Sáng 27-10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh này.
Chương trình trao học bổngTiếp sức đến trường và giao lưu nghệ thuật "Ươm mầm xanh cao nguyên" do báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh & truyền hình Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và tuoitre.vn lúc 9h30 ngày 27-10.
Trước khi diễn ra buổi lễ, ông Nguyễn Thái Học, quyền bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã chủ trì lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ diễn ra ngay bên trong khuôn viên Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Sau lễ dâng hương, ông Nguyễn Thái Học đã trao quà cho các tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Đây là quà riêng, kèm lời chúc ông Học tự tay viết tặng các em.
Ông Nguyễn Thái Học nói: "Đây là lời chúc chân thành nhất tôi dành cho các em. Mong các em học giỏi, trưởng thành đóng góp cho sự phát triển giàu đẹp của quê hương Tây Nguyên".
Tham dự lễ trao học bổng có ông Nguyễn Thái Học - quyền bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; ông Phạm Triều - chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng; ông Nguyễn Thanh Hùng - phó giám đốc Đài phát thanh - truyền hình Lâm Đồng.
Về phía đơn vị tài trợ có ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền; bà Nguyễn Thị Thanh Nhã - phó tổng giám đốc Tài chính, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam; ông Lê Viết Thuận - giám đốc Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng; ông Phạm Ngọc Tuấn - giám đốc Công ty cổ phần Bình Điền Mekong; ông Võ Minh Thanh - giám đốc Nhà máy phân bón Bình Điền Long An; bà Huỳnh Tường Vy - phó giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Phan; ông Nguyễn Xuân Lương - cán bộ địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty phân bón Việt Nhật; ông Nguyễn Vũ Sao Biển - quản lý cơ sở VUS Lâm Đồng.
Về phía ban tổ chức có nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, anh Ndu Ha Biên, bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng. Ngoài ra còn có đại diện các Tỉnh đoàn Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, Kon Tum
Chị Hồ Thị Diệu (40 tuổi, trú huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết hằng ngày chị đi nhổ cỏ thuê, hoặc ai thuê gì làm nấy, để nuôi con trai là tân sinh viên Trần Văn Đạt (Trường đại học Y dược Huế) và một người anh trai của Đạt đang nằm viện vì bị tai nạn giao thông.
Chị Diệu tâm sự, sáng nay huyện Đức Trọng trời mưa nên chị đã nghỉ nhổ cỏ thuê một ngày để để đưa Đạt đến TP Đà Lạt để nhận học bổng Tiếp sức đến trường.
"Cả nhà tôi khổ quá, hai vợ chồng ai thuê gì làm nấy. Anh trai của Đạt gây tai nạn giao thông cho người khác, giờ nó cũng thương tật và cả nhà phải bồi thường cho người kia. Chúng tôi rơi vào kiệt quệ. Tiền để dành đóng học phí cho Đạt cũng phải lấy ra để lo cho người ta" - chị Diệu tâm sự.
Người phụ nữ này mới 40 tuổi này nói rằng học bổng Tiếp sức đến trường như một phao cứu sinh đến với gia đình chị giữ muôn trùng khó khăn.
"Nghe Đạt được nhận học bổng, cả nhà tôi ai cũng mừng hết. Nó rất ham học mà nhà lại không có tiền đưa cháu đóng học phí. Thật sự tôi cảm ơn chương trình rất nhiều" - chị Diệu xúc động nói.
Từ nhỏ đến lớn sống với bà, tân sinh viên Trưởng đại học Yersin Đà Lạt Đào Trần Ấu Lăng cho biết bố mẹ ly hôn nên bà đã nuôi em và 2 em út. Cuộc sống chật vật, bà chỉ đi làm thuê mướn, ai kêu gì làm nó.
"Tôi rất muốn đi học nhưng nhiều lúc cuộc sống khó khăn quá. Tôi cũng đã nghỉ đến việc bỏ học, nhưng lại không muốn bà và 2 đứa em phải chịu khổ, nên tôi quyết tâm vào đại học" - Lăng tâm sự.
Không muốn bỏ học, Lăng đã vay vốn sinh viên để có tiền trang trải học phí. Suốt những ngày đầu nhập học Lăng chỉ dám ăn mì tôm để tiết kiệm số tiền vay được.
"Hôm nay được nhận học bổng, tôi vẫn không tin đó là sự thật. Tôi xin cảm ơn các nhà tài trợ rất nhiều, nhất định tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt" - Lăng nói.
Tân sinh viên Nhữ Thị Thu Nguyệt (Trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM) đã gửi đến ban tổ chức tâm sự biết ơn của mình. Cô bảo cô và mẹ đã khóc khi hay tin được nhận học bổng.
"Mình mất bố từ nhỏ, mẹ thì tàn tật nhưng gánh vác hết mọi thứ. Dù không đủ sức khoẻ, không đủ kinh tế, nhưng mẹ vẫn cố hết sức của mình lo cho mình ăn học. Năm lớp 6, mình được cô chú đưa lên Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đăk Lăk. Ở đây mình được nhà nước lo cho chỗ ăn ở và học hành, mọi thứ trở nên thuận tiện và không còn vất vả như trước.
Nhưng khi mình lên đại học thì học phí phải tự lo liệu. Vậy nên vấn đề học phí là 1 vấn đề khó khăn. Khi mình nhận được thông báo là bản thân có trong danh sách được nhận học bổng, mình như trút bỏ được gánh nặng đè lên vai, vui tới nỗi vừa đi khoe với mẹ. Mình vừa khóc, mẹ cũng khóc".
Tân sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM Huỳnh Huy Khang (quê quán huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết ba của Khang đã mất vì bị đột quỵ, một mình mẹ phải nuôi 3 anh em Khang lớn lên từng ngày.
Mẹ Khang chỉ làm nông, công việc không ổn định nên chỉ biết dựa vào trợ cấp của địa phương. Khang thương mẹ nên từ nhỏ đã xin đi làm thêm ở nhiều để đỡ đần gia đình.
Khang tâm sự nhiều lúc đã muốn gục ngã vì cuộc sống kinh tế gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên nhờ có sự động viên của mẹ, thầy cô nên Khang đã cố gắng vượt qua nghịch cảnh bước vào giảng đường đại học.
"Đêm qua tôi không thể nào chợp mắt được vì quá vui mà mong chờ đến sáng để nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Mẹ cũng đã gọi điện tâm sự với tôi và nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, mạnh thường quân vì đã tạo điều kiện để tôi nhận học bổng" - Khang nói.
Anh Kpă Thân - chuyên viên Ban thanh niên, trường học Tỉnh Đoàn Gia Lai - cho biết rất vinh dự khi nhiều năm được phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ để đưa các em tân sinh viên Gia Lai đến dự các lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường.
"Năm nào cũng vậy trong tôi luôn có một sự bồi hồi, háo hức nhất định, có thể vì thương các em tân sinh viên và quá mừng vì các em được nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa bởi vì có lẽ giai đoạn khó khăn nhất của các em đó là gia đoạn nhập học vào ghế giảng đường" - Anh Kpă Thân nói".
Trước buổi lễ, ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - cho biết tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ở TP Đà Lạt cho các tân sinh viên Tây Nguyên lần này ông có rất nhiều cảm xúc, vì nhiều em đã vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn để đến với giảng đường đại học.
Theo ông Đông, đến mùa trao học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền cùng các nhà tại trợ đã thành lập quỹ "Đồng hành nhà nông" để tiếp sức cho các tân sinh viên đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong suốt nhiều năm qua.
Ông Đông cho rằng đây là món quà dành cho các tân sinh viên đầy nghị lực, có ý chí kiên cường, vượt qua nghịch cảnh để bước vào giảng đường đại học.
"Chúng tôi chỉ mong các em cố gắng rèn luyện, học tập thật tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giày mạnh hơn" - ông Đông nói.
Võ Hữu Tánh (trú Cát Tiên, Lâm Đồng), sinh viên Trường Đại học quốc tế miền Đông, Bình Dương, bị khuyết tật bẩm sinh, việc đi lại hết sức khó khă. Nhưng Tánh vẫn ham học, mong tốt nghiệp đại học để tự nuôi sống bản thân.
Hôm nay Tánh về Lâm Đồng dự lễ trao học bổn. Để hỗ trợ em trai, anh Võ hữu Tuấn (đi làm) đã lên Đà Lạt để hỗ trợ em trai. Tuấn nói mình tạm nghỉ việc để lên cõng em trai từ xe lên điểm trao và cõng từ ghế lên nhận học bổng.
Chị Ngô Thị Ngọc Bích (46 tuổi, đến từ Kon Tum) cho biết hôm nay chị dẫn con gái là tân sinh viên Trường đại học Quy Nhơn Trần Ngô Thăng Hoa đến nhận học bổng.
Chị Bích kể, chồng chị bị tai nạn mất đã lâu. Một mình chị gồng gánh nuôi 4 chị em Hoa.
"Tôi hằng ngày chỉ bán cháo lòng, mỗi tô 10.000 đồng nhưng nuôi 5 miệng ăn. Nhiều lúc cảm thấy cuộc sống quá khó khăn nhưng tôi không dám buông tay ,vì nếu buông thì tiền đâu lo cho mấy đứa con đến nơi đến chốn", chị nói.
Chị Bích tâm sự ngay khi hay tin con được nhận học bổng, chị đã nghỉ bán cháo lòng, bắt xe từ Kon Tum xuống TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) để cùng con gái đi xe khách lên Đà Lạt dự lễ trao.
"Hôm nay con nhận học bổng, tôi rất hạnh phúc, chỉ biết cảm ơn chương trình và báo Tuổi Trẻ. Hai mẹ con tôi hôm qua vui quá mà không thể nào ngủ được, chỉ mong trời sáng để được đi nhận học bổng" - chị Bích nói.
Chương trình trao học bổng cho 90 tân sinh viên của tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với tổng kinh phí hơn 1,3 tỉ đồng do Quỹ "Đồng hành nhà nông" – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Công ty phân bón Việt Nhật tài trợ.
Mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt trong đó có 2 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất suốt 4 năm học và 4 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập do Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ.
Ngoài ra, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ hỗ trợ 10 suất học bổng tiếng Anh khóa luyện thi IELTS miễn phí cho tân sinh viên tỉnh Lâm Đồng và Đăklăk nhận học bổng từ chương trình, công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên.
Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đóng góp gần 4 tỉ đồng từ sự chung tay của các đơn vị: Công ty cổ phần phân bón Bình Điền (2,2 tỉ đồng); Công ty TNHH Nguyễn Phan (500 triệu đồng); Công ty TNHH phân bón Nguyên Ngọc (500 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền - Ninh Bình (100 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền - Quảng Trị (100 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền - Lâm Đồng (100 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền – MêKong (100 triệu đồng); Công ty Long Hưng (100 triệu đồng); Công ty cổ phần bao bì Trung Đông (60 triệu đồng); Công ty TNHH MTV Thể thao Bình Điền - Long An (50 triệu đồng); Công ty cổ phần TM & DV DL Hương Nam Việt (30 triệu đồng); CLB phân bón Đầu trâu phía Bắc (15 triệu đồng).
Đây là điểm trao thứ 8 trong chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 597 của báo Tuổi Trẻ.
Chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Cũng trong năm 2024 này, ngoài 90 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc.
Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ…
Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng; Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng; Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng; Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên….
Người dân ở xã đảo Tam Hải, Quảng Nam bao đời vẫn lưu giữ và sử dụng hai giếng nước cổ sâu chỉ chừng 10 mét nhưng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, tuổi trẻ toàn tỉnh đã sôi nổi triển khai các công trình ý nghĩa, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.
Nhà nghiên cứu văn hóa xứ Quảng Nguyễn Đình An, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), vừa qua đời. Ông hưởng thọ 90 tuổi.
Tất cả dẫn chứng đều được lấy từ các tư liệu lịch sử và được phân tích chi tiết khiến câu chuyện của ông cuốn hút không kém Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Đã có nhiều cuốn sách bình chú, kiến giải Tam quốc diễn nghĩa , nhưng ít người bình được đến hợp lý, thuyết phục mà thú vị như Lã Tư Miễn. Bằng vốn kiến thức uyên bác của một sử gia, ông gần như lật lại nhiều tích truyện tưởng đã được mặc định trong tác phẩm của La Quán Trung. 'Bây giờ...
Thực hiện “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” năm học 2023-2024 với mục đích giáo dục truyền thống của Hải quân Nhân dân Việt Nam và nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, mới đây, Đoàn trường CĐSP Trung ương - Nha Trang tổ chức hành trình “Hướng về biển, đảo quê hương” tại Khu tưởng niệm Gạc Ma và Vùng 4 Hải quân.
Quyết định rời TPHCM về quê lập nghiệp, Nguyễn Thị Thu Hà được dân mạng biết qua những video ngắn chia sẻ cuộc sống yên bình, mộc mạc nơi quê nhà Đắk Lắk. Năm 2022, Thu Hà đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk.
Đã hai ngày ở tại homestay tự phục vụ nhưng Thiên Nga vẫn chưa thể thích nghi được với hàng loạt nội quy 'sống thuận tự nhiên'.
Bốn năm, chị Biên cố giữ cuộc hôn nhân không hạnh phúc để hai con không thiếu thốn tình yêu cha mẹ nhưng cuối cùng ba mẹ con vẫn phải dọn ra sống riêng.
Trong chương trình tiếp xúc “cử tri trẻ em” và tập huấn tham gia Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' năm 2024, các đại biểu và các em học sinh đã chia sẻ, bày tỏ nhiều ý kiến, nguyện vọng đại diện cho trẻ em nơi mình đang học tập, sinh sống; chia sẻ góc nhìn về các nội dung liên quan để chủ đề phiên họp giả định năm nay.