới cho đối tác đang phát triển này của Washington.
Thương vụ này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc Ấn Độ mua vũ khí Mỹ sau sự phụ thuộc lịch sử của New Delhi vào vũ khí từ Nga, vốn ngày càng gây tranh cãi do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine.
Sau nhiều tháng thảo luận, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã thông báo cho Quốc hội nước này về thương vụ mua bán 31 chiếc MQ-9B có vũ trang – loại tiên tiến nhất trong số các UAV Predator do General Atomics chế tạo.
Thương vụ trên vẫn cần được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ, nơi hầu hết các nhà lập pháp ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ. (Times of India)
*Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak được giảm án: Hội đồng ân xá Malaysia vừa công bố quyết định giảm một nửa án tù cho cựu Thủ tướng Najib Razak, người bị kết tội tham nhũng và rửa tiền liên quan đến Quỹ Đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB) trị giá hàng tỷ USD.
Theo tuyên bố, ông Najib sẽ được trả tự do vào ngày 28/8/2028 và mức nộp phạt giảm từ 210 triệu Ringgit xuống còn 50 triệu Ringgit (10,59 triệu USD)
Tuy nhiên, Hội đồng ân xá cũng nêu rõ rằng, nếu không nộp phạt, cựu thủ tướng sẽ phải chịu thêm 1 năm tù và ngày trả tự do sẽ vào 23/8/2029.
Ông Najib đã bắt đầu thụ án tù vào tháng 8/2022 và hiện tiếp tục bị xét xử về các cáo buộc khác liên quan vụ bê bối 1MDB. (Straits Times)
*Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc giảm mạnh: Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng Gallup Korea công bố ngày 2/2, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đạt 29%, giảm 2% so với tuần trước (31%). Tỷ lệ không ủng hộ giữ nguyên ở mức 63%. Theo đó, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon lần đầu tiên rơi khỏi ngưỡng 30% sau 9 tháng, kể từ tuần thứ hai tháng 4/2023 với 27%.
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 30/1-1/2, trên 1.000 người trưởng thành trên toàn quốc, có độ tin cậy 95% và sai số 3,1%, được đăng tải trang mạng của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hàn Quốc (nesdc.go.kr).
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon từng xuống mức thấp nhất được ghi nhận là 24% vào tuần thứ nhất tháng 8/2022. (Yonhap)
*Nga tố Washington ép Ecuador chuyển thiết bị sang Mỹ: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng quyết định của Ecuador chuyển thiết bị của Moscow sang Mỹ là một việc làm liều lĩnh và chịu sức ép nghiêm trọng từ các phía liên quan bên ngoài (ám chỉ Mỹ).
Trước đó, Tổng thống Ecuador Daniel Noboa cho biết nước ông sẽ không từ chối việc chuyển giao thiết bị cũ của Nga cho Mỹ và sẽ làm như vậy bất chấp lập trường của Nga. Theo ông Noboa, đến cuối tháng 1/2024, Ecuador đã trao đổi thiết bị cũ của Nga và Ukraina để lấy thiết bị mới của Mỹ - trị giá 200 triệu USD. Tuy nhiên, ông không nêu rõ loại thiết bị mà ông nói đến có tính năng quân sự hay dân sự. (Sputnik News)
*Thủ tướng Italy sắp thăm Nhật Bản: Hãng tin Agenzia Nova của Italy dẫn thông báo ngày 1/2 của Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Hiroshi Moriya, cho biết Thủ tướng Italy Giorgia Meloni sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 4-6/2.
Trong chuyến thăm, bà Meloni sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida để thảo luận về vai trò Chủ tịch Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) của Italy và về “việc tăng cường quan hệ song phương, hợp tác trên trường quốc tế, tình hình khu vực và các chủ đề khác mà hai bên cùng quan tâm, giúp tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Nhật Bản và Italy, “một đối tác chiến lược có chung các giá trị và nguyên tắc”. (Kyodo News)
*Pháp ủng hộ các quy định về AI của EU: Một nguồn tin ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/2 cho biết Pháp đã quyết định ủng hộ các quy định mang tính bước ngoặt của EU về quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), theo đó tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt, sau khi các nguồn tin trước đó cho biết Pháp là quốc gia EU cuối cùng trì hoãn việc ủng hộ kế hoạch này.
Quan chức EU cho hay các điều kiện như vậy bao gồm việc cân bằng giữa tính minh bạch và bảo vệ bí mật kinh doanh, cũng như thực hiện các cam kết đối với các hệ thống AI có rủi ro cao mà không gây quá tải về hành chính. Đại sứ của 27 quốc gia EU sẽ chính thức thông qua Đạo luật AI vào lúc 21h ngày 2/2 (theo giờ Hà Nội). (Reuters)
*Nga tăng tuổi nghĩa vụ quân sự từ 30 lên 50: Hạ viện Nga đã dự thảo tờ trình mới cho luật về việc tăng tuổi nghĩa vụ quân sự lên 50 tuổi đối với nam giới mang hộ chiếu Nga.
Theo các nghị sĩ, hiện nay có nhiều người nước ngoài nhận quốc tịch Nga song lại trốn tránh đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc chờ cho qua tuổi nghĩa vụ (hiện đang là 30 tuổi) mới xin nhập quốc tịch.
Hồi tháng 8/2023, cảnh sát tại Saint Peterburg trong hai ngày đã tìm ra và đưa 100 người Nga gốc nước ngoài đến các ban chỉ huy quân sự để đăng ký nghĩa vụ.
Thông tin từ Bộ Nội vụ Nga cho hay trong 10 tháng đầu năm 2023 Nga đã cấp quốc tịch cho 318.000 người nước ngoài, chủ yếu là người gốc Trung Á: Tajikistan, Armenia, Kazakhstan, Uzbekistan và Azerbaigian.
Theo một dự luật khác trốn nghĩa vụ quân sự là một trong các tội có thể khiến người nhập tịch bị tước quốc tịch Nga. (AFP)
*Israel thả 114 con tin Palestine: Quân đội Israel ngày 1/2 đã thả 114 người Palestine bị bắt giữ trong chiến dịch trên bộ, thông qua cửa khẩu Kerem Shalom ở phía Nam Dải Gaza.
Một nguồn tin an ninh của Palestine tại khu vực trên cho hay, một số người Palestine được thả đã được chuyển đến bệnh viện Najjar ở thành phố Rafah do tình trạng sức khỏe suy sụp.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Euro-Med, trong chiến dịch trên bộ tại Gaza, quân đội Israel đã bắt giữ hàng trăm người Palestine và chuyển họ đến những địa điểm chưa được xác định. (Tân Hoa xã)
*Iran tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn nếu bị 'bắt nạt': Ngày 2/2, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết đất nước của ông sẽ không kích hoạt chiến tranh nhưng sẽ "phản ứng mạnh mẽ" với bất kỳ nước nào bắt nạt Iran.
Trước đó, Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận tình hình. Đại giáo chủ Khamenei đã ra lệnh: tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ và chuẩn bị ứng phó. Bộ chỉ huy Iran đã đặt toàn bộ lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động cao, kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa và triển khai tên lửa đạn đạo dọc biên giới với Iraq.
Động thái trên của Tehran diễn ra trong bối cảnh trước đó một ngày, Washington đã phê duyệt kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công kéo dài nhiều ngày, nhằm vào các mục tiêu là nhân sự và cơ sở hạ tầng của Iran tại Iraq và Syria. (Reuters)
*Đức sẽ điều khinh hạm Hessen tới Biển Đỏ: Hãng thông tấn DPA đưa tin Đức sẽ điều khinh hạm Hessen tới Biển Đỏ vào tuần tới để tham gia chiến dịch châu Âu nhằm bảo vệ các tàu thương mại trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen.
Khinh hạm Hessen, ngoài các vũ khí khác có trang bị tên lửa phòng không, dự kiến sẽ tới Biển Đỏ vào cuối tháng 2 này.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell ngày 31/1 cho biết EU đặt mục tiêu thiết lập và khởi động sứ mệnh hàng hải ở Biển Đỏ chậm nhất là vào ngày 19/2, đồng thời nói thêm rằng nhiệm vụ này sẽ mang tính chất phòng thủ và sẽ không có hoạt động nào được thực hiện trên đất liền. (Sputnik News)
*Cố vấn đặc biệt Bộ Ngoại giao Mỹ thăm Cuba: Cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Quyền Quốc tế của Người khuyết tật, Sara Minkara, đã gặp đại diện Chính phủ Cuba tại La Habana.
Đại sứ quán Mỹ tại La Habana cho biết bà Minkara thăm Cuba từ ngày 29-31/1 nhưng không nêu rõ bà đã gặp gỡ quan chức hay đại diện Bộ, ban, ngành nào của Cuba.
Theo thông cáo chính thức, Cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Quyền Quốc tế của Người khuyết tật đã có nhiều cuộc tiếp xúc với “các đại diện của Chính phủ Cuba, các doanh nhân Cuba độc lập, cựu sinh viên các chương trình do Đại sứ quán tài trợ và sinh viên từ các cơ sở giáo dục ở La Habana”.
Cho đến nay, các phương tiện truyền thông nhà nước của Cuba vẫn chưa đưa tin về chuyến thăm của bà Minkara. (TTXVN)
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 19/12 đã thông qua nghị quyết hàng năm của Nga về cuộc chiến chống tôn vinh chủ nghĩa phát xít.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ.
Ngày 26/6, quân đội Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định ra vùng biển phía Đông.
Israel muốn kiểm soát hai hành lang quan trọng cắt Dải Gaza làm đôi để 'ngăn chặn Hamas', song yêu cầu này đang vấp phải phản ứng dữ dội.
Tuần duyên Philippines khẳng định sẽ liên tục triển khai tàu tại bãi Sa Bin ở Biển Đông sau khi rút một tàu đóng tại đây nhiều tháng qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói nước này đã phá một âm mưu đổ bộ của lực lượng Ukraine ở Kherson và gây thương vong lớn cho đối thủ.
Quan chức Mỹ kêu gọi Israel và Iran dừng các động thái leo thang, tuy nhiên khẳng định Washington sẽ hỗ trợ Tel Aviv nếu Tehran đáp trả.
Điện Kremlin bác bỏ thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra rằng Wagner định chuyển tổ hợp phòng không Pantsir-S1 cho nhóm Hezbollah ở Lebanon.
Cảnh sát đã nhận được tin tình báo rằng người Eritrea trên khắp Israel đang lên kế hoạch quay trở lại Tel Aviv để tiếp tục biểu tình, do vậy cảnh sát ra quyết định đóng cửa các nhà thờ vào cuối tuần.