Tìm cách hồi sức cho doanh nghiệp

09:40 30/05/2024

Hôm qua (29-5), Quốc hội đã dành một ngày để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước với rất nhiều vấn đề "nóng".

Công nhân dệt may làm việc tại TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn, có chính sách thu hút đầu tư những lĩnh vực mới nổi và cần có biện pháp "trị bệnh" sợ trách nhiệm...

Doanh nghiệp tạm ngưng, giải thể tăng cao

Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) dẫn ra báo cáo của Chính phủ việc số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp giải thể đều tăng cao so với năm 2022. "Đây cũng là yếu tố tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế.

Do đó đề nghị Chính phủ bổ sung, đánh giá đầy đủ hơn về những khó khăn của doanh nghiệp, nhất là đối với khối doanh nghiệp tư nhân và có giải pháp hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp" - ông Thi nói. Theo ông Thi, thực tế tín dụng tăng trưởng thấp, mặc dù lãi suất vốn vay của các ngân hàng thương mại đã giảm nhưng doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn không hấp thụ được vốn tín dụng.

Đánh giá về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Việt Hà (Tuyên Quang) bổ sung thêm thực trạng doanh nghiệp do khó khăn, đặc biệt do đầu ra, nên giảm quy mô sản xuất, thậm chí dừng đầu tư.

Người dân thì có tâm lý thận trọng, tiết kiệm chi tiêu dẫn đến không có nhu cầu vay vốn. Đây là nguyên nhân trọng yếu khiến tín dụng khó tăng trưởng và cũng phản ánh độ hấp thụ vốn của nền kinh tế còn ở mức thấp.

Đồng quan điểm, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng có thể một lượng tiền lớn của doanh nghiệp và người dân đã được huy động và rút ra khỏi nền kinh tế, chưa được tái phân phối kịp thời trở lại, khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% của năm 2024 đặt ra cũng khá thách thức.

Từ đó, ông Đồng nêu lo ngại về nguy cơ rủi ro lạm phát thời gian tới do có nhiều yếu tố liên quan như giá cả hàng hóa thế giới bất định, xung đột địa chính trị đang cao trào, tăng lương tối thiểu từ 1-7 khiến giá cả tăng theo, tình hình thời tiết bất thường...

"Yếu tố lạm phát kỳ vọng cũng đang được nhen nhóm khi tỉ giá, giá vàng, giá bất động sản phân khúc chung cư ở một số đô thị lớn đang biến động mạnh.

Vì thế, bên cạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng thì kiểm soát lạm phát cần được đặc biệt coi trọng trong thời gian tới" - ông Đồng nói.

Kinh tế khó khăn, nhiều tiểu thương chợ truyền thống ở TP.HCM bỏ sạp, chuyển đổi hình thức kinh doanh. Trong ảnh: dãy sạp đóng cửa ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM (ảnh chụp trưa 29-5) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp

Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) bày tỏ tha thiết và mong muốn công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở trung ương cũng như địa phương được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nhằm giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Tăng cường số hóa để bảo đảm quy trình, thủ tục theo luật định. Có cơ chế pháp lý rõ ràng, đảm bảo tránh những rủi ro, tăng cường trách nhiệm cho cả người dân, cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết các vụ việc.

Vừa qua, việc đùn đẩy trách nhiệm giấy tờ qua lại giữa các cơ quan công quyền, chậm giải quyết các yêu cầu chính đáng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Với ba trụ cột của tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phân tích mặc dù giải ngân đầu tư công đã chuyển biến mạnh mẽ nhưng tính bền vững chưa cao khi tỉ lệ giải ngân còn thấp.

Do đó, ông đề nghị Chính phủ tiếp tục phân tích sâu các nguyên nhân, đặc biệt là yếu tố chủ quan. Đồng thời cần làm rõ về tiến độ trong phê duyệt các dự án ODA của các nhà tài trợ, kể cả nguồn tài trợ không hoàn lại, làm rõ những yếu tố nào cần Quốc hội tháo gỡ sớm, những yếu tố nào Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này nhằm có giải pháp quyết liệt hơn.

Với trụ cột xuất khẩu, ông Sơn mong Chính phủ cần nắm rõ những xu hướng, rào cản cho mở rộng xuất khẩu trong thời gian tới.

Đặc biệt là các yếu tố phi thuế quan hoặc xu hướng thương mại xanh, bền vững hiện nay sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả thực thi các hiệp định cũng như kết quả về xuất khẩu trong giai đoạn tới.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) cho rằng cần phải có cơ chế, chính sách để tạo sự đột phá trong phát triển chế biến, chế tạo bởi đây là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong tổng số 18 ngành kinh tế.

Đồng thời ông Thắng cũng kiến nghị nên nghiên cứu để thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách có tính đột phá để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi và các mô hình kinh doanh mới hiệu quả, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Với trụ cột tiêu dùng, đại biểu Sơn đề nghị Chính phủ cần có cú hích mạnh cho kích cầu tiêu dùng. Khẩn trương đưa ra lộ trình tiếp tục giảm thuế VAT rõ ràng và có kỳ hạn đủ dài, ít nhất là một năm, tránh quá ngắn và điều chỉnh liên tục như hiện nay.

Bên cạnh đó cân nhắc điều chỉnh tăng, giảm một số nguồn thuế cho phù hợp, tận dụng tối đa mọi chính sách trong ngắn hạn để kích thích tiêu dùng, kể cả chi tiêu của Chính phủ.

Đồ họa: TUẤN ANH

Chính phủ sẽ chuẩn bị những gì?

Nêu quan điểm rằng một đất nước có cường thịnh hay không thì nhìn vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp của đất nước đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) kiến nghị Chính phủ có các giải pháp như tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động.

Cùng với đó nghiên cứu xây dựng chính sách tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ động kịp thời trong việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm chi phí, giảm rủi ro cho doanh nghiệp; tháo gỡ các vướng mắc về vấn đề đất đai, nhất là vấn đề xác định giá đất cụ thể.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nêu thách thức về tăng trưởng là rất lớn, ngay cả khi cả năm đạt mục tiêu thì vẫn khó đạt được mục tiêu 5 năm tăng 6,5 - 7%.

Do đó, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, ban hành kịp thời và đồng bộ các văn bản, tránh để luật có hiệu lực nhưng phải chờ các văn bản dưới luật...

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay Chính phủ sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chính sách giải quyết các vấn đề ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Chuẩn bị điều kiện tốt thu hút làn sóng chuyển dịch FDI, các bộ ngành, địa phương phải thực sự đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thúc đẩy các động lực truyền thống như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, triển khai đẩy mạnh các động lực mới, mô hình mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành mới nổi.

Có nhiều giải pháp cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) cho rằng trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, nhưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cần Chính phủ đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, điều tiết nước, cũng như xem xét các giải pháp mang tính chất lâu dài về tái cấu trúc và nghiên cứu, hướng dẫn các phương án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay đã có chỉ đạo bài bản về việc ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó có đánh giá tổng thể tác động từ thượng nguồn, tác động của biến đổi khí hậu, xác định rõ trung tâm ảnh hưởng là tài nguyên nước.

Từ đó đã có các chính sách ban hành như phát triển bền vững vùng, nghị quyết 120 của Chính phủ về kế hoạch hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch với 60 dự án...

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị quyết huy động khoảng 2,5 tỉ USD vốn ODA để thực hiện 16 dự án quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long về thích ứng biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, chuyển đổi hạ tầng kinh tế - xã hội.

Việc này thực hiện theo hướng khu vực trung tâm là nước ngọt, nước lợ, khu vực ven biển là nước mặn. Ưu tiên hình thành hệ thống cấp nước tập trung, giải quyết tình trạng úng lụt ở thượng nguồn.

Mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân hiện nay quá lạc hậu, chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu gia đình và cá nhân cũng như chưa phản ánh thực tế cuộc sống hiện nay, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến năm 2026 mới thông qua như đề xuất. Do đó, Chính phủ cần sớm trình sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5-2025.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) bổ sung: từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành từ năm 2007, đến nay vẫn áp dụng thuế suất và biểu thuế từ năm 2007 là không còn phù hợp với thực tế.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng người có hai người phụ thuộc thì có thu nhập trên 22 triệu mới phải nộp thuế thu nhập.

Mức giảm trừ để nộp thuế là 11 triệu đồng, cao hơn mức thu nhập bình quân 2,2 lần, trong khi ở các nước trên thế giới là dưới 1 lần.

Ngoài ra, CPI theo số liệu của Tổng cục Thống kê chưa đạt trên 20% để thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, Bộ Tài chính hiện đang thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình xây dựng pháp luật về việc sửa Luật Thuế tiêu thụ cá nhân vào tháng 10-2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 5-2026.

Nếu Thường vụ Quốc hội quyết định xây dựng luật sửa đổi vào cuối năm nay và tháng 5-2025 thông qua thì Bộ Tài chính sẽ chấp hành.

Công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM đóng gói sản phẩm xuất khẩu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đề nghị có nghị quyết giúp cán bộ dám nghĩ, dám làm

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị cần làm rõ tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc. Vì vậy cần có rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính để giảm bớt tình trạng này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định) đồng ý với việc rà soát hệ thống pháp luật thì đề nghị các cơ quan chức năng cần tiến hành tổng rà soát để xác định xem những cán bộ nào không dám nghĩ, không dám làm, sợ sai, sợ trách nhiệm thì phải thay thế.

Ông Kim cho rằng luật hay cơ quan cấp trên chỉ đưa ra khung sườn, mục tiêu, nhiệm vụ; còn việc thực hiện là của cán bộ, đơn vị thực thi và đảm bảo không tư lợi là được. Nhưng hiện tại không ít cơ quan, đơn vị lại không đưa ra các phương pháp thực hiện phù hợp với thực tế địa phương, cơ quan, phát huy tính tự chủ mà lại cứ đi hỏi cấp trên. Do đó phải xem xét, chấn chỉnh lại việc này.

"Cán bộ hành động sai là không được. Nhưng không hành động theo pháp luật, chức năng nhiệm vụ thì cũng sai, thậm chí sai hơn. Đây như một vật cản ngáng đường, không cho bánh xe lịch sử vận động, tiến lên... Do đó phải tìm ra để thay thế, gạt ra ngay những cán bộ này" - ông Kim nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách) thì đề nghị cần xây dựng một cơ chế đặc thù giúp cán bộ được vận dụng năng động, sáng tạo để vận dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

"Cần xây dựng một nghị quyết của Quốc hội cho phép cán bộ khi thực thi công vụ được vận dụng các quy định của pháp luật hoặc lựa chọn các quy định một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Trước khi thực hiện phải lập kế hoạch hành động, trong đó chỉ rõ lý do, sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo. Báo cáo kế hoạch với cơ quan có thẩm quyền về cách làm. Kế hoạch này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của người đề xuất", ông Cường nói.

Ông cũng lưu ý việc này phải "không trái với các quy định cấm của pháp luật", chứ không "phải tuân thủ pháp luật" như hiện nay.

Bởi nếu cứ yêu cầu phải tuân thủ quy định pháp luật hiện nay thì tất cả sự năng động, sáng tạo sẽ không bao giờ được phép chấp nhận. Đồng thời các cơ quan đã phê duyệt phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của người đề xuất để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đất đai có thể chiếm đến 60% những vấn đề hạn chế tồn tại yếu kém, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, liên quan đến thủ tục hành chính, liên quan đến lãng phí nguồn lực, không tiết kiệm.

Theo ông Hà, các vấn đề này liên quan ba bộ luật là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở đã được Quốc hội thông qua.

Ông nêu rõ việc đã làm việc với các đơn vị, địa phương để xem xét các dự thảo nghị định, thông tư đã đủ điều kiện để đưa luật đi vào cuộc sống hay chưa.

Kể cả các luật có hiệu lực từ ngày 1-7, Chính phủ sẽ quyết tâm làm đầy đủ 14 nghị định, trên 10 thông tư. Đồng thời các bộ ngành sẽ cùng các địa phương xây dựng các quyết định ở địa phương để đồng bộ chính sách.

Đề nghị làm rõ việc để vuột mất những cơ hội thu hút đầu tư

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) chỉ ra thực tế có rất ít các dự án lớn, dự án tạo lợi thế cạnh tranh, mang vai trò động lực cho nền kinh tế từ các doanh nghiệp dân doanh và kể cả doanh nghiệp nhà nước được khởi công trong hai năm qua.

Trong khi đó, có những thông tin cho thấy Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội thu hút các dự án rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, bà Hiền đề nghị Chính phủ làm rõ mức độ của việc để vuột mất những cơ hội trong thu hút đầu tư do thủ tục hành chính còn rườm rà, quy định của pháp luật còn bất cập...

Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học Trung Quốc biến than thành protein

Các nhà khoa học Trung Quốc biến than thành protein

05:30 09/01/2024

Việc tạo ra protein bằng methanol có nguồn gốc từ than có thể tạo ra một giải pháp đột phá cho thức ăn chăn nuôi giá rẻ.

Ảnh: Mưa dông, gió lốc ở Gia Lai làm 6 người bị thương, hơn 120 căn nhà tốc mái

Ảnh: Mưa dông, gió lốc ở Gia Lai làm 6 người bị thương, hơn 120 căn nhà tốc mái

14:30 16/04/2023

Ngày 16/4, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai cho biết đã có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh về thiệt hại do ảnh hưởng của mưa dông, gió lốc xảy ra trên địa bàn chiều 15/4.

Hải Dương: Xử lý vi phạm xây dựng công trình sinh thái trên đất nông nghiệp

Hải Dương: Xử lý vi phạm xây dựng công trình sinh thái trên đất nông nghiệp

11:30 27/03/2023

Hải Dương - UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã phát đi thông cáo báo chí về việc xử lý vi phạm đất đai đối với hộ ông Nguyễn Văn Chiến tại thôn...

Gabon: Tổng thống bị phế truất được ra nước ngoài kiểm tra sức khỏe

Gabon: Tổng thống bị phế truất được ra nước ngoài kiểm tra sức khỏe

14:30 07/09/2023

Thông cáo báo chí được Tướng Oligui ký cho biết xét tình hình sức khỏe, cựu Tổng thống Cộng hòa Gabon, ông Ali Bongo Ondimba được tự do đi lại, có thể ra nước ngoài nếu muốn để kiểm tra y tế.

Châu Âu lạnh cực độ, nước sôi vừa tạt lên không đã biến thành băng

Châu Âu lạnh cực độ, nước sôi vừa tạt lên không đã biến thành băng

05:30 09/01/2024

Không khí lạnh cực độ lan tràn khắp Tây và Bắc Âu, từ Bắc Cực đổ xuống miền Tây nước Nga, gây băng giá phong kín cuộc sống thường nhật ở những nơi này.

Xe máy va chạm xe tải, bé trai 8 tuổi ở Đắk Lắk chết thương tâm

Xe máy va chạm xe tải, bé trai 8 tuổi ở Đắk Lắk chết thương tâm

12:20 04/04/2024

Ngày 4/4, Công an xã Ea Tân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đang điều tra, làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một bé trai 8 tuổi tử vong. Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h30 ngày 3/4, chị T.T.L. (32 tuổi, ngụ xã Ea Hiao, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) chạy xe máy chở theo con trai H.M.T. (8 tuổi) lưu thông trên đường thuộc thôn Đoàn Kết (xã Ea Tân). Khi xe máy đến ngã ba đường thuộc thôn Đoàn Kết và thôn Hải Hà thì xảy ra va...

Thủ tướng: Giao thông là nút thắt trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang

Thủ tướng: Giao thông là nút thắt trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang

06:00 15/06/2023

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo 220 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang. Theo nội dung thông báo, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và thành quả về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của tỉnh năm 2022 đạt tốc độ tăng trưởng 7,62%, quy...

Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Hàng rong tràn lan, xe cộ bát nháo

Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Hàng rong tràn lan, xe cộ bát nháo

21:00 11/11/2023

Phố đi bộ ở trung tâm TP.HCM vẫn còn cảnh hàng rong la liệt, người dân thoải mái dắt chó không rọ mõm đi dạo, xe cộ đậu lung tung.

TPHCM: Tăng hơn 5.500 chỉ tiêu vào lớp 10

TPHCM: Tăng hơn 5.500 chỉ tiêu vào lớp 10

15:10 16/05/2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM vừa quyết định tăng 5.535 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.

Co loi xay ra
Co loi xay ra