Hàng vạn cán bộ dân số dù hàng ngày thực hiện công việc của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng lại "nằm ngoài" Nghị định 05. Vậy nguyên do nào đã dẫn đến nghịch lý này?
Trước hết, phải nói đến việc sáp nhập Trung tâm Dân số vào các Trung tâm Y tế - một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ khi trọng tâm của dân số trong tình hình mới đã thay đổi, nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất cập.
Cán bộ dân số trên cả nước đã và đang phải thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng trong nhiều năm qua tại các trạm y tế, vì thực hiện theo phân công nhiệm vụ của cấp trên mà không được hưởng phụ cấp phù hợp là 40% như các cán bộ y tế khác làm cùng nhiệm vụ.
Từ những bất cập đó, quá trình ban hành và triển khai Nghị định 05 tiếp tục bộc lộ những bất cập lớn, khiến cho hàng vạn cán bộ dân số không nằm trong đối tượng thụ hưởng đối với chính sách nhân văn của Đảng và Chính phủ.
Phải khẳng định, cán bộ dân số là một bộ phận không thể thiếu của ngành Y tế. Kể từ khi sáp nhập, cán bộ dân số làm việc tại các trạm y tế, trung tâm y tế trên cả nước, tiếp tục trở thành một "mắt xích" không thể tách rời của y tế cơ sở, y tế dự phòng. Đặc biệt là trong chống dịch COVID-19.
Thế nhưng, những bất cập không được giải quyết, lại nảy sinh bất cập mới, nối tiếp nhau, để dẫn đến nhiều cán bộ dân số "lạc lõng" trong chính "ngôi nhà mới" của mình.
Tiếp đó, phải kể đến "lỗi" của các địa phương. Các địa phương đã căn cứ vào đâu khi phân công nhiệm vụ y tế cho cán bộ dân số? Nghĩa vụ luôn đi kèm với quyền lợi, nhiệm vụ luôn đi kèm với chế độ tương ứng, trong khi chế độ phụ cấp lại quy theo vị trí việc làm. Tại sao khi phân công nhiệm vụ, khi làm chính sách lại đổ phần thiệt thòi "lên đầu" cán bộ dân số?
Bộ Y tế nói rằng, phải trả lương, phụ cấp theo vị trí việc làm, cán bộ dân số chỉ làm nhiệm vụ dân số. Thế nhưng, thực tế tại các địa phương lại không phải như vậy.
Các địa phương cứ "vô tư" phân công nhiệm vụ cho cán bộ dân số mà không cần quan tâm đến chế độ phụ cấp tương xứng cho họ. Cán bộ dân số làm đủ thứ nhiệm vụ y tế là do địa phương phân công sai nhiệm vụ. Hay nói cách khác, cán bộ dân số được "tận thu sức lao động".
Trong khi đó, Bộ Nội vụ lại giao cho địa phương toàn quyền quyết định trong việc phân công nhiệm vụ. Vậy phải chăng, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế đang "đem con bỏ chợ"?
Chưa nói đến việc ngay cả cán bộ dân số không có chuyên môn y tế cũng đã bị phân công nhiều chương trình y tế khác ngoài dân số.
Các Bộ đã đưa ra quan điểm chồng chéo nhau như vậy thì việc trả lương theo vị trí việc làm sẽ không thể thực hiện được. Đấy là còn chưa nói đến sẽ vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của cán bộ dân số trên cả nước.
Việc sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị 19 của Trung ương 6 khoá 12. Thế nhưng đã đến lúc ngành Y tế phải thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, để có hướng tháo gỡ, không thể để bất cập này kéo theo bất cập khác.
Với những lý do mà Bộ Y tế đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định 05 có thể thấy rằng, cán bộ dân số không thiếu bất cứ tiêu chuẩn nào để được hưởng phụ cấp của nghị định này.
Công việc hàng ngày của dân số rất "lớn và khó". Họ chống dịch tiên phong, tích cực. Họ gánh vác thêm nhiệm vụ y tế. Trong khi đó, ngành Y tế cần thu hút thêm nhân lực. Đời sống của viên chức dân số cũng khó khăn, cũng có nguy cơ bỏ việc, chuyển việc.
Nguyên nhân đã rõ, nhưng không bộ nào xắn tay vào xử lý mà lại đẩy trách nhiệm về các địa phương. Ở phía đối diện, nhiều địa phương vẫn lặng im, bất chấp thực tế thiệt thòi của cán bộ trên địa bàn mình phụ trách.
Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò được tổ chức ở Yên Bái đã quy tụ hơn hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tham dự...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện thăm hỏi đến Phó Tổng thống Sara Duterte khi được tin cơn bão Trà Mi gây ra nhiều thiệt hại...
Bắc Ninh - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Bắc Ninh với...
Nắng nóng gay gắt, người dân đổ xô ra sông Lam tắm giải nhiệt. Bằng các loại phao bơi chuyên dụng lẫn tự chế, người lớn, trẻ nhỏ thỏa thích vùng vẫy dưới làn nước mát.
Bình Thuận - Hơn 190 đoàn viên Công đoàn viên chức tỉnh Bình Thuận tham gia hiến máu tình nguyện tại Ngày hội hiến máu tình nguyện “Giọt hồng Bình...
Tài xế Phạm Văn Thông bị cáo buộc bỏ chạy sau khi tông ôtô làm chết ông lão đi xe đạp, mang phương tiện vào gara sửa để xóa dấu vết.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa vụ 'đòi tiền' cựu cán bộ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ.
Viện KSND tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đỗ Hữu Ca - cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng liên quan vụ lừa chạy án, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Cùng bị truy tố với ông Đỗ Hữu Ca có vợ chồng trùm mua bán hoá đơn trái phép là Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh cùng 8 đồng phạm khác. Các bị can bị truy tố về các tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”, “Đưa hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,...
Thực tế đó còn không ít khó khăn, không được như kỳ vọng sau mấy năm thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.