Tin thế giới 12/6: Nga tung tên lửa tập trận hạt nhân với Belarus, Hezbollah tấn công quy mô lớn Israel, Philippines hồi sinh căn cứ Vịnh Subic

21:20 12/06/2024

Nga-Belarus bắt đầu giai đoạn 2 tập trận hạt nhân phi chiến lược, căng thẳng Hezbollah-Israel tăng cao, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden bị kết tội, Philippines muốn xây căn cứ quân sự ở Vịnh Subic... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Tin thế giới 12/6: Nga tung tên lửa tập trận hạt nhân với Belarus, Hezbollah tấn công quy mô lớn Israel, Philippines hồi sinh căn cứ Vịnh Subic
Vịnh Subic là nơi từng đặt căn cứ quân sự của Mỹ trước khi nước này rút khỏi rút quân khỏi Philippines vào những năm 1990. (Nguồn: Wikipedia)

Châu Âu

* Nga-Belarus tập trận hạt nhân giai đoạn 2, sử dụng tên lửa: Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này và Belarus đã bắt đầu hợp tác huấn luyện chung về sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược trong chiến đấu.

Giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận nhằm duy trì sự sẵn sàng của nhân sự và trang thiết bị trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Thông báo từ Bộ quốc phòng nêu rõ, cuộc tập trận nhằm đảm bảo vô điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Liên minh.

Bộ trên cũng tiết lộ, các cuộc tập trận đều sử dụng tên lửa Iskander. Các nhiệm vụ bao gồm tiếp nhận đạn dược sử dụng cho hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến Iskander-M, trang bị các phương tiện phóng và bí mật tiến tới vị trí được chỉ định để chuẩn bị cho các vụ phóng tên lửa. (Reuters, TASS)

Tin liên quan
Một nước châu Á lên kế hoạch xây dựng ‘căn cứ ngoài khơi’ mới ở Biển Đông
Một nước châu Á lên kế hoạch xây dựng ‘căn cứ ngoài khơi’ mới ở Biển Đông

* Nga chế tạo UAV trinh sát hạng nhẹ: Công ty Stratim của Nga đã chế tạo thành công thiết bị bay không người lái (UAV) trinh sát Vorobei/Sparrow (Chim sẻ), được giới thiệu là "nhỏ gọn, tháo lắp được, với các đặc tính kỹ thuật và thiết bị điều khiển gần như giống hệt UAV chiến đấu".

UAV hạng nhẹ Vorobei được thiết kế để trinh sát và điều chỉnh hỏa lực, với lợi thế là drone sản xuất tại Nga, hoạt động ở tần số phi thương mại, khiến các phương tiện tác chiến điện tử của Ukraine khó chế áp.

Ngoài ra, trạm điều khiển mặt đất của Vorobei được kết nối với mạng trí tuệ nhân tạo, giúp người điều khiển drone phát hiện và nhận biết được các mục tiêu như xe bọc thép, pháo binh, bộ binh, xe cộ và các mục tiêu khác. (Sputnik)

* Hungary sẽ không chặn sự hỗ trợ của NATO cho Ukraine, theo đồng thuận của Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Cụ thể, Budapest sẽ "không ngăn cản" các đồng minh cam kết hỗ trợ tài chính cho Ukraine và vai trò dẫn đầu của NATO trong việc điều phối hỗ trợ.

Cũng theo Tổng thư ký NATO, các quỹ và người Hungary sẽ không được sử dụng để hỗ trợ Ukraine. (Reuters)

* EU chuyển cho Ukraine 1,5 tỷ Euro lợi tức thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga vào tháng 7, theo xác nhận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) bà Ursula von der Leyen.

Số tiền sẽ được Ukraine sử dụng để khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhân đạo và duy trì sự ổn định kinh tế trong bối cảnh xung đột đang diễn ra với Nga. (AFP)

* Đức sẽ viện trợ bổ sung vũ khí cho Ukraine, gồm súng bắn tỉa, tên lửa cho hệ thống Patriot và hàng nghìn thiết bị bay không người lái tấn công, theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức cho biết, nước này cùng với Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy sẽ cung cấp bổ sung cho Ukraine 100 tên lửa cho hệ thống Patriot. (DPA)

* Na Uy sẽ lắp ráp xe tăng Leopard 2 trong nước, sau khi nhà sản xuất xe tăng Pháp-Đức KNDS và công ty RITEK của Na Uy ký thỏa thuận về việc này.

Đây là lần đầu tiên xe tăng chiến đấu chủ lực được lắp ráp tại Na Uy, quốc gia thành viên NATO và có chung đường biên giới với Nga ở cực Bắc. (The Defense Post)

Châu Á-Thái Bình Dương

* Philippines muốn hồi sinh căn cứ ở Vịnh Subic: Philippines đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại sân bay quốc tế Vịnh Subic, nhằm tăng cường khả năng giám sát trên không và triển khai sức mạnh ở Biển Đông.

Theo tài liệu đấu thầu và kế hoạch phát triển của Không quân Philippines, một căn cứ điều hành tiền phương sẽ được thành lập tại đây, hỗ trợ máy bay trinh sát và tấn công.

Dự án này đánh dấu sự trở lại của Philippines tại Vịnh Subic, nơi từng là căn cứ không quân của Hải quân Mỹ trước khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Philippines vào những năm 1990.

Theo kế hoạch, sân bay quốc tế Vịnh Subic sẽ trở thành điểm tập trung cho "các hoạt động chung trên không, trên biển và trên đất liền" của Philippines. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng lâu dài một căn cứ tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái chuyên dụng tại đây. (Naval News)

* Nhật Bản cân nhắc trừng phạt các công ty nước ngoài hỗ trợ Nga: Các nguồn thạo tin cho biết, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở nước thứ ba, như ở Trung Quốc, bị cáo buộc liên quan việc cung cấp nguyên liệu cho Nga có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

Theo nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ trình bày những biện pháp này tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp pháp triển hàng đầu thế giới (G7) ở Italy, dự kiến khai mạc vào ngày 13/6.

NHK đưa tin, nếu các biện pháp của Tokyo được áp dụng, đây sẽ là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản trừng phạt các công ty Trung Quốc vì cáo buộc cung cấp cho Nga. (NHK)

* Hàn Quốc lần đầu tiên đưa vào hoạt động xe bắc cầu đổ bộ: Ngày 12/6, Lục quân Hàn Quốc lần đầu tiên triển khai một phương tiện bắc cầu lội nước mới mang tên KM3. Lễ đánh dấu việc triển khai KM3 diễn ra tại bãi huấn luyện vượt sông của Quân đoàn cơ động VII ở Namyangju, cách Seoul 25 km về phía Đông Bắc.

Xe bắc cầu đổ bộ cho phép quân đội di chuyển nhanh chóng qua suối và sông bằng cách hoạt động như một cây cầu hoặc phà để vận chuyển nhiều thiết bị hạng nặng khác nhau, bao gồm xe tăng và xe bọc thép.

So với thiết bị cầu nổi hiện có cần khoảng 6 giờ chuẩn bị, KM3 không cần bất kỳ thiết bị nào. Nó cũng có thể vận chuyển tới 64 tấn thiết bị, nhiều hơn 10 tấn so với cầu dải băng. (Yonhap)

* Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ bền chặt với Nga: Trong thông điệp chúc mừng quốc khánh Nga, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bày tỏ hy vọng rằng, hai nước sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ, củng cố hơn nữa “cột mốc vĩnh cửu” trong mối quan hệ song phương.

Theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, mối quan hệ Bình Nhưỡng-Nga đã phát triển thành "mối quan hệ đồng đội bất khả chiến bại" và mối quan hệ chiến lược bền vững sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga vào tháng 9/2023. (KCNA)

* Trung Quốc-Thái Lan tăng cường hợp tác: Ngày 11/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan Maris Sangiampongsa tại thành phố Nizhny Novgorod (Nga).

Chúc mừng người đồng cấp Sangiampongsa nhậm chức, ông Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc và Thái Lan là láng giềng tốt, bạn bè tốt và thân thiết, đồng thời Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng quan hệ song phương.

Về phần mình, Ngoại trưởng Sangiampongsa cho biết, Bangkok-Bắc Kinh có mối quan hệ gần gũi và hữu nghị, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin rất coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc.

Thái Lan khẳng định sẵn sàng tham gia cơ chế Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sớm nhất có thể, đóng vai trò tích cực hơn trong hợp tác Nam-Nam, tăng cường phối hợp và hợp tác với Trung Quốc trên các nền tảng đa phương. (THX)

Trung Đông-châu Phi

* Hezbollah không kích Bắc Israel trả thù cho chỉ huy cao nhất: Ba nguồn tin an ninh cho biết, một cuộc tấn công của Israel vào làng Jouya ở miền Nam Lebanon vào cuối ngày 11/6 đã tiêu diệt một chỉ huy chiến trường cấp cao của Hezbollah và 3 chiến binh của nhóm vũ trang Lebanon.

Hezbollah xác nhận, chỉ huy cấp cao đã bị thiệt mạng là Taleb Abdallah, còn được gọi là Abu Taleb.

Ngày 12/6, Hezbollah đã phóng hàng loạt tên lửa vào miền Bắc Israel để trả thù vụ việc trên, làm gia tăng căng thẳng khu vực giữa lúc xung đột ở Dải Gaza tiếp diễn. (AP, Reuters)

* Ai Cập, Jordan, Palestine hối thúc quốc tế gây áp lực với Israel: Ngày 11/6, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Sisi, Quốc vương Jordan Abdullah II và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực tối đa với Israel để chấm dứt các hoạt động quân sự, tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt hành vi gây hấn tàn bạo đối với người dân ở Gaza”.

Đồng thời, ba nhà lãnh đạo cũng kêu gọi một nỗ lực quốc tế thống nhất nhằm đạt được giải pháp hai nhà nước công bằng và toàn diện cho vấn đề Palestine. (Ahram Online)

* Liên minh Mỹ-Anh không kích các mục tiêu Houthi ở thành phố cảng Hodeidah của Yemen, ven Biển Đỏ trong ngày 11/6.

Cùng ngày, quân đội Mỹ cho biết, lực lượng của họ đã phá hủy 2 tên lửa hành trình chống hạm tại một khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen. (IANS News)

Châu Mỹ

* Mỹ tăng cường hợp tác với các quốc đảo nhỏ đang phát triển để đẩy nhanh tiến độ phát triển, thúc đẩy tính bền vững và ứng phó với khủng hoảng khí hậu, theo thông cáo của Nhà Trắng ngày 11/6.

Bộ Ngoại giao Mỹ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp hơn 27 triệu USD cho các ưu tiên về khí hậu của các quốc đảo nhỏ đang phát triển trong năm nay. (White House)

* Con trai Tổng thống Biden bị kết án: Ngày 11/6, một bồi thẩm đoàn ở bang Delaware đã kết luận rằng, ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden, phạm tội khai man liên quan việc mua súng đối với người từng sử dụng bất hợp pháp hoặc nghiện ma tuý.

Luật sư Abbe Lowell của ông Hunter Biden tuyên bố thất vọng trước phán quyết trên và sẽ theo đuổi mọi biện pháp để kháng cáo.

Về phần mình, Tổng thống Biden cam kết sẽ "tôn trọng quy trình tư pháp" sau khi bồi thẩm đoàn tuyên bố con trai ông có tội. (AP)

* Mỹ tuyên bố siết chặt trừng phạt Nga: Ngày 11/6, Nhà Trắng cho biết, Mỹ sẽ công bố các bước đi nhằm xử lý số tài sản bị phong toả của Nga nhân dịp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy.

Đồng thời, ông John Kirby cũng cho hay, Mỹ sẽ công bố các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu mới đối với Nga trong Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này. (Reuters)

* Tổng thống Argentina làm mếch lòng khối Arab về vấn đề Palestine: Ngày 11/6, Liên đoàn Arab (AL) ra tuyên bố phản đối thái độ của Tổng thống Argentina Javier Milei sau khi ông không dự cuộc họp đã được lên kế hoạch với đại sứ 19 nước Hồi giáo vào ngày 6/6 tại Buenos Aires.

Trong tuyên bố, AL bày tỏ "vô cùng thất vọng và ngạc nhiên" trước việc Tổng thống Milei từ chối tham dự cuộc họp với "lý do" có sự hiện diện của Đại biện lâm thời Palestine, đồng thời yêu cầu Argentina "xem xét lại quan điểm gần đây về Nhà nước Palestine”.

Khối Arab yêu cầu chính phủ Argentina xem xét lại quan điểm về vấn đề Palestine cũng như đưa ra những ý kiến rõ ràng liên quan việc “chiếm đóng sai trái lãnh thổ Palestine, đi ngược lại lịch sử". (MEM)

Có thể bạn quan tâm
Ông Kim Jong-un yêu cầu tăng tốc sản xuất xe bệ phóng tên lửa

Ông Kim Jong-un yêu cầu tăng tốc sản xuất xe bệ phóng tên lửa

09:50 05/01/2024

Lãnh đạo Triều Tiên yêu cầu tăng tốc sản xuất xe bệ phóng tên lửa, nhấn mạnh đây là nhiệm vụ nhằm chuẩn bị cho 'cuộc đấu quân sự với kẻ thù'.

Xe chở CĐV Scotland gặp tai nạn ở Đức 'vì quen đi lề trái'

Xe chở CĐV Scotland gặp tai nạn ở Đức 'vì quen đi lề trái'

02:30 15/06/2024

Xe chở nhóm cổ động viên Scotland đến Đức theo dõi Euro 2024 gặp tai nạn đấu đầu, nghi do thói quen đi lề trái, khiến 6 người bị thương.

Chính quyền Palestine kêu gọi Liên đoàn Arab họp khẩn cấp, Israel tăng quân tiếp viện

Chính quyền Palestine kêu gọi Liên đoàn Arab họp khẩn cấp, Israel tăng quân tiếp viện

18:40 08/10/2023

Ngày 8/10, chính quyền Palestine đã đệ trình lời kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arab ở cấp bộ trưởng ngoại giao.

Nga cáo buộc Mỹ dùng lệnh trừng phạt để 'tống tiền' Trung Quốc

Nga cáo buộc Mỹ dùng lệnh trừng phạt để 'tống tiền' Trung Quốc

06:00 06/06/2024

Điện Kremlin cáo buộc Mỹ đang 'tống tiền' Trung Quốc khi đe dọa áp lệnh trừng phạt với Bắc Kinh vì tăng xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng sang Nga.

Houthi, lực lượng thách thức sức mạnh Mỹ ở Trung Đông

Houthi, lực lượng thách thức sức mạnh Mỹ ở Trung Đông

12:10 27/12/2023

Liên tiếp tập kích tàu hàng ở Biển Đỏ, nhóm Houthis đang tạo ra thách thức lớn với quyền lực của Mỹ, buộc Washington phải tìm phương án ứng phó.

Ai Cập dọa đình chỉ hiệp ước hòa bình nếu Israel tấn công Rafah

Ai Cập dọa đình chỉ hiệp ước hòa bình nếu Israel tấn công Rafah

21:50 11/02/2024

Các quan chức Ai Cập và phương Tây cho biết Cairo dọa đình chỉ hiệp ước hòa bình với Tel Aviv nếu Israel tấn công thành phố Rafah.

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

00:00 13/03/2023

Thủ tướng Anthony Albanese đã đến San Diego vào ngày 12/3, chuẩn bị tham dự cuộc họp đặc biệt liên quan đến thỏa thuận mua tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Ukraine được phép dùng vũ khí Phần Lan tập kích lãnh thổ Nga

Ukraine được phép dùng vũ khí Phần Lan tập kích lãnh thổ Nga

10:40 01/03/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan cho hay nước này không áp hạn chế nào khi chuyển vũ khí cho Ukraine, kể cả việc dùng chúng để tập kích lãnh thổ Nga.

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

08:40 21/05/2024

Ngày 20/5, Chủ tịch Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami thông báo, cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của nước này sẽ được tổ chức vào ngày 28/6.

Co loi xay ra
Co loi xay ra