Được di dời đến chợ mới để kinh doanh buôn bán trước dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều tiểu thương tại thị xã An Nhơn (Bình Định) cảm thấy nhẹ nhõm vì thoát nỗi lo cháy chợ vào mỗi dịp Xuân về.
Tiểu thương thở phào vì được dời qua chợ mới
Sau gần 1 năm buôn bán trong lo lắng, thấp thỏm vì sự cố cháy chợ Bình Định (phường Bình Định, thị xã An Nhơn) xảy ra đợt giáp Tết Quý Mão 2023 (ngày 19.1.2023), khiến 20 gian hàng bị lửa thiêu rụi để lại, nhiều tiểu thương ở chợ đã được thở phào khi vừa dời qua chợ mới để kinh doanh trước dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo tiểu thương Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (51 tuổi, trú phường Bình Định), sau sự cố cháy chợ cũ (chợ Bình Định) trước Tết năm ngoái, hoạt động mua bán của bà con ở chợ cũng nhanh chóng trở lại bình thường, tuy nhiên tâm lý của nhiều tiểu thương trong chợ vẫn rất lo sợ, vì chưa quên được lần cháy chợ ngày giáp Tết.
“Cuối cùng tiểu thương chúng tôi cũng được thở phào nhẹ nhõm khi dời qua chợ mới (chợ An Nhơn) để buôn bán trước Tết năm nay. Chợ cũ trước đây nhỏ, không thông thoáng như ở đây. Với lại, hệ thống báo cháy ở đây được lắp mới nên tôi thấy khá yên tâm. Một số người khác muốn ở lại chợ cũ để bán Tết vì sợ qua đây sẽ vắng người mua, nhưng theo tôi thấy, mấy ngày đầu dời qua chợ mới thì ở đây có đông khách hơn” - tiểu thương Hạnh nói.
Kinh doanh mặt hàng quần áo trong chợ, chị Diệu Hương (29 tuổi, trú phường Bình Định) cảm thấy phấn khởi vì có một chỗ mua bán khang trang, rộng rãi, an toàn trong năm mới.
“Mặt hàng nhà tôi bán là quần áo, rất dễ bén lửa nếu như có sự cố cháy nổ xảy ra. Dời qua đây, tôi thấy thoải mái, không còn lo lắng, bất an như hồi ở chợ cũ nữa. Người đi xem, đi mua ở chợ mới này cũng đông hơn, nên tôi rất mừng” - chị Hương hào hứng cho hay.
Cùng với việc di dời qua chợ mới, nhiều tiểu thương cũng mong đơn vị quản lý chợ An Nhơn, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để bà con được mở rộng gian hàng trong thời gian tới, thay vì đấu giá trúng những lô có vị trí cách xa nhau, gây bất tiện trong việc dọn hàng, đóng hàng.
Bàn đạp đưa thị xã lên thành phố
Trao đổi với Lao Động, ông Bùi Văn Cư - Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn - cho biết, chợ An Nhơn chính thức đi vào hoạt động ngày 2.1.2024. Chợ có tổng kinh phí xây dựng 92 tỉ đồng, với diện tích hơn 3ha. Công trình gồm 3 phân khu, với 922 điểm kinh doanh, buôn bán. Trong đó, dãy kiốt 2 tầng với diện tích 4.400m2, có 106 điểm kinh doanh; lán chợ rộng 6.328m2 có 528 điểm kinh doanh; chợ chính rộng 5.040m2 có 288 điểm kinh doanh…
Chợ An Nhơn được thiết kế theo mô hình hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, gồm: Sân, đường nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh, các hạng mục cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy… đảm bảo cho việc kinh doanh, mua bán của bà con tiểu thương.
Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải, khu tập kết rác tập trung, hệ thống thoát nước thông minh, nhà vệ sinh công cộng đều được bố trí một cách khoa học.
“Sau khi chợ An Nhơn đi vào hoạt động, hơn 600 tiểu thương ở chợ Bình Định cũ sẽ được di qua chợ mới để kinh doanh mua bán. Hiện tại, khu chợ chính và khu lán chợ đã chật kín tiểu thương, còn 106 kiốt chưa được đấu giá, nên vẫn còn trống. Trước mắt, di dời bà con ở chợ cũ đến chợ mới để họ ổn định.
Về nguyện vọng được đấu giá các lô sát nhau để mở rộng gian hàng, sắp tới, địa phương sẽ tổ chức đấu giá, sau đó xem xét tạo điều kiện để các tiểu thương mua bán thuận lợi. 2 tháng trước khi chuyển qua chợ mới, địa phương đã tuyên truyền rộng rãi thông tin di dời chợ cũ đến người dân, để bà con có thể nắm bắt, kịp thay đổi địa điểm mua sắm" - ông Bùi Văn Cư thông tin.
Theo ông Bùi Văn Cư, việc xây dựng chợ An Nhơn mới nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị xã, tạo sự giao thương hàng hóa và phát triển ngành dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là điều kiện để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế và thu hút đầu tư phát triển của địa phương, là bàn đạp để sớm đưa thị xã lên thành phố trước năm 2025.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ngoài một số vướng mắc về mặt bằng thì hiện nay, hạ tầng của Đại học Quốc gia TP.HCM đã dần hình thành diện mạo của đô thị đại học hiện đại bậc nhất cả nước.
Một người đàn ông ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa , đã bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng, do đăng thông tin về chốt CSGT kiểm tra nồng...
Sáng 13/9, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4, diễn ra lễ khai mạc Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ) của Nhóm chuyên gia GGHB trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).
TP - PGS.TS Vũ Thanh Ca, chuyên gia về môi trường, cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, có thể xuất hiện những đợt mưa có cường độ lớn, trái mùa, vượt quá khả năng điều tiết lũ lụt của các hồ chứa trên lưu vực sông. Do vậy, không chỉ với hồ chứa, việc xây dựng công trình, đô thị ven sông cũng cần tính đến những tác động này của biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu rủi ro.
Nhiều bạn đọc đã thắc mắc: Việc lùi giờ vào học trường tiểu học ở quận 11 (TP.HCM) là theo nguyện vọng của phụ huynh, thay vì hoan nghênh, sao hiệu trưởng phải giải trình'?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc đổi tên TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm theo thẩm quyền xét xử,...
Thông tin ban đầu, vào khoảng 21h30 ngày 25/7, người đi đường phát hiện nam thanh niên nằm bất động cạnh xe máy dưới vực ven đường đèo Đa Mi tại Km192, Quốc lộ 55, qua thôn Đaguri, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc. Qua kiểm tra, nam thanh niên đã tử vong. Tại hiện trường, xe máy biển kiểm soát 59S2-774.11 ngã đổ dưới vực ven đường. Xe máy do nam thanh niên điều khiển di chuyển hướng Lâm Đồng - Bình Thuận. Ban đầu xác định có thể xe máy này tự tông...
Công an tỉnh Phú Thọ vừa công bố quyết định điều động Thượng tá Bùi Quang Khoa – Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng Công an TP Việt Trì.
Tôi mở một quán nước, con của khách nghịch làm hư đồ trang trí của quán nhưng họ cứ nói con nít không biết gì, không chịu trách nhiệm.