Công tố viên Thụy Điển điều tra vụ tấn công Nord Stream chia sẻ ngày 6.4 rằng, sự tham gia của một tác nhân nhà nước trong vụ nổ đường ống dẫn khí đốt trong năm ngoái, dù việc xác nhận danh tính sẽ khó khăn, theo Reuters.
Tháng 9.2022, một số vụ nổ dưới nước không rõ nguyên nhân đã làm vỡ các đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 nối Nga và Đức qua Biển Baltic. Những vụ nổ xảy ra ở những vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Cả hai quốc gia đều nhận định, vụ nổ là có chủ ý, nhưng vẫn chưa xác định được ai chịu trách nhiệm.
Vụ nổ đường ống Nord Stream ở khu vực Thụy Điển xảy ra ở độ sâu 80 mét khiến cuộc điều tra trở nên phức tạp, theo các công tố viên nước này.
"Chúng tôi tin rằng sẽ rất khó để xác định ai đã làm việc này. Những người làm có lẽ đã cố tình để lại nhiều manh mối và bằng chứng theo nhiều hướng để tung hỏa mù. Điều đó gây khó khăn cho việc chỉ ra thủ phạm" - công tố viên Thụy Điển Mats Ljungqvist chia sẻ với Reuters.
Cuộc xung đột Nga - Ukraina khiến sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga vào tầm ngắm chính trị. Việc phá hủy các đường ống Nord Stream đã đẩy nhanh việc khối chuyển sang các nhà cung cấp năng lượng khác.
Nord Stream 1 và Nord Stream 2 do tập đoàn nhà nước Nga Gazprom xây dựng để bơm 110 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên cho Đức mỗi năm.
Ông Ljungqvist cho hay, các nhà điều tra đã có thể xác định loại chất nổ nào được sử dụng và loại trừ "một số lượng rất lớn các tác nhân". Tuy nhiên, ông từ chối nêu tên chất nổ vì cuộc điều tra đang tiếp tục.
Dù chưa có kết luận nào về vụ phá hoại đường ống Nord Stream nhưng đã có một số giả thuyết về thủ phạm cho nổ tung các đường ống và cách thức thực hiện.
Đức xác nhận các nhà điều tra nước này đã đột kích một con tàu có thể đã được sử dụng để vận chuyển chất nổ phục vụ phá hoại đường ống Nord Stream. Truyền thông Đức đưa tin, tàu này có thể đã được một nhóm nhỏ Ukraina hoặc thân Ukraina sử dụng.
Về phần mình, ông Ljungqvist cho biết, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng một nhóm độc lập, chứ không phải tác nhân nhà nước, đứng sau vụ tấn công Nord Stream, nhưng điều đó khó xảy ra.
“Có một số công ty có những nhiệm vụ đặc biệt nhất định, nghĩa là về mặt lý thuyết, họ có thể thực hiện điều này. Chúng tôi không loại trừ bất cứ điều gì, nhưng có tác nhân nhà nước trực tiếp hoặc ít nhất là gián tiếp đứng sau vụ tấn công này" - ông nói.
Đầu năm nay, nhà báo Mỹ Seymour Hersch đưa tin, giới chức Mỹ, với sự hỗ trợ của quân đội Na Uy, đứng sau vụ tấn công Nord Stream.
Cả Mỹ và Ukraina cũng như Nga đều phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công phá hoại đường ống dẫn khí đốt.
Công tố viên Thụy Điển Ljungqvist cho biết, vụ phá hoại Nord Stream đã trở thành đấu trường mở với những tranh luận sôi nổi, có thể là với mục đích cố tình gây nhầm lẫn.
“Tôi không muốn bình luận về bất kỳ báo cáo cụ thể nào nhưng tôi có thể kết luận rằng nhiều giả thuyết nóng hổi có thể dễ dàng bị loại trừ dựa trên những gì chúng tôi biết được từ cuộc điều tra" - ông nói.
Trong thời gian từ ngày 13-22/2 tới tỉnh Hatay, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tìm kiếm tại 31 điểm, phát hiện 15 vị trí có người trong đống đổ nát, trong đó 2 vị trí có dấu hiệu sự sống.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói sẽ cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bàn bạc về chương trình vệ tinh của Bình Nhưỡng. Trong khi ông Kim khẳng định ủng hộ “cuộc chiến thiêng liêng chống đế quốc' của Matxcơva.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết để làm nên 1 bộ sách giáo khoa, 1 cuốn sách giáo khoa thì không chỉ có khâu biên soạn mà còn rất nhiều chi phí khác.
Ngày 6-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra lệnh thành lập nhánh máy bay không người lái (drone) trong lực lượng vũ trang Ukraine.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết đã thống nhất với Mỹ thành lập nhóm tư vấn hạt nhân mới và đồng ý đẩy mạnh kế hoạch hạt nhân trước mối đe doạ từ Triều Tiên.
Tổng thống Azerbaijan bày tỏ tin tưởng rằng tiến trình tái hòa nhập của người Armenia ở Nagorny-Karabakh vào xã hội Azerbaijan sẽ thành công.
Liên quan vụ tai nạn giữa xe Thành Bưởi và xe 16 chỗ khiến 4 người chết, 2 nạn nhân khác được chẩn đoán tiên lượng rất nặng.
Cảnh sát Đan Mạch đang tìm kiếm trên đảo Christianö ở Biển Baltic một chiếc du thuyền tình nghi có thể đã được sử dụng để phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái.
Mỹ và Philippines trong tuần tới triển khai tập trận thường niên, trong đó mô phỏng việc chiếm lại các đảo đang bị chiếm đóng.