Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2 diễn ra tại Kuala Lumpur vào ngày 28/9, là cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ các đối tác trong khu vực và tìm kiếm thị trường.
Ngày 28/9, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á-Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức và hiệp hội Việt Nam tại Malaysia tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á lần thứ 2 năm 2024 tại Thủ đô Kuala Lumpur.
Diễn đàn là cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam và các nền kinh tế khác, trong đó có Malaysia, Singapore, Indonesia và Hong Kong (Trung Quốc), cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kết nối và tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường.
Tham dự diễn đàn có đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp tiêu biểu đến từ Việt Nam, Malaysia và Singapore.
Về phía Việt Nam có nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp; Tham tán Thương mại Lê Phú Cường, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Malaysia-Việt Nam Trần Thị Chang; Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Thanh Vân và các thành viên của hội; cũng như các thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN.
Về phía Malaysia có đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia, Liên đoàn sản xuất Malaysia và đặc biệt là sự hiện diện của Công chúa Adena YM Tengku Abdullah, Chủ tịch Trung tâm hệ sinh thái doanh nhân Malaysia.
Phát biểu khai mạc, bà Lương Thị Kim Xuân - Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN, Trưởng Ban Tổ chức chương trình - cho biết trong những năm qua, châu Á đã từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trong khu vực đã không ngừng hợp tác, kết nối để có những bước đi chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung cho toàn khu vực.
Với vai trò Trưởng Ban Tổ chức, bà Lương Thị Kim Xuân hy vọng diễn đàn sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam, từ đó tìm được hướng đi sáng tạo và bổ sung lẫn nhau với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau phát triển, khẳng định vị thế, tạo ra thương hiệu uy tín cho mỗi sản phẩm.
Trao đổi kinh nghiệm tại diễn đàn, sáu diễn giả đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia (NCCIM), Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN tại Malaysia, Phòng Thương mại quốc tế Ấn Độ tại Singapore và giám đốc các doanh nghiệp lớn tại Malaysia và Singapore đều cho rằng việc xây dựng mạng lưới gắn kết, tìm hiểu rõ thị trường thông qua các phòng thương mại và công nghiệp là những yếu tố quan trọng để vượt qua sự khác biệt, cùng tìm ra lối đi chung và làm nên thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh ngày nay.
Dự báo về những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Malaysia, các diễn giả có chung nhận định về 5 lĩnh vực, bao gồm chuyển đổi số, kinh tế thương mại và đầu tư, kết nối văn hóa và du lịch, xây dựng thành phố thông minh và ngành công nghiệp Halal.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã được xem một vài phóng sự về các doanh nghiệp châu Á vượt khó thành công để làm rõ hơn những nỗ lực sáng tạo cũng như đổi mới của các doanh nghiệp trong chặng đường phát triển.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á.
Diễn đàn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong các lĩnh vực rất được quan tâm hiện nay như chuyển đổi số, điện tử, Trí tuệ Nhân tạo (AI), máy tính, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao...
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã công bố Thương hiệu Vàng châu Á 2024 và các gương mặt Doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, Malaysia và Singapore.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, các doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia và Singapore cũng đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm; trao đổi và chia sẻ về tư duy doanh nghiệp thời đại công nghệ mới; chiến lược phát triển trở thành doanh nghiệp toàn cầu và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các đại biểu, doanh nhân đã chứng kiến lễ ký hai thỏa thuận hợp tác, gồm thỏa thuận giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam-ASEAN với Hiệp hội Malaysia-Việt Nam và thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần Bitexco Nam Long và Công ty Aliranrek (M) Snd Bhd của Malaysia./.
Phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn”, Xi Măng Xuân Thành chung tay hỗ trợ kinh phí xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội” cho các quân nhân và gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 16,3 triệu con gia cầm - nhiều nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang dự kiến cung cấp cho thị trường Tết khoảng 56.700 tấn thịt và 1.190 triệu trứng gia cầm.
Đắk Nông là tỉnh thứ 31 trong cả nước và là tỉnh đầu tiên của Khu vực Tây Nguyên hoàn thiện hồ sơ, đủ điều kiện để Hội đồng thẩm...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu Bộ đội Biên phòng tỉnh tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác IUU, không để các tàu cá xuất bến không đảm bảo thủ tục.
Tại thông báo số 1564/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã đưa ra kết luận thanh tra trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình xây dựng dự án trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Di Trạch. Công ty người thân Chủ tịch xã xây trụ sở Theo TTCP, dự án xây dựng trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) là công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, UBND xã Di...
Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố. Riêng Hải Phòng, Quảng Ninh mất điện 100%.
Moskva dường như vẫn trụ vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, dù thiếu lao động, lạm phát cao và phải chuyển hướng bán dầu.
Hà Nội - Với khoảng 6.000 cư dân sinh sống, khu nhà tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) thời gian qua đang được cơi nới 'chuồng cọp', xuống cấp nghiêm trọng.
Khoảng 61 tấn tôm hùm xanh tại Sông Cầu Phú Yên bị chết khiến nông dân phải bán với giá rẻ chỉ 50.000-400.000 đồng một kg