Ném bom xăng, dùng súng uy hiếp, đe dọa người thân... là những hành động mà các băng nhóm giang hồ gây áp lực với ngư dân để chiếm ngư trường, thu lợi bất chính.
Hơn 10 ngày kể từ khi tàu cá chìm ở vùng biển huyện U Minh do bị ném bom xăng, anh Trương Hoài Phong, 46 tuổi, chưa dám trở lại ngư trường. Trưa 2/1, anh Phong nằm trên võng ngủ sau nhiều ngày đánh bắt bỗng nghe tiếng tàu tiến lại gần. Anh mở cửa cabin thấy nhiều bom xăng quăng lên tàu lửa ngùn ngụt. Chữa cháy bất thành, thuyền trưởng bỏ chạy ra phía sau đánh thức các thuyền viên nhảy sang tàu khác thoát thân.
"Tôi chặt dây neo rồi bất lực nhìn tàu chìm dần xuống biển", anh Phong nói, cho biết may mắn là không có ai bị thương. Chưa đầy một phút, tàu bốc cháy dữ dội rồi chìm xuống biển cùng hàng chục nghìn con ốc bẫy mực, nhiên liệu, thiết bị. Vụ hỏa hoạn khiến chủ tàu thiệt hại gần 2,7 tỷ đồng.
Theo thuyền trưởng Phong, đây không phải lần duy nhất tàu bị tấn công bởi những người lạ mặt. Hồi tháng 11 năm trước, tàu của anh đang đánh bắt cách cửa biển Kinh Hội (xã Khánh Hội, huyện U Minh) hơn 20 km, khoảng 10 tàu lớn nhỏ vây quanh yêu cầu nhóm của anh ra khỏi khu vực.
Anh Phong không đồng ý vì cho rằng mình đã đánh bắt ở vùng biển này hơn 20 năm. Chưa kể thời điểm đó hơn 30.000 con ốc dùng để bẫy mực được ngư dân thả dưới biển. Dù cố gắng giải thích, nhóm người trên tàu vẫn theo sát hăm dọa, ngăn cản. Sau đó gần một tháng, nhóm người này liên tục tấn công tàu của anh, thậm chí dùng phương tiện đâm va khiến tàu hư hỏng nặng.
"Trong nhóm đó có những người tôi biết nhưng không làm gì được, vì họ quá manh động", anh Phong nói, cho biết từng bị "xã hội đen" đến tận nhà hăm dọa, đòi giết nếu còn cho tàu đánh bắt.
Bị ném phóng hỏa trên biển Cà Mau là trường hợp tàu của thuyền trưởng Phạm Văn Đồng, 31 tuổi, ở tỉnh Kiên Giang, gặp phải. Hồi cuối năm 2023, ba tàu của anh Đồng hoạt động cách cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, hơn 50 km, đã bị nhóm người tấn công bằng bom xăng, súng tự chế.
Anh Nguyễn Trọng Phú, 36 tuổi (thuyền trưởng một trong ba tàu bị tấn công) kể, khoảng 12h30, khi tàu đang thả lưới cào đánh bắt đã bị hai chiếc vỏ lãi cùng một ghe bẫy mực tiếp cận. Do đang làm việc, các thuyền viên trở tay không kịp đã bị tấn công bởi bom xăng (tự chế bằng vỏ chai bia, vải và chất dễ cháy).
"Phát hiện lửa bốc lên cùng tiếng súng nổ, tôi gọi ba người trên tàu trốn vào cabin. Thấy họ không có ý định dừng lại, tôi phải chặt dây neo rời đi", anh Phú nói.
Dù bỏ chạy nhưng nhóm người trên tiếp tục đuổi theo, anh Phú kêu gọi các tàu khác ứng cứu. Hai phương tiện ở gần phát hiện vụ việc đã áp sát, hỗ trợ, nhưng cũng bị tấn công. Khoảng một tiếng sau, khi có nhiều tàu cá tiếp cận gây sức ép, nhóm người trên mới bỏ đi.
Do trời tối và tinh thần hoảng loạn, các ngư phủ không nhận diện được nhóm người này. Khi nhóm tấn công rời đi, những người trên tàu mới dám dập lửa, sơ cứu ba nạn nhân trúng đạn ở chân, mặt. "Những người này không phải ngư phủ mà là nhóm bảo kê ngư trường để "bán" bãi cho người khác khai thác", anh Phú nói.
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài 254 km và tạo nên ngư trường rộng trên 100.000 km2 với nhiều nguồn lợi thủy sản. Điều này giúp người dân địa phương phát triển đội tàu đánh bắt đem lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên từ đây cũng phát sinh ra các băng nhóm giang hồ bao chiếm biển với mục đích phân lô cho thuê.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây việc tranh chấp ngư trường chiều hướng gia tăng. Hiện phát sinh tình trạng nhóm tàu ốc bẫy mực chiếm dụng ngư trường, sau đó thu tiền rồi cho nhóm tàu cào vào khai thác; xuất hiện các nhóm xã hội đen dùng hung khí tấn công để tranh giành địa bàn khai thác.
Thống kê từ 8/11/2023 đến 8/1, địa phương xảy ra 13 vụ tranh chấp ngư trường, tập trung ở vùng biển huyện Trần Văn Thời và U Minh. Hầu hết số vụ đã xác định được người gây án, công an đã khởi tố một vụ án với 5 bị can.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh, các địa phương khẩn trương điều tra, xử lý các vụ việc. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng trên biển phối hợp, hỗ trợ Cà Mau trong tuần tra, kiểm soát, nhất là các ngư trường xảy ra tranh chấp.
An Minh
Ngày 15/1, bà Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Hưng Đô (có địa chỉ tại huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) cho biết, đã tạm dừng việc giảng dạy tại trường đối với giáo viên vi phạm nồng độ cồn khi chở ba học viên.
Tin tức đáng chú ý: Số ca tử vong do COVID-19 tăng, trong đó hầu hết chưa tiêm đủ mũi vắc xin; Xuất khẩu sầu riêng tăng 3 con số trong quý 1-2023...
Người phụ nữ ở Hà Nội khai nhận do áp lực cuộc sống và không được người nhà quan tâm nên đã nghĩ ra việc hoang báo tin bị cướp.
Không gian trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hình thức trực quan sinh động.
Đêm và sáng 8-8, ở Mù Cang Chải (Yên Bái) tiếp tục có mưa, lũ từ các khe núi đổ về suối Nậm Kim, nước lũ dâng cao nên việc dọn dẹp đất đá, mở đường tiếp cận xã Hồ Bốn phải tạm dừng.
Công an quận Long Biên (TP Hà Nội) vừa công bố công khai danh sách 83 công trình trên địa bàn chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng đã đưa vào hoạt động, trong đó có nhiều trường học, các cơ sở sản xuất hoá chất, kinh donh ô tô, điện máy... Đáng chú ý, trong danh sách này có trụ sở Cục hàng không Việt Nam (số 119 phố Nguyễn Sơn, phường Gia Thụy); Công ty CP Diêm Thống Nhất (số 670 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang); Công ty CP...
Trong suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị đoàn Sa Pa thành lập các đội thanh niên xung kích tình nguyện ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác trên địa bàn thị xã, phối hợp cùng cảnh sát giao thông lập chốt đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Đằng sau tấm hình lung linh bên chú chó xinh xắn là việc động vật bị đánh đập nhằm huấn luyện các chiêu trò để mua vui cho khách.
Ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân đã lựa chọn về quê muộn. Tuy nhiên thay vì vào bến xe thì người dân đã lựa chọn bắt xe khách dọc đường để có thể nhang chóng về quê.