Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đánh dấu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. (Ảnh tư liệu) |
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đánh dấu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. (Ảnh tư liệu) |
Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu mốc khẳng định ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại. Không phải ngẫu nhiên các chính trị gia, tướng lĩnh, nhà sử học, ký giả nước ngoài… đều đánh giá cao dấu mốc này. Trong bài viết nhân 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trên New York Times ngày 7/5/1984, nhà báo Mỹ Dreen Meddenton viết: “Đây là một trong 16 trận tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh hiện đại thế kỷ XX, có tác dụng làm thay đổi chiều hướng lịch sử chiến tranh”.
Trước trận Điện Biên Phủ, trong suốt 500 năm lịch sử chế độ thuộc địa, chưa có dân tộc thuộc địa nào đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn. Tác giả Jules Roy, nhà báo kiêm sử gia, nguyên đại tá quân viễn chinh Pháp, trong cuốn sách Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp nhận xét: “Trên toàn thế giới, trận Waterloo cũng ít có tiếng vang hơn. Điện Biên Phủ thất thủ gây ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại lớn của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện Điện Biên Phủ vẫn còn âm vang”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam - trường kỳ, gian khổ, trong vòng vây, mà còn là điểm khởi đầu sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ. Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã chứng minh rằng: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định sẽ giành được thắng lợi.
“Tiếng sấm Điện Biên Phủ” báo hiệu cơn giông bão sắp đến. Trong khoảng thời gian gần hai thập kỷ sau Điện Biên Phủ, hàng loạt nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã lần lượt giành được độc lập với hình thức và mức độ khác nhau. Cuộc đấu tranh của nhân dân Algeria thắng lợi năm 1960 tiêu biểu cho xu hướng đó.
Điện Biên Phủ là điểm khởi đầu cho phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thực hiện khát vọng độc lập tự do. Khát vọng đó là một giá trị phổ quát của nhân loại. “Việt Nam - Điện Biên Phủ” là khẩu hiệu đấu tranh, đồng thời là niềm tin vào thắng lợi vùng lên của nhiều dân tộc.
Lần đầu tiên một đất nước thuộc địa - phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế lạc hậu, trang bị, vũ khí, tiềm lực quân sự đều yếu đã đánh thắng quân đội xâm lược hùng hậu của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt hơn nhiều lần.
Việt Nam đã nêu cao tấm gương và bài học: Một dân tộc nhỏ, yếu có thể đánh bại cường quốc hùng mạnh khi nhân tố con người đã trở thành quyết định, vượt lên trên các yếu tố tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Thắng lợi của Điện Biên Phủ cũng là lời khẳng định mạnh mẽ trước thế giới về quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết và quyền được hưởng sự công bằng trong các mối quan hệ quốc tế giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển cần được tôn trọng. Ý nghĩa này đến nay vẫn cần nhấn mạnh khi xác lập những mối quan hệ quốc tế.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới |
Tinh thần thực tiễn và sáng tạo trong chiến dịch Điện Biên Phủ đươc nhấn mạnh trong bài học kinh nghiệm vẫn còn giá trị đến ngày nay. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Sự kiện đã làm cho Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam. Khát vọng độc lập dân tộc của toàn dân Việt Nam là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vĩ đại. Sau 70 năm, chúng ta vẫn cần nhắc lại khát vọng đó, ý chí đó để phát huy tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa trong thực tiễn hôm nay.
Tinh thần Điện Biên Phủ trước hết là tinh thần yêu nước và bất khuất, là tinh thần quật cường giành và giữ độc lập, tự do, là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là tinh thần sáng tạo và kiên trì. Sức mạnh quan trọng nhất làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh của toàn quân, toàn dân, từ tiền tuyến đến hậu phương đã được động viên vào trận quyết chiến Điện Biên Phủ để quyết thắng.
Trong bối cảnh mới, sức mạnh cơ bản để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được xác định vẫn là sức mạnh nội lực của khối đại đoàn kết dân tộc. Hôm nay, tinh thần đó, ý chí đó cần được phát huy cao hơn để thành công hơn nữa.
Tinh thần Điện Biên Phủ toát lên qua những quyết định chiến lược của Bộ Tổng tư lệnh thể hiện sự tôn trọng thực tế, khi tình hình đã thay đổi thì vừa giữ vững quyết tâm tấn công chiến lược vừa kịp thời và kiên quyết thay đổi cách đánh, tìm ra cách đánh phù hợp nhất để giành thắng lợi hoàn toàn.
Tinh thần thực tiễn và sáng tạo trong chiến dịch Điện Biên Phủ đươc nhấn mạnh trong bài học kinh nghiệm. Đó là tinh thần luôn gắn lý luận với thực tiễn; coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; luôn bám sát thực tiễn, phân tích phát hiện, nhận thức đúng đắn những xu hướng phát triển mới, ứng phó với những biến động nhanh và mạnh mẽ của tình hình thế giới và trong nước.
Đây là bài học sâu sắc về lãnh đạo và chỉ huy vẫn đang có ý nghĩa lớn để chúng ta phát huy tinh thần Điện Biên Phủ và nêu cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực, tự cường, không cam chịu nghèo nàn và lạc hậu, quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy trí thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Trong bối cảnh mới, mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Tổ quốc, hội nhập sâu rộng, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những điều bất biến luôn cần giữ vững.
Nhưng khi thực tiễn đã biến đổi thì cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chính sách, biện pháp mới cho phù hợp. Với tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa, chúng ta không chủ quan, không bảo thủ, giáo điều, không dừng lại ở nhận thức và quan điểm cũ, luôn sáng tạo để đạt đến thắng lợi.
Sau khi xây dựng, chợ Lộ Cương (phường Tứ Minh, TP Hải Dương ) chỉ đi vào hoạt động một thời gian, rồi bị bỏ hoang, dẫn đến xuống cấp...
Những ngày đầu tháng 5.2024, quanh khu vực ven bờ đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, TP Cam Ranh xuất hiện hàng tấn rác thải . Đây được xem...
Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị và Phó trưởng phòng Quản lý Đô thị huyện Trảng Bom liên quan vụ án xảy ra tại Dự án Khu dân cư Tân Thịnh thuộc xã Đồi 61.
Mưa dông, lốc xoáy đã làm nhiều người bị thương, sập, tốc mái 266 căn nhà, chìm 3 tàu cá, hàng nghìn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng... ở...
Lâm Đồng cho phép doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô được phụ thu giá vé từ 40-60% trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phương án giảm 61 xã, phường Sáng 15/5, HĐND TP tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, với các nội dung sau: Huyện Ba Vì: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Châu Sơn, xã Phú Phương và xã Tản Hồng thành xã Phú Hồng. Huyện Chương Mỹ: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đồng Phú và xã Hồng Phong thành xã Hồng Phú; nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy...
Trên 1.300 đại biểu Công đoàn tỉnh An Giang tham dự Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Hoạt động kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn với Đại đội Biên phòng 257 nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Bộ GD-ĐT yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp thực hiện nghiêm túc việc không quy định nộp hoặc trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính của ngành.