Với kích thước lớn hơn người trưởng thành và thịt tươi ngon, cá hải tượng long là mục tiêu ưa thích của thợ săn trộm ở vùng rừng Amazon trải dài qua Brazil, Peru và Colombia.
Do cả da và thịt đều có giá trị cao, cá hải tượng long từ lâu là nguồn thu thập của những người dân bản xứ tại các hồ nước ở thung lũng Javari. Thịt của loại cá này ngày càng được ưa chuộng tại nhiều nhà hàng ở Rio, Bogota và Lima, đẩy giá cả tăng cao và thôi thúc thợ săn trộm nhắm vào chúng, AFP hôm 10/6 đưa tin.
Ở tỉnh Amazonas của Brazil, việc săn cá hải tượng long bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tại thung lũng Javari, nơi ở của 7 bộ lạc bao gồm người Kanamari, chỉ có cư dân địa phương được săn bắt loài cá khổng lồ. Tuy nhiên, họ thường xuyên xung đột với những kẻ xâm phạm trái phép.
Có tên khoa học Arapaima gigas, cá hải tượng long là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Đó là sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ với phần đuôi hình nón màu hồng, chiếc đầu bẹt, đôi mắt lồi trông giống quái vật tiền sử. Là loài ăn tạp, cá hải tượng long có thể dài tới 3 m và nặng hơn 200 kg. Thường bị đánh bắt bằng lưới và lao móc, chúng tương đối dễ phát hiện và săn giết do phải ngoi lên mặt nước để hít thở 20 phút một lần.
Được người dân địa phương ví như "bò rừng Amazon" do khả năng ăn nhiều, cá hải tượng long có giá trị kinh tế cao. Da của chúng được dùng làm các sản phẩm xa xỉ như giày, túi xách và ví. Vảy hải tượng long có thể chống lại nhát cắn của cá piranha, được bán cho du khách làm móc khóa. Do bị săn quá mức ở vùng Amazon tại Brazil, cá hải tượng long gần như biến mất vào thập niên 1990 cho tới khi chính phủ ban hành quy định hạn chế đánh bắt.
Năm 2017, một dự án bắt đầu ở thung lũng Javari nhằm đảm bảo cộng đồng bản xứ có thể tiếp tục thu hoạch cá hải tượng long trong thời gian dài. Dự án bền vững mang tên CTI do chính bộ lạc Kanamari quản lý. Họ tình nguyện hạn chế bắt cá và đồng ý không bán cá trong 5 năm, theo Thiago Arruda, phát ngôn viên của CTI. Dự án cũng bao gồm công tác tuần tra để phát hiện và trình báo thợ săn trộm, công việc rất rủi ro với người dân bộ lạc bởi ngư dân trái phép thường trang bị vũ khí. Việc đánh giá sẽ diễn ra trong vài tuần tới, nếu số lượng cá phục hồi đủ mức, người dân Kanamari có thể bắt đầu bán cá.
An Khang (Theo Phys.org)
Ấn Độ công bố hình ảnh 41 công nhân mắc kẹt 10 ngày trong đường hầm, trong khi lực lượng cứu hộ đang triển khai phương án giải cứu họ.
Quân đội Belarus điều động thêm binh sĩ đến biên giới với Ukraine, sau khi phòng không nước này bắn rơi UAV xâm nhập lãnh thổ.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/3.
Quân đội Mỹ, Philippines phối hợp khai hỏa tên lửa, đạn pháo bắn chìm tàu dầu đã loại biên của Manila trong cuộc diễn tập trên Biển Đông.
Nhà chức trách Mexico ngày 7/7 thông báo quân đội nước này vừa tiêu diệt 7 sát thủ của băng đảng buôn ma túy khét tiếng Jalisco New Generation (CJNG) sau cuộc đụng độ đẫm máu bằng súng trường tại bang miền Tây Michoacán.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập Hội đồng Năng lượng Quốc gia, cơ quan xây dựng lộ trình biến Mỹ thành 'siêu cường năng lượng'.
Indonesia và Philippines là hai điểm đến trong chuyến công du kéo dài 5 ngày của Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
Mỹ bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ, khi văn kiện được bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an.
UAV Nga theo dõi pháo phản lực M270 Ukraine vừa khai hỏa tại tỉnh Donetsk, chỉ điểm cho tên lửa Iskander tập kích khi nó về nơi ẩn náu.