Tại buổi toạ đàm “Vật liệu nào thay thế cát sông” diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 24.11, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những vật liệu có thể thay thế cát phục vụ các công trình xây dựng trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sự thiếu hụt thấy rõ
Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ - cho biết, hiện nay TP Cần Thơ không có cát san lấp nhưng nhu cầu khai thác cát đang rất lớn. Cụ thể, đối với 2 đường cao tốc đi qua địa bàn TP Cần Thơ là hơn 13 triệu m3 cát. Thủ tướng Chính phủ cũng đã kết luận giao tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long hỗ trợ cho Cần Thơ.
“Chỉ tính riêng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (giai đoạn 1), mới khởi công vào tháng 9 vừa qua, nhu cầu cát san lấp đã lên đến 9 triệu m3. Dự kiến giai đoạn 2 mở rộng khu công nghiệp này thêm 600ha, cũng như thu hút thêm nhiều khu công nghiệp, thì cát càng trở thành một bài toán khó đối với địa phương”, ông Hiển nói.
Các chuyên gia nhận định, mặc dù các bộ, ngành đã đưa ra các giải pháp, các địa phương cũng có cam kết trong việc đảm bảo nguồn cung cát sông cho các công trình trọng điểm cũng như quản lý việc khai thác hợp lý hơn. Tuy nhiên, đến năm 2025, ĐBSCL cần hoàn thành khoảng 400km đường cao tốc, đồng nghĩa với việc cần tới 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, công trình dân sinh khác.
Thực trạng hiện nay, nguồn cát tại ĐBSCL đang ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu cát để xây dựng các công trình hạ tầng, đặc biệt là công trình cao tốc tăng cao.
Vật liệu nào thay thế cát sông?
Ông Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ - cho rằng, đây là câu hỏi rất thú vị nhưng rất khó trả lời.
Ông Tuấn cũng đề ra một số giải pháp cho các vật liệu thay thế cát sông như vận chuyển đá từ vùng khác về để xay thành cát rồi nghiền nát trộn bê tông. Tuy nhiên, việc vận chuyển tốn chi phí cao, bù lại sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình. Phương án khác là nghiên cứu thay đổi kết cấu công trình, làm sao để giảm lượng bê tông càng nhiều càng tốt. Ví dụ, có những bộ phận có thể thay thế bằng khung sắt hoặc nền công trình có thể giảm sử dụng lượng cát. Ngoài ra, có thể tính đến phương án phát triển giao thông đường thuỷ, giảm bớt áp lực giao thông trên đường cao tốc, giảm việc xây dựng đường.
Theo ông Tuấn, tại Đại học Bách khoa và Trường Đại học Cần Thơ đã áp dụng trộn tro xỉ thay thế cát sử dụng ở một số công trình. Tuy nhiên, đối với những bê tông thấp thì đạt yêu cầu, còn về lâu dài vẫn chưa đánh giá được. Mặt khác, sử dụng tro xỉ cũng phải đồng bộ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Bên cạnh đó, có thể xem xét phương án nhập cát từ nơi khác. Mặc dù phương án này tốn kém hơn nhưng sẽ giúp giảm chi phí khác liên quan đến khắc phục môi trường, sạt lở, xây dựng công trình phòng, chống sạt lở…
Nhiều nhà khoa học và chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình hạ tầng giao thông như cát biển, tro xỉ nhiệt điện… để tiết kiệm cát sông. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái cũng như tính hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với các vật liệu này.
Đánh giá về tính khả thi của các nguồn vật liệu được đề cập để thay thế cát, tiến sĩ Trần Hữu Hiệp nhận định: "Nếu như chúng ta quyết tâm thực hiện thì có thể thay thế được những vật liệu xây dựng mang tính khả thi".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp đặc biệt quan tâm về việc cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích những nghiên cứu khoa học, nhất là việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học để ứng dụng. Cần công bố tiêu chuẩn về xây dựng giao thông và liên quan tới vật liệu xây dựng mới, ví dụ phải có công bố tiêu chuẩn về cát biển để quyết toán các công trình…
Ngoài ra, cần có những chính sách về thuế, về khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng khác thay thế cát. Trước tiên là các dự án đầu tư công, sau là sử dụng trong những công trình dân dụng khác. Làm sao để khuyến khích giảm thuế thì người dân sẽ thay đổi thói quen và ứng dụng nhiều hơn.
Sau khi chùa Ba Vàng liên tục khẳng định không nhận được bất kỳ văn bản nào về việc báo cáo số liệu tiền công đức, ngày 24/7, UBND TP Uông Bí - Quảng Ninh tiếp tục ban hành công văn yêu cầu chùa này báo cáo bổ sung.
Lâm Đồng chỉ đạo UBND TP Bảo Lộc xử lý vi phạm về đất đai của bà Lê Uyên Phương (cho Tea Resort Bảo Lộc thuê) theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ngày 4/6, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 đã diễn ra phiên khai mạc tại Phú Quốc. Đây là sự kiện thường niên và quan trọng nhất trong cơ chế hợp tác Hải quan ASEAN, với sự tham dự khoảng 100 đại biểu. Hội nghị lần này quyết định phương hướng hợp tác hải quan trong thời gian tới, đặc biệt là thông qua Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan (SPCD) giai đoạn 2026-2030.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất cáo trạng truy tố cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng đồng phạm.
Qui định phải có giấy phép môi trường khi nuôi 100 con trâu, bò hay giết mổ từ 10 con heo, 100 con gà trở lên đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến sửa đổi.
Thay vì có hiệu lực từ 1.1.2025, nhiều chính sách quan trọng về đất đai trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… có thể có hiệu lực từ 1.8.2024.
Thanh tra Chính phủ vừa có phản hồi chính thức với kiến nghị xem xét tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu nhà...
Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc kêu gọi lực lượng cứu hộ không từ bỏ hy vọng và tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực toàn diện để tìm kiếm 47 người mất tích trong vụ sập mỏ than ở phía Bắc khu tự trị Nội Mông.
Ngày 12/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết UBND tỉnh này vừa có văn bản gửi Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Nông nghiệp nông thôn và Dịch vụ thể thao du lịch STO (viết tắt Công ty STO) về việc liên quan đến đề nghị của Công ty STO. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trước đó, Công ty STO có công văn đề nghị gia hạn tiến độ và tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc....