Ngoài 60 tuổi và thành công với mô hình nuôi cá lồng bè trên dòng sông Hậu nhưng tỉ phú nông dân Bảy Bon vẫn trăn trở: “Tôi có được thành tích như bây giờ, nghĩ cũng vui. Nhưng mình cũng lo việc ô nhiễm môi trường nước ngày càng nặng nề, mấy con cá khó mà trụ nổi…”.
Dành tâm huyết cả đời cho những con tôm con cá, ông Bảy Bon đã trở thành điển hình về khát vọng phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng. Ông xứng đáng được chọn là một trong 75 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023.
Xóa nợ nhờ làm nông, tạo việc làm cho người lao động
Đất Cồn Sơn những năm gần đây phát triển du lịch mạnh mẽ và trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của đất Tây Đô. Quá trình nỗ lực để đưa một vùng đất nổi, bao quanh chỉ toàn nước, trở thành mảnh đất du lịch trù phú là nhờ sự đoàn kết, nghĩa tình của các hộ dân, trong đó, góp công nhiều có lẽ phải kể đến ông Lý Văn Bon (hay ông Bảy Bon, 63 tuổi), người thành công với mô hình nuôi cá lồng bè.
Cơ duyên đến với nghề của lão nông này khá đặc biệt. Ông kể, năm 1998, khi đang làm việc tại Chi cục Hải quan tỉnh Cà Mau, ông biết đến một tiến sĩ chuyên ngành thủy sản người Pháp và được nghe chia sẻ những nghiên cứu trên sông Mê Kông. Ông biết dòng sông Hậu dưới chân Cồn Sơn (TP Cần Thơ) nước chảy rất mạnh, có dòng nước xoáy nên sẽ là vị trí tốt để đặt bè nuôi cá.
Máu làm giàu của người con gốc nhà nông nổi dậy, thế là năm 2000, ông từ bỏ công việc và đầu tư nuôi cá điêu hồng. Chẳng may vài năm sau, giá cá điêu hồng rớt mạnh và ông rơi cảnh thua lỗ.
“Thua lỗ thì mình có buồn nhưng không nản vì mình biết làm ăn thì phải có thắng, có thua. Sau đợt đó, tôi quyết học hỏi để bám cho được cái dòng sông này mà ăn nên làm ra. May mắn, năm 2012, tôi học được cách nuôi cá thác lác cườm. Thả nuôi 250.000 con, thu được gần 80 tấn, cho lợi nhuận trên 2 tỉ đồng. Thế là tôi xóa nợ thua lỗ từ cá điêu hồng và gắn bó đến hôm nay” - ông Bon nói.
Từ khi có lời, ông Bảy Bon mạnh dạn mở rộng mô hình đầu tư, tăng diện tích bè cá khoảng 10.000 m2 với nhiều giống cá như cá bắn nước, cá hô, cá Koi,… Cùng với đó, ông thuê thêm khoảng 30 nhân lực để cùng bà con đất Cồn phát triển du lịch. Mỗi năm, ông thu lợi nhuận khoảng 9 - 10 tỉ đồng.
“Cũng từ khi Cồn Sơn phát triển du lịch, tôi sẵn sàng chia sẻ nghề nuôi cá đến khách du lịch, các đặc tính của cá, đặc biệt là loài cá có nguy cơ tuyệt chủng để người dân được biết và chung tay bảo vệ” - lão nông U70 chia sẻ.
Nặng nợ với dòng sông Hậu
Nuôi cá trên sông vốn không phải là cảnh xa lạ ở miền Tây sông nước, nhưng nuôi cá để bảo tồn như ông Bon thì không phải dễ tìm. Đó cũng là điều tạo nên sự khác biệt của bè cá Bảy Bon với những bè cá khác tại khu vực ĐBSCL.
“10 năm có kinh nghiệm nuôi cá, tôi biết mình phải giữ gìn những giống cá hiếm giúp bảo vệ hệ sinh thái, giúp ích cho môi trường” - ông Bon chia sẻ.
Theo lời kể của ông Bon, có khá nhiều giống cá đang có nguy cơ tuyệt chủng ở miền Tây, trong đó, cá chốt chuột và cá chạch lửa là 2 loài tiêu biểu. Để bảo tồn chúng, ông vận dụng nhiều kĩ thuật nuôi trồng, từ nuôi trong thùng chứa oxy tự thiết kế đến kiểm tra độ pH và dH trong phạm vi thích hợp, sau đó mới dám thả ra lồng bè. Đến nay ông đã nuôi thành công và giới thiệu rộng rãi đến khách du lịch. Mới đây nhất, ông còn cho ra mắt mô hình cá độc đáo để du khách có trải nghiệm tuyệt vời hơn.
“Ngoài việc đưa người dân ngoài đến đây tham quan, tôi còn mong muốn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước đến mọi người. Bởi, có những giống cá sẽ dễ tạo môi trường nhân tạo để duy trì sự sống, nhưng cũng có những giống cá nếu biến đổi đổi khí hậu khắc nghiệt sẽ biến mất vĩnh viễn, điều này thật sự rất tiếc” - ông Bon nói thêm.
Trường song ngữ EMASI đã và đang triển khai các chương trình học bổng áp dụng cho nhiều cấp học, với mục tiêu mở ra cơ hội cho nhiều học sinh hơn nữa được tiếp cận nền giáo dục toàn diện.
Nhiều trường có điểm chuẩn 14. Thí sinh đạt dưới 5 điểm mỗi môn vẫn trúng tuyển đại học.
Kỳ họp thứ 26 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thực hiện công tác nhân sự, bầu bổ sung 2 ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, gồm ông Nguyễn Hữu Hợp - Giám đốc Công an tỉnh và ông Nguyễn Thanh Tâm - Giám đốc Sở Xây dựng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 13/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khoảng nửa tháng nghỉ đi biển để tập trung đông người phản đối dự án cảng container Long Sơn, ngư dân xã Hải Hà đã giải tán, học sinh trở lại trường.
Đồi A1 được coi là “cuống họng', 'chìa khóa sống” bảo vệ phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bảo vệ nơi ở và làm việc của tướng Đờ Cát. Để công phá cứ điểm này, quân ta đã mất 39 ngày trong tổng số 56 ngày đêm ở Điện Biên Phủ với bao hi sinh, mất mát...
Chiều 22/6 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba đang thăm chính thức Việt Nam.
Thông tin trên được Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Pat Conroy trong chuyến thăm London (Anh) hôm 16/10, đồng thời nhấn mạnh rằng Canberra cam kết hỗ trợ Ukraine chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga. Việc Australia tuyên bố chuyển giao toàn bộ xe tăng loại biên cho Ukraine diễn ra trong bối cảnh Kiev thiếu hụt nguồn cung vũ khí từ phương Tây. Ukraine cũng nhiều lần đề nghị Australia mở rộng các gói viện trợ quân sự. Với kế hoạch...
Sáng 13/4, lãnh đạo UBND xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ một thầy giáo dùng dao đâm bố vợ tử vong. Vào khoảng 22h ngày 12/4, ông Trần Anh Vinh (35 tuổi, trú thôn Trung Minh, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình dùng dao đâm ông Lê Văn Tượng (60 tuổi, trú thôn Tùng Giang, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch) chết tại chỗ. Ông Tượng là bố vợ của Vinh. Nguyên nhân ban đầu, vợ...