Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc, khai mạc Hội nghị An ninh Munich vắng Moscow, tình hình Trung Đông và Bán đảo Triều Tiên là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 17/2: Nga bỏ ngỏ việc tấn công không gian, tuyên bố không bao giờ bị đánh bại; Mỹ có thể hành động khiến Trung Quốc 'nóng mặt' |
Nga cảnh báo, các cơ sở hạ tầng vũ trụ dân sự, vệ tinh, có thể trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp nếu được dùng để phục vụ cho Ukraine trong xung đột. |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
* Nga bỏ ngỏ khả năng tấn công các cơ sở hạ tầng trên vũ trụ trợ giúp Ukraine: Ngày 16/2, quan chức Bộ Ngoại giao Nga Konstantin Vorontsov cảnh báo, việc các nước thứ 3 sử dụng cơ sở hạ tầng vũ trụ dân sự để giúp quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động quân sự có thể trở thành mục tiêu hợp pháp của Moscow.
Theo quan chức Nga, hành động này “trên thực tế là một hình thức tham gia xung đột gián tiếp" và những cơ sở hạ tầng vũ trụ như vậy có thể phải đối mặt với “sự trả đũa”.
Trước đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo sẽ sử dụng các vệ tinh thương mại vào mục đích quân sự, giúp cải thiện khả năng tình báo và giám sát, hỗ trợ các nhiệm vụ và hoạt động của liên minh cũng như giúp điều hướng, liên lạc và cảnh báo sớm tốt hơn về các vụ phóng tên lửa. (RT)
* Chủ tịch Trung Quốc sẽ phát biểu về hòa bình nhân 1 năm xung đột Nga-Ukraine, theo lời Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani ngày 17/2, một ngày sau khi gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị tại Rome.
Phát biểu với đài phát thanh RAI của Italy, Ngoại trưởng Tajani cho hay, thông tin trên do ông Vương Nghị thông báo.
Trong cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao, kêu gọi Trung Quốc "đóng vai trò cơ sở" để tìm kiếm một thỏa thuận “hòa bình” cho Ukraine, ông Tajani cho biết, "Bắc Kinh sẵn sàng đưa ra cam kết theo hướng này”. (AFP)
* Mỹ ủng hộ Ukraine tấn công các cơ sở quân sự ở Crimea: Ngày 16/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Washington ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các căn cứ quân sự trên bán đảo Crimea bởi "đó là mục tiêu hợp pháp" và cho rằng "Ukraine sẽ không an toàn trừ khi Crimea được quân sự hóa ở mức tối thiểu".
Trong khi đó, Nga nhận định, những tuyên bố trên "gây sốc và vô lý", là một sự xác nhận rõ ràng việc Washington trực tiếp tham gia vào xung đột và là biểu hiện rõ ràng của thái độ hiếu chiến nhằm vào Moscow. (TASS)
* Mỹ nói về khả năng hòa đàm Nga-Ukraine: Tờ Financial Times dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley ngày 16/2 cho biết, không loại trừ khả năng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev "vào bất cứ lúc nào”.
Ông Milley cũng cho rằng, việc Moscow sở hữu kho vũ khí hạt nhân làm tăng rủi ro trong cuộc xung đột này, vì vậy "cần hết sức thận trọng”.
* Ngoại trưởng Israel Eli Cohen thăm Ukraine, cam kết bảo đảm khoản vay 200 triệu USD cho Kiev cũng như hỗ trợ quốc gia Đông Âu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thông minh.
Tờ Jerusalem Post dẫn lời ông Cohen: "Tôi tự hào sát cánh với Ukraine trong những thời khắc đầy thách thức này. Israel lên án mọi hành vi cố ý gây hại cho những người vô tội".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Israel cũng khẳng định sự kiên định của Nhà nước Do Thái trong việc đoàn kết với người dân Ukraine và vẫn cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của của quốc gia Đông Âu.
* Hội nghị An ninh Munich tập trung vào vấn đề Ukraine: Vào ngày 17/2 (giờ địa phương), các chính trị gia và quan chức quân sự, ngoại giao hàng đầu thế giới tập trung tại thành phố Munich, miền Nam nước Đức, để thảo luận về tình hình an ninh châu Âu, gần 1 năm sau xung đột Nga-Ukraine.
Trong số các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị năm nay có Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Tình hình Ukraine có thể là chủ đề chính của Hội nghị lần này. Các bên cũng sẽ tập trung thảo luận tác động toàn cầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine và các vấn đề từ nguồn cung năng lượng đến giá lương thực, cùng một số vấn đề quốc tế lớn khác như quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc. (TASS)
* Quan chức Nga khẳng định Moscow sẽ không bao giờ bị đánh bại: Phát biểu trên kênh Channel One ngày 16/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhận định: "Mỹ không tiếc chi phí để đạt được một mục tiêu vô hình và trừu tượng, mục tiêu đánh bại Nga. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra".
Theo ông, thời điểm Washington hiểu rằng mục tiêu này là không thể đạt được "có thể sẽ trở thành thời điểm mang đến cơ hội tiến hành một cuộc đối thoại Nga-Mỹ có ý nghĩa".
Cho rằng quan hệ Nga-Mỹ hiện tại "không thể tồi tệ hơn", Thứ trưởng Ryabkov cũng cảnh báo, sẽ nguy hiểm và sai lầm nếu phá vỡ hoàn toàn quan hệ hai nước từ mọi quan điểm và Moscow muốn tránh một kết quả như vậy. (TASS)
* Mỹ và đồng minh lên kế hoạch trừng phạt Nga vào dịp tròn một năm Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng Ukraine (24/2/2022), theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland ngày 16/2.
Mỹ và tất cả đối tác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ tung gói trừng phạt lớn để tăng cường và mở rộng một số hạng mục nhất định đã triển khai từ trước, "đặc biệt là trong việc hạn chế dòng chảy công nghệ vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga”.
Ngoài ra, gói biện pháp trừng phạt này cũng sẽ nhắm mục tiêu vào các cá nhân, mở rộng các hạn chế trong lĩnh vực ngân hàng và trấn áp việc né tránh các lệnh trừng phạt hiện có, bao gồm cả ở các nước thứ 3. (AFP)
* Mỹ có thể triển khai đơn vị của Thủy quân lục chiến đến eo biển Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp xảy ra xung đột, theo lời Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ David Berger mới đây cho biết.
Tờ Nikkei dẫn lời ông Berger giải thích rằng, động thái này sẽ được thực hiện "trong bối cảnh có rủi ro đối với điều gì đó gây bất ổn, có rủi ro đối với lợi ích quốc gia của Mỹ", đồng thời nhấn mạnh rằng, mọi quyết định liên quan sẽ do Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đưa ra.
* Quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc sắp thăm Đài Loan: Ngày 16/2, tờ Financial Times đưa tin, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Trung Quốc Michael Chase sẽ tới Đài Loan, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về vụ bắn hạ khinh khí cầu.
Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm của quan chức cấp cao nhất Lầu Năm Góc tới Đài Loan kể từ sau chuyến thăm hòn đảo này của cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Đông Á Heino Klinck hồi năm 2019.
Trung Quốc luôn phản đối mọi động thái của các nước gây căng thẳng về vấn đề Đài Loan.
* Tổng thống Mỹ Joe Biden không xin lỗi Trung Quốc về việc bắn hạ khinh khí cầu của Bắc Kinh hôm 4/2. Theo nhà lãnh đạo này, ông đang lên kế hoạch đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hy vọng đi đến tận cùng của vấn đề.
Trong khi đó, ngày 17/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, Mỹ cần phối hợp với Trung Quốc để xử lý sự cố này và đưa quan hệ song phương trở lại trạng thái lành mạnh và ổn định. (Reuters, White House)
* Trung Quốc áp lệnh trừng phạt 2 công ty của Mỹ là tập đoàn Lockheed Martin và một công ty của tập đoàn Raytheon Technologies.
Hai công ty này bị đưa vào "danh sách các thực thể không đáng tin cậy" vì bán vũ khí cho Đài Loan và sẽ bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu cũng như đầu tư thêm vào Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng cấm quản lý cấp cao của hai doanh nghiệp trên nhập cảnh nước này, hủy bỏ giấy phép cư trú đối với bất kỳ nhân viên nào của các doanh nghiệp trên ở Trung Quốc và phạt tiền gấp đôi giá trị các hợp đồng bán vũ khí mà các doanh nghiệp này đã ký với phía Đài Loan.
Tuy nhiên, không rõ Trung Quốc sẽ thực thi việc phạt tiền như thế nào. (Reuters)
* Nga có chỉ huy Quân khu miền Trung mới: Hãng RBC ngày 17/2 đưa tin, Nga đã bổ nhiệm Trung tướng Andrey Mordvichev làm Tư lệnh Quân khu miền Trung thay cho Đại tướng Alexander Lapin được bổ nhiệm là Tham mưu trưởng Lục quân Nga hồi tháng trước.
* Vụ nổ Dòng chảy phương Bắc: Ngày 16/2, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã thông qua dự thảo kiến nghị HĐBA (HĐBA) Liên hợp quốc khởi xướng cuộc điều tra kỹ lưỡng về các vụ nổ trên tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Khẳng định vụ phá hoại là "hành động khủng bố quốc tế rõ ràng”, Duma Quốc gia nhận định, cuộc điều tra sẽ có thể đưa ra "đánh giá pháp lý đầy đủ" và cuối cùng là "đưa ra trước công lý" những thủ phạm của "tội ác chưa bị trừng phạt" này, vốn "gây nguy hiểm cho an ninh của toàn bộ lục địa Á-Âu”. (TASS)
* Nga cảnh báo đáp trả EU nếu tịch thu tài sản bị phong tỏa của nước này, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 16/2.
Ông Grushko nói rằng Nga sẽ thực hiện "tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình", đồng thời coi các hành động của EU là "hoàn toàn bất hợp pháp". (TASS)
* Quốc hội Moldova phê chuẩn chính phủ mới: Ngày 16/2, Quốc hội Moldova đã phê chuẩn cựu Bộ trưởng Nội vụ Dorin Recean làm Thủ tướng mới của nước này với 62/101 phiếu thuận.
Trước đó, ông Dorin Recean đã đứng ra thành lập chính phủ lâm thời, đồng thời cam kết phục hồi nền kinh tế của Moldova và vạch rõ lộ trình đưa đất nước này trở thành thành viên của EU. (Reuters)
* Thời điểm tổ chức Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) sẽ diễn ra từ ngày 28-31/3 tới tại Bác Ngao, thị trấn duyên hải thuộc tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Diễn đàn năm nay sẽ được tổ chức hoàn toàn theo hình thức trực tiếp với chủ đề “Một thế giới bất định: Đoàn kết và hợp tác vì phát triển trước những thách thức”.
Các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh chủ đề nói trên của hội nghị và bốn vấn đề chính, bao gồm "Phát triển và Bao trùm", "Hiệu quả và An ninh", "Khu vực và Toàn cầu" và "Hiện tại và Tương lai". (THX)
* Nhật Bản-Ấn Độ diễn tập chung chống khủng bố vào ngày 17/2, tại Khu huấn luyện Aibano thuộc tỉnh Shiga miền Tây Nhật Bản.
Khoảng 230 quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và quân đội Ấn Độ tham gia, cuộc diễn tập, dự kiến kéo dài đến ngày 2/3, mô phỏng cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố ở các khu đô thị. (Kyodo)
* Triều Tiên cảnh báo Hàn-Mỹ về tập trận chung: Ngày 17/2, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo, Hàn Quốc và Mỹ sẽ phải đối mặt với sự đáp trả mạnh mẽ chưa từng có nếu hai nước này tiến hành cuộc tập trận chung khiến khu vực gia tăng căng thẳng.
Bộ trên cũng cho biết sẽ xem xét hành động bổ sung nếu HĐBA Liên hợp quốc tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đưa ra cảnh báo này trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ cùng ngày thông báo sẽ tiến hành một cuộc diễn tập quân sự chung vào tuần tới, với kịch bản giả định là Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. (Reuters)
* Hàn Quốc sẽ phóng vệ tinh giám sát quân sự đầu tiên vào tháng 11/2023, theo thông báo của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 17/2
Đây là vệ tinh quang điện và hồng ngoại (EO/IR), thuộc dự án trị giá 1,2 nghìn tỷ Won (927 triệu USD), cùng với 4 radar khẩu độ tổng hợp (SAR), trong nỗ lực của Seoul nhằm tăng cường khả năng giám sát và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tình báo nước ngoài.
Một khi các vệ tinh đó đi vào hoạt động, chúng được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng toàn diện của Hàn Quốc trong việc giám sát và theo dõi các hoạt động quân sự của Triều Tiên. (Yonhap)
* HĐBA sẽ bỏ phiếu về nghị quyết phản đối Israel mở rộng các khu định cư trái phép vào ngày 20/2, do Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và đại diện của Palestine soạn thảo.
Nghị quyết yêu cầu Israel "ngừng hoàn toàn và ngay lập tức tất cả các hoạt động định cư trên phần lãnh thổ chiếm đóng của Palestine".
Văn kiện cũng "tái khẳng định việc Israel thành lập các khu định cư ở lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ năm 1967, bao gồm Đông Jerusalem, không có giá trị pháp lý và cấu thành hành vi vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế".
Văn kiện này cũng "lên án mọi ý định sáp nhập, bao gồm các quyết định và biện pháp của Israel liên quan khu định cư". (Reuters)
* Nga, Trung Quốc và Nam Phi bắt đầu tập trận ở Nam Ấn Độ Dương, gần khu vực thành phố Durban và vịnh Richards thuộc tỉnh KwaZulu-Natal, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nam Phi.
Đây là cuộc tập trận thứ 2 giữa 3 nước trên. Cuộc tập trận đầu tiên diễn ra ở vùng biển Nam Phi vào tháng 11/2019.
Nga huy động một đội tàu của Hạm đội phương Bắc tham gia tập trận, trong đó có tàu chở dầu hạng trung Kama và tàu khu trục tối tân Đô đốc Gorshkov, mang theo tên lửa siêu thanh Zircon.
Theo lực lượng phòng vệ quốc gia Nam Phi, hơn 350 quân nhân từ các binh chủng khác nhau của quân đội nước này sẽ tham gia tập trận và trao đổi kiến thức, kỹ năng tác chiến với các đối tác Nga và Trung Quốc. (Reuters)
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/6.
Các phát biểu và nội dung trao đổi tại Hội nghị Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp cho thấy nguồn lực phong phú, dồi dào của kiều bào, không chỉ về vật chất mà còn cả nguồn lực tri thức, chất xám, nguồn lực “mềm”.
Hàng trăm hộ dân ở hạt Down, Bắc Ireland, được sơ tán để chính quyền xử lý quả bom 500 kg do không quân Đức thả xuống năm 1941.
Số người chết do lũ quét ở Valencia tăng lên 95 trong khi còn nhiều người mất tích, chính phủ Tây Ban Nha đã công bố ba ngày quốc tang.
Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto được thăng hàm đại tướng hai tuần sau khi đắc cử tổng thống Indonesia và sẽ nhậm chức vào tháng 10.
Ngoại trưởng Anh Cameron nói không ủng hộ việc ngừng cung cấp vũ khí cho Israel, vì tin điều này sẽ chỉ khuyến khích nhóm vũ trang Hamas.
Tổng thống Mỹ Biden nói đã biết người đồng cấp Nga từ những năm 1980, dù thực tế ông Putin trong thời gian này đang làm đặc vụ tình báo.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quảng đến liên minh quân sự lớn nhất toàn cầu.
Các tiếng nổ vang lên ở thủ đô Kiev của Ukraine, sau khi không quân nước này nói rằng Nga phóng hai tên lửa vào thành phố.